PHƯƠNG PHÁP VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến sự ổn định tài chính của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam (Trang 34)

5. Kết cấu đề tài

1.3. PHƯƠNG PHÁP VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU

1.3.1. Dữ liệu nghiên cứu

Tác giả thu thập mẫu dữ liệu của nghiên cứu bao gồm 19NHTM tại Việt Nam trong giai đoạn từ 2014 đến 2018. Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước tại thời điểm 31/12/2018, số NHTM là 35 ngân hàng. Tuy nhiên, dữ liệu của mộtsố ngân hàng

không được công bố đầy đủ trong giai đoạn nghiên cứu nên để đảm bảo cho dữ liệu

bảng cân bằng, mẫu nghiên cứu bao gồm 19 NHTM có đầy đủ dữ liệu nhất (phụ lục

1). Theo công bố của Ngân hàng Nhà nước tại ngày 31/12/2018, tổng tài sản của hệ

thống NHTM là 9.418.330 tỷ đồng. Trongkhi, tổng tài sản của 19 NHTM được tác giả

sử dụng tại thời 31/12/2018 là 6.765.615 tỷ đồng, chiếm 71,8% tổng tài sản của các NHTM. Như vậy, 19 NHTM tác giả lựa chọn đảm bảo được tính đại diện cho hệ thống

NHTM tại Việt Nam.

Trong đó, khối NHTM có sở hữu nhà nước bao gồm 7 ngân hàng là Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, CTG, VCB, BID và 3 ngân hàng được nhà nước mua lại với giá 0 đồng là Ngân hàng thương mại TNHH MTV Đại Dương, Ngân hàng thương mại TNHH MTV Xây dựng Việt Nam, Ngân hàng thương mại

TNHH MTV Dầu khí Toàn cầu. Với mẫu nghiên cứu, do sự hạn chế về khả năng tiếp

cận và thu thập dữ liệu, khối NHTM có vốn nhà nước được tác giả đưa vào gồm 3

NHTM là CTG, VCB, BID còn 16 ngân hàng còn lại thuộc khối NHTM cổ phần. Theo

số liệu cập nhật tại trang web finance.vietstock.vn (truy cập 21/02/2020) thì số lượng

ngân hàng niêm yết trên hai sàn giao dịch HOSE và HNX là 13 ngân hàng, bao gồm

BID, CTG, VCB, ACB, MBB, EIB, HDB, TCB, TPB,VPB, NCB, SHB và STB. Các ngân hàng còn lại của mẫu là các ngân hàng chưa niêm yết. Bên cạnh đó, việc chọn giai đoạn thời gian từ 2014 đến 2018 để thực hiện nghiên cứu xuất phát từ việc đây là

giai đoạn mà hệ thống NHTM bắt đầu ổn định trở lại sau đợt biến động kinh tế đảm

bảo sự chính xác trong dữ liệu được thu thập. Tổng số mẫu của bài nghiên cứu là 95 Trường Đại học Kinh tế Huế

quan sát. Trong quá trình thu thập dữ liệu, tác giả đã cố gắng thu thập dữ liệu từ các báo cáo tài chính, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và thuyết minh báo cáo tài chính có kiểm toán và được công bố trên website chính thức của ngân hàng. Bên cạnh đó, các biến

nội sinh của từng ngân hàng cũng được tính toán cẩn thận thông qua phần mềm Excel

dựa trên các dữ liệu trên.

1.3.2. Phương pháp nghiên cứu

Đề tài có mục tiêu cụ thể là: đo lường sự ổn định tài chính và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự ổn định tài chính của hệ thống NHTM Việt Nam. Để thực

hiện được mục tiêu trên, đề tài sử dụng 02 bước phân tích định lượng dưới đây.

1.3.2.1.Đo lường sự ổn định tài chính bng Z-score

Đề tài đo lường sự ổn định tài chính của các NHTM Việt Nam bằng chỉ số rủi

ro phá sản Z-score được kế thừa từ nghiên cứu của Berger (2008), Groeneveld và De Vries (2009), tỷ lệ nợ xấu và kiểm định sự khác biệt của các nhóm ngân hàng Z-score

được tính toán dựa trên công thức nhưsau:

Z-scoreᵢ,ₜ=

 ROA là tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản bình quân hàng năm của từng

ngân hàng

 EA là tỷ lệvốn chủ sở hữu trên tổng tài sản hàng năm cho từng ngân

hàng

 SD(ROA) làđộ lệch chuẩn củatỷ lệ lợi nhuận trên tài sản trong giai đoạnnghiên cứu (5 năm)

Chỉ số Z-score càng cao thì sự ổn định tài chính của ngân hàng sẽ càng cao (Mercieca và cộng sự, 2007). Đề tài tính toán Z-score của 19 NHTM trong từng năm từ 2014- 2018,đồng thời tínhtoán Z-score trung bình trong 5 năm 2014 - 2018để xếp

hạng và đánh giá sự ổn định tài chính của các ngân hàng trong giai đoạn nghiên cứu.

Bên cạnh đó, khóa luậncũng chia nhóm các NHTM theo hình thức sở hữu và quy mô vốn điều lệ để đánh giá sự ổn định tài chính theo các tiêu chí phân loại khác nhau.

1.3.2.2.Đềxut các nhân tố ảnh hưởng đến sự ổn định tài chính ca hthng

Ngân hàng thương mại Vit Nam

Bên cạnh kế thừa các nghiên cứu trước đây, tác giả đề xuất và xây dựng phương

trình hồi quy, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự ổn định tài chính của các

NHTM ViệtNam nhưsau:

Z-scoreᵢₜ =cᵢ +β1ROEᵢₜ +β2EAᵢₜ +β3DNTGᵢₜ +β4DNTTSᵢₜ +

β5SIZEᵢₜ+β6ΔEATᵢₜ +β7NIMᵢₜ +εᵢₜ

Trong đó:

 Z-score là chỉ số đo lườngsự ổn định tài chính của các NHTM

 ROE là tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sởhữu, đại diện cho yếu tố về khả năng sinh lời của ngân hàng

 EA là tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, đại diện cho yếu tố về vốn

 DNTG là tỷ lệ dư nợ khách hàng (trước dự phòng) trên tiền gửi khách

hàng, đại diện cho yếu tố khả năng thanh khoản của ngân hàng

 DNTTS là tỷ lệ dư nợ khách hàng trên tổng tài sản, đại diện cho yếu tố

quản lý của ngân hàng

 SIZE là quy mô của ngân hàng, được tính bằng số logarit tự nhiên của

tổng tài sản ngân hàng để kiểm định liệu quy mô của ngân hàng có tác

động đến sự ổn định tài chính của ngân hàng không

 ΔEAT là phần trăm tăng trưởng lợi nhuận sau thuế, đại diện cho mức độ tăng trưởng của ngân hàng

 NIM là tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (Net Interest Margin) đo lườngchênh lệch giữa thu nhậptừlãi cho vay và chi phí lãi phảitrả của ngân hàng,

đại diện cho yếu tố chính sách của ngân hàng.Ở các ngân hàng bán lẻ

nhỏ, tỷ lệ NIM có khuynh hướng cao hơn các ngân hàng bán sỉ lớn

 εᵢₜlà phần dưkhông quan sát củacác ngân hàngở thời điểm t

Bảng1.1:Diễn giải các biến và cách đo lường

Ký hiệu Cơ sở khoa học Kỳ vọng tương

quan Cách tính Z - Score Ngân hàng thế giới Laeven và Levine (2009) Čihák và Hesse (2010) + ROA EA SD ROA

ROE Raúl Osvaldo Fernández

và cộng sự (2015) +

Tỷ lệ giữa lợi nhuận sau

thuếtrên vốn chủ sở hữu

EA Raluca-Ioana Diaconu và Dumitru-Cristian Oanea (2015) + Tỷ lệ giữa vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản DNTG Võ Minh Long (2019) + Tỷ lệ giữa dư nợ khách hàng (trước dự phòng) trên tiền gửi DNTTS Đặng Văn Dân (2015) +/- Tỷ lệ giữa dư nợ khách hàng trên tổng tài sản SIZE Fernandez de Guevara và cộng sự (2005), Tabak và cộng sự (2012) +

Số logarit tự nhiên của

tổng tài sản

ΔEAT Tác giả đề xuất + EAT năm t

EAT năm t 1 1

NIM

Fungáčová và Poghosyan (2011)

Siddiqui & Azam (2012)

-

Tỷsuất sinh lợi của Tài sản Có sinh lãi–(trừ) Tỷ

lệ chi phí hình thành Tài sản Có sinh lãi

1.3.2.3. Mô hình nghiên cu

Tác giả trình bày dữ liệu nghiên cứu dưới dạng dữ liệu bảng vàứng dụng bốn

phương pháp ước lượng mô hình trong nghiên cứu. Thứ nhất là, ước lượng mô hình hồi quy tuyến tính thông thường Pooled OLS; thứ hai là, ước lượng mô hình hồi quy

với các tác động cố định (Fixed Effects Model: FEM); và thứ ba là, mô hình hồi quy

với các tác động ngẫu nhiên (Random Effects Model: REM). FEM và REM là hai mô hình được sử dụng rộng rãi đối với dữ liệu dạng bảng. Ngoài ra, khóa luận sử dụng

kiểm định của Hausman (1978) để lựa chọn mô hình phù hợp giữa FEM và REM. Kiểm định này hỗ trợ cho việc lựa chọn giữa mô hình tác động cố định hay mô hình tác động ngẫu nhiên. Tiếp theo, tác giả sử dụng kiểm định Wald (Wald test) và Wooldridge (Wooldridge test) để xem liệu rằng có hiện phương sai sai số thay đổi và

tương quan chuỗi trong mô hình hay không. Nếu mô hình FEM hoặc REM tồn tại hiện

tượng tự tương quan hoặc phương sai thayđổi, mô hình hồi quy bình phương nhỏ nhất

khái quát hóa GLS (Generalized Least Squares) được sử dụng bởi mô hình này kiểm

soátđược hiện tượng tự tương quan và phương sai thayđổi.

Mô hình hồi quy các nhân tố tác động cố định (Fixed Effects Model)

Mô hình FEM được sử dụng chỉ quan tâm muốn phân tích tác động của các

biến số thay đổi theo thời gian. FEM khám phá mối quan hệ giữa yếu tố dự đoán và biến kết quả trong một thực thể như đất nước, ngân hàng, công ty... Mô hình FEM chỉ

xem xét đến những khác biệt mang tính cá thể đóng góp vào mô hình nên sẽ không

xảy ra hiện tượng tự tương quan, giả định rằng những đặc điểm này có thể tác động

hoặc thiên vị các yếu tố dự đoán hoặc biến kết quả. FEM loại bỏ ảnh hưởng của các đặc điểm bất biến theo thời giantừ đócó thể đánh giá hiệu ứng ròng củacác yếu tố dự đoán về biến kết quả. Một giả định quan trọng khác của FEM là các đặc điểm bất biến

theo thời gian này là duy nhất cho từng cá nhân và không nên tương quan với các đặc điểm riêng lẻ khác. Do đó, mỗi đối tượng là khác nhau, phân dư dữ liệu và hằng số

(nắm bắt các đặc điểm riêng lẻ) không nên tương quan với các thực thể khác. Nếu các

thuật ngữ lỗi tương quan, thì FEM không phù hợp vì suy luận có thể không đúng và cần mô hình hóa mối quan hệ đó (có thể sử dụng hiệu ứng ngẫu nhiên), đây là lý do chính cho thử nghiệm Hausman. Mô hình tácđộng ngẫu nhiên có công thức tổng quát như sau:

yᵢₜxᵢₜ cuᵢₜvới t=1,2…T Trong đó:

- yᵢₜlà biến phụ thuộc

- clà hệ số chặn cho từng ngânhàng nghiên cứu

- là hệ số góc đối với nhân tố X

- uᵢₜlà phần dư

Mô hình trên đã thêm vào chỉ số i cho hệ số chặn “c” để phân biệt hệ số chặn

của từng doanh nghiệp khác nhau có thể khác nhau, sự khác biệt này có thể do đặc điểm khác nhau của từng ngân hàng hoặc do sự khác nhau trong chính sách quản lý,

hoạt động củangân hàng.

Mô hình tác động ngẫu nhiên ước lượng thông số β bằng cách cho thành phần

ci vào trong sai số và giả thiết rằng nó không tươngquan tới biến giải thích Xit và tính toán những chuỗi sai số tổng hợp thành Vit  Ci  Uit sử dụng phương pháp ước lượng

GLS. Tuy nhiên, trong nhiều ứng dụng kinh tế thì ci có tương quan đến xit thì mô hình tácđộng cố định là phù hợp để ước lượng. Phương trình trong mô hìnhđược viết

lại như sau:

yixici JTui

Mô hình hồi quy các nhân tố tác động ngẫu nhiên (Random Effects Model)

Sự biến động giữa các đơn vị là điểm khác biệt giữa mô hình tác ngẫu nhiên (REM) và mô hìnhảnh tác động cố định (FEM). Nếu biến thể giữa các đơn vị tương quan với biến độc lập - biến giải thích trong mô hình FEM, thì trong mô hình REM biến thể giữa các đơn vị được giả sử là ngẫu nhiên và không tương quan đối với các

biến giải thích. Hơn nữa, mô hình REM quan tâm đến cả sự khác biệt giữa các đối

tượng phân tích khác nhau theo thời gian đóng góp cho mô hình do đó hiện tượng tự

tương quan là một vấn đề tiềm tàng cần được giải quyết trong mô hình này thông qua

phân tích động dữ liệu bảng, và cùng lúc loại bỏ sự thay đổi của phương sai (trong thực tế có thể kiểm định bằng hàm log và sau đó chạy mô hình sẽ thấy rằng kết quả

không thayđổi nhiều). Dođó, mô hình REM phù hợp hơn FEM khi sự khác biệt giữa

cácđơn vị có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc. Cụ thể, phần dư của mỗi đơn vị (không liên quanđến biến giải thích)được coi là một biến giải thích mới.

Do đó, mô hình tácđộngngẫu nhiên cũng đượcdựa trên mô hình: yᵢₜxᵢₜ cuᵢₜ

Khác với mô hình trên khi Ci là cố định, thì trong REM người ta chorằng nó là một biến ngẫu nhiên với trung bình là C1 và giá trị hệ số chặn được mô tả như sau:

C= C + ε(=1,...n)

- ε: Sai số ngẫu nhiên có trung bình bằng 0 và phương sai làσ2

Thay vào mô hình ta có:

yᵢₜ= C + β Xit + ε+ uᵢₜ

Hay: yᵢₜ= C + β Xit +wᵢₜ

Trong đó: wᵢₜ= ε+ uᵢₜ

- ε: Sai số thành phần của các đơn vị khác nhau (đặc điểm riêng khác nhau của từng doanh nghiệp)

- uᵢₜ: Sai số thành phần kết hợp khác của cả đặc điểm riêng theo từng đối tượng và theo thời gian.

Kiểm định Hausman

Kiểm định Hausman là một kiểm tra giả định thống kê trong kinh tế lượng được đặt theo tên của James Durbin, De-Min Wu và Jerry A. Hausman (wiki.edu.vn, 2014). Thuật toán này được sử dụng để so sánh giữa hai phương pháp ước lượng là FEM và REM. Nói cách khác,để lựa chọngiữa mô hình FEM hoặc REM chính xác hơn, chúng ta sẽ sử dụng kiểm định Hausmann. Mục đích của việc sử dụng kiểm địnhHausman là

để xác định xem có sự tự tương quan giữa εi và các biến độc lập hay không. Kiểm định

Hausman sẽ xác định rằng một mô hình REM hay FEM sẽ phù hợp hơn với mô hình dữ liệu dạng bảng. Kiểm định này được thiết kế để xác định sai số ui có tương quan

đến biến giải thích hay không. Cụ thể trong mô hình, giả thuyết H0 thể hiện không có mối tương quan giữa sai sốvà các biến giải thích. Nếu kết quả của kiểm định nhỏ hơn

5%, tức không bác bỏ giả thuyết H0 thì mô hình FEM phù hợp hơn REM và ngược lại.  Mô hình hồi quy bình phương bé nhất khái quát hóa

Phương pháp bình phương nhỏ nhất khái quát hóa (GLS) được vận dụng trong

tình huống mà ma trận phương sai - đồng phương sai của phần sai số trong phương Trường Đại học Kinh tế Huế

trình hồi quy không bao gồm toàn số 0 ở các vị trí nằm ngoài đường chéo, và/hoặc

không có các phần tử trên đường chéo giống hệt nhau, tức là xuất hiện vấn đề tự hồi

quy và phương sai thay đổi. Khi những vấn đề này nảy sinh, phương pháp bình phương nhỏ nhất thông thường gộp (Pooled OLS) không phải là phương pháp ước

lượng không trệch tuyến tính tốt nhất, mà chỉ có phương pháp bình phương nhỏ nhất

khái quát hoá mới có được tính chất đó(Nguyễn Văn Ngọc, 2012).

CHƯƠNG 2:

PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ ỔN ĐỊNH TÀI CHÍNH CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 2.1. TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

Ngày 6 tháng 5 năm 1951, Chủ tịch Hồ Chí Minh ban hành sắc lệnh quyết định

thành lập Ngân hàng Quốc gia Việt Nam, đây là ngân hàng dân chủ nhân dân đầu tiên

ở Đông Nam Á, đảm nhiệm hai vai tròđó là ngân khố và đồng thời là ngân hàng. Đến năm 1975, hệ thống ngân hàng cả nước đã được tổ chức theo hệ thống ngân hàng một

cấp bao gồm Ngân hàng trung ương và các chi nhánh. Hình thức tổ chức này kéo dài

đến năm 1988, hệ thống ngân hàng mới được chuyển đồi thành hệ thống hai cấp. Trước yêu cầu chuyển đổi nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, năm 1990, Chính phủ ban hành 2 pháp lệnh làm nền móng pháp lý cho hệ thống ngân

hàng Việt Nam được tổ chức tương tự như hệ thống ngân hàng ở các nước phát triển,

bao gồm Ngân hàng Nhà nước và các TCTD, trong đó có NHTM. Hai pháp lệnh này

đã góp phần đa dạng hóa hoạt động ngân hàng về mặt hình thức sở hữu cũng như số lượng ngân hàng.

Các NHTM chủ yếu thực hiện chức năng kinh doanh tiền tệ, tín dụng, đóng vai

trò là trung gian tài chính. Sau quá trình hơn 20 nămhình thành và phát triển, hệ thống NHTM đã góp phần to lớn trong công cuộc chuyển đổi nền kinh tế tập trung bao cấp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến sự ổn định tài chính của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)