c. Về môi trường
1.2. NỘI DUNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ NÔNGDÂN 1 Phát triển quy mô hộ nôngdân
1.2.1. Phát triển quy mô hộ nôngdân
Phát triển quy mô hộ nông dân là quá trình tăng năng lực sản xuất của từng hộ nông dân, dẫn đến tăng trưởng trong hoạt động của hộ nông dân, làm cho giá trị sản lượng hàng hóa của hộ nông dân tăng lên, mức đóng góp của hộ nông dân cho xã hội cũng tăng lên.
Tăng năng lực sản xuất của hộ nông dân được thực hiện bằng cách gia tăng các nguồn lực sản xuất của hộ nông dân. Các nguồn lực của hộ nông dân bao gồm:
- Nguồn lực đất đai: Đất đai là yếu tố không thể thiếu trong sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất của hộ nông dân nói riêng. Đất đai tham gia với tư cách là yếu tố tích cực của sản xuất, là tư liệu sản xuất chủ yếu không thể thay thế được trong kinh tế hộ nông dân. Với các yếu tố khác không đổi, gia tăng diện tích đất của hộ nông dân làm cho sản lượng hàng hoá của hộ nông dân tăng lên.
- Nguồn lực vốn: Vốn là nguồn lực hạn chế đối với các ngành kinh tế nói chung và kinh tế hộ nông dân nói riêng. Vốn ảnh hưởng rất lớn đến khả năng mở rộng sản xuất của hộ nông dân, thiếu vốn gây nhiều trở ngại đối với sản xuất. Vì vậy, cần phải nâng cao khả năng tích luỹ vốn và huy động vốn của hộ nông dân.
- Nguồn lực lao động: Lao động có vai trò rất quan trọng đối với kinh tế hộ nông dân, nơi mà sản xuất chủ yếu dựa vào các yếu tố tự nhiên, việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỷ thuật còn thấp so với các loại hình kinh tế khác. Lao động trong hộ nông dân chủ yếu là các thành viên trong gia đình và họ hàng, dòng tộc và một số ít lao động làm thuê.
- Nguồn lực khoa học kỷ thuật: Việc ứng dụng các tiến bộ của khoa học kỷ thuật vào sản xuất giúp người nông dân nâng cao năng suất, chất lượng hàng hóa nông sản; hạ giá thành sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh. Có thể quy mô về đất đai nhỏ nhưng nhờ biết áp dụng các tiến bộ của khoa học kỷ thuật làm cho năng suất, chất lượng, sản lượng nông sản tăng lên nâng cao mức đóng góp cho xã hội.
Ngoài những nguồn lực nói trên, muốn phát triển quy mô hộ nông dân, cần phải hỗ trợ, khuyến khích người nông dân xây dựng, phát triển thương hiệu hàng hoá nông sản, để đưa hàng hoá trao đổi trên thị trường thúc đẩy sản xuất phát triển.
Phát triển quy mô hộ nông dân cần đáp ứng các chỉ tiêu: (1) Tổng số hộ nông dân (cơ sở)
(2) GTSX của hộ nông dân
(3) Diện tích đất sử dụng của hộ nông dân (ha)
(4) Diện tích đất sử dụng bình quân mỗi hộ nông dân (ha/hộ) (5) Số lượng, cơ cấu lao động hộ nông dân
(6) Tổng số vốn của hộ (7) Số vốn bình quân mỗi hộ
(8) Số lượng máy móc thiết bị, giống mới.... đưa vào sản xuất.