Đối với các Ngân hàng thương mại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến sự ổn định tài chính của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam (Trang 68 - 71)

5. Kết cấu đề tài

3.2. Đối với các Ngân hàng thương mại Việt Nam

Thứ nhất,về hoạt động tín dụng, các ngânhàng cần tránh mở rộng thị phần một

cách bất chấp bằng việc nới lỏng các điều kiện cho vay để tranh giành khách hàng

trong giai đoạn cạnh tranh gay gắt trong thị trường tài chính hiện nay, không chỉ giữa

các ngân hàng mà còn với các công ty tài chính. Các NHTM cần kiểm soát chặt chẽ

hoạt động cấp tín dụng, hạn chế nợ xấu và có các biện pháp tíchcực xử lý nợ xấu,chủ độngtrích lập dự phòng,tăng cườngthu hồi nợ từ khách hàng bằng cách phối hợp chặt

chẽvới cơquan thihành án, cơ quan đấu giá tài sản để đẩy nhanh tiến độ thanh lý các tài sản đảm bảo, gia tăng chất lượng tài sản cho vay, từ đó tối ưu hóa hiệu quả hoạt động, góp phần nâng cao sự ổn định của các ngân hàng. Ngoài ra, các ngân hàng còn có thể phát triển thị trường mua bán nợ để xử lý triệt để các khoản nợ xấu.

Thứ hai,cần nâng cao tỷ lệ vốn chủ sở hữu của các NHTM. Khi ngân hàng mở

rộng hoạt động, tổng tài sản và quy mô ngân hàng tăng lên, NHTM cần chủ động gia

tăng tương ứng nguồn vốn chủ sở hữu để đảm bảo tỷ trọng vốn chủ sở hữu trên tổng

tài sản không bị sụt giảm để đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn đồng thời nhằm cải thiện khả

năng thanh khoản, đảm bảo chất lượng của tài sản, góp phần làm cho các ngân hàng phát triển bền vững và mở rộng thị phần, nâng cao được hiệu quả tài chính. Theo quy

định của Hiệp ước Basel, điều kiện cần và đủ cho các ngân hàng nâng cao sức mạnh

cạnh tranh trên thị trườnglà nâng cao năng lực tài chính đểcó đủ tiềm lựcáp dụng vận

hành mô hình quản trị rủi ro hiệu quả, qua đó đảm bảo an toàn hoạt động của ngân hàng mình và góp phần nâng caosự ổn định tài chính của NHTM. Quy mô vốn lớn thể

hiện khả năng ổn định tài chính cao hơn. Bên cạnh đó, vốn của NHTM được xem là

“tấm khiên” giúp chốnglại các tác động từ bên ngoài, bảo đảm một sự ổn định trong Trường Đại học Kinh tế Huế

hoạt động kinh doanh, đồng thời giúp hỗ trợ cho hoạt động mở rộng thị phần, gia tăng khả năng tự chủtài chính.

Thứ ba, các NHTM cần phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đảm bảo

trìnhđộ chuyên môn nghiệp vụvững vàng, khả năng quản trị điều hành nhằm đảm bảo

hoạt động kinh doanh của ngân hàng an toàn, hiệu quả, gia tăng giá trị cho ngân hàng, cho khách hàng, và cho nền kinh tế. Các ngân hàng cần chú trọng đầu tư cho hoạt động đào tạo, thông qua sử dụng nguồn lực nội bộ cũng như các chương trình đào tạo

bên ngoài nhằm phổ biến các quy trình, chính sách, các kỹ thuật, nghiệp vụ và các chương trình về quản trị rủi ro, quản trị điều hành theo các quyđịnh của quốc gia và theo các chuẩn mực và thông lệ quốc tế. Phát triển hệ thống chấm điểm tín dụng nội

bộ nhằm hỗ trợ phân loại xử lý nợ, quản lý chất lượng tín dụng để từng bước tiếp cận

cáchđánh giá rủi ro tín dụng và phân loại theo chuẩn quốc tế (Basel II), phải đảm bảo

khả năng thu hồi vốn và cần theo dõi bám sát tình hình sau cho vay, tăng cường kiểm

tra mục đích sử dụng vốn đối với các trường hợp được đánh giá là rủi ro cao để có

biện pháp can thiệp cần thiết. Tăng cường khả năng cạnh tranh bằng chất lượng dịch

vụ thay vì nới lỏng chính sách cho vay.

Thứ tư, về sản phẩm, các ngân hàng cần có nhữngchiến lược để đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ của mình nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động

cũng như sự ổn định tài chính. Ngày nay, trong thời đại 4.0, nhu cầu của khách hàng

ngày càng đa dạng và thay đổi nhanh chóng cho nên các ngân hàng cần nắm bắt và đáp ứng kịp thời, đặc biệt là các sản phẩm dịch vụ tích hợp công nghệ. Đồng thời xây dựng

chiến lượcMarketing bài bản, xácđịnh đúng phân khúc thị trường vàđối tượng khách

hàng mục tiêu, từ đó có biện pháp phù hợp để tiếp cận khách hàng, hoàn thiện hệ

thống danh mục sản phẩm, gia tăng tiện ích cho các sản phẩm và xây dựng các chính

sáchưuđãi khuyến mãi và chăm sóc hậu mãi phù hợp cho từng đối tượng khách hàng.

Thứ năm, các ngân hàng luôn phải cập nhật các thành tựu công nghệ thông tin

tiên tiến nhất để tránh những cuộc tấn công từ tội phạm công nghệ, bảo vệ tối đa cho

chính ngân hàng cũng như đáp ứngnhu cầu bảo mật thông tin của khách hàng. Ngoài ra, công nghệ kỹ thuật hiện đại chính là điều kiện tiên quyết cho việc quản lý hoạt động kinh doanh,triển khai hoạt động dịch vụ, cập nhật thông tin nội bộ nhanh chóng

vàđầy đủ từ đó giảm thiểu rủi ro từ thông tin bất cân xứng. Mặt khác, công nghệ hiện đại còn giúp ngân hàng giảm thiểu chi phí, tiết kiệm thời gian giao dịch mà vẫn đảm

bảo độ an toàn cho khách hàng, giúp bảo vệ khách hàng một cách hữu hiệu. Liên kết

với các công ty cộng nghệ để phát triển đa dạng các loại hình sản phẩm trên nền tảng

khoa học – công nghệ hiện đại. Đồng thời, xây dựng cơ chế quản lý và giám sát chặt

chẽ, xử lý nhanh chóng và thỏa đáng cho khách hàng.

Cuối cùng, các nhà quản trị điều hành ngân hàng trong hoạt động kinh doanh

cần quản lý tốt các khoản chi phí và các khoản mục đầu tưcủa ngân hàng. Điều này sẽ

giúp các ngân hàng giảm thiểu tối đa được những chi phí không cần thiết và để dành nguồn lực đó choviệc gia tăng đầu tư một cách có hiệu quả.Bên cạnh đó,điều này sẽ

giúp các ngân hàng thu hút những nhà quản lý tài năngcũng nhưgiữ chân và thúc đẩy

bộ máy điều hành của ngân hàng làm việc tốt hơn. Từ đó, điều này sẽ giúp cho các NHTM gia tăng sự ổn định tài chính.

PHẦN 3: KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến sự ổn định tài chính của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)