- Chưa qua đào tạo, đã qua đào
b. Cơ cấu hộ nôngdân theo thu nhập
2.2.4. Thực trạng phát triển hợp tác liên kết
Trên địa bàn huyện Buôn hồ hiện nay, việc hợp tác liên kết được thực hiện chủ yếu là giữa các hộ nông dân với nhau, giữa hộ nông dân với Nhà nước, việc liên kết hộ nông dân với các doanh nghiệp còn ít.
- Việc liên kết giữa hộ nông dân với hộ nông dân chủ yếu thông qua việc thành lập các HTX và tổ hợp tác: Đến cuối năm 2012, toàn huyện có 63 HTX nông nghiệp. Trong đó có 56 HTX dịch vụ nông nghiệp và 7 HTX chuyên ngành sản xuất nông nghiệp khác, thu hút 43.053 xã viên tham gia, chiếm 75,32% so với tổng số lao động nông dân của huyện. Có 420 tổ hợp tác, thu hút trên 1.560 tổ viên tham gia. Sự phát triển của các HTX và tổ hợp tác phản ánh nhu cầu hợp tác hỗ trợ lẫn nhau của người nông dân trong hoạt động sản xuất.
Mô hình liên kết hộ- hộ:
và:
Các HTX và tổ hợp tác thực sự đóng vai trò quan trọng trong việc hướng dẫn, giúp đỡ kinh tế hộ nông dân và xã viên phát triển; tham gia tích cực vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất, giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập cho tổ viên.
HTX dịch vụ nông nghiệp ở huyện Buôn hồ đã thực hiện được một số khâu dịch vụ cơ bản phục vụ sản xuất nông, lâm, thủy sản của hộ nông dân như cung cấp các dịch vụ làm đất, cây giống, con giống, thủy lợi, khuyến nông khuyến ngư, bảo vệ thực vật, thu mua nông sản...
Hợp tác xã nông, lâm, thủy sản tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong cùng cấp các dịch vụ phục vụ cho kinh tế hộ nông dân phát triển sản xuất, đã
HTX, tổ hợp tác Hộ nông dân HTX Hộ nông dân Hộ tiểu thương
và đang là "bà đỡ" cho xã viên và người nông dân, củng cố quan hệ liên kết hợp tác với kinh tế hộ nông dân.
Tuy nhiên, hoạt động liên kết của hộ nông dân với hộ nông dân hiệu quả chưa tương xứng với tiềm năng, do HTX và Tổ hợp tác nông, lâm, thủy sản còn gặp không ít khó khăn, bất cập; các dịch vụ nông nghiệp đạt hiệu quả chưa cao. Chưa thu hút được sự quan tâm của hộ gia đình nông dân, ngư dân, nhất là vùng đồng bằng, vùng đường quốc lộ. Việc liên kết, hợp tác giữa 4 nhà (nhà nước, doanh nghiệp, nhà khoa học, nhà nông) đã được thực hiện nhưng chưa thường xuyên và chưa chặt chẽ, nên hiệu quả việc áp dụng khoa học kỷ thuật và tiêu thụ sản phẩm chưa cao.
- Liên kết giữa nhà nước và hộ nông dân ở huyện Lệ Thuỷ chủ yếu thông qua một số hình thức như: Nhà nước hỗ trợ hộ nông dân sản xuất thông qua các chính sách như miễn giảm thuế đất nông nghiệp, giao hoặc cho thuê đất sản xuất, cho vay vốn ưu đãi, hỗ trợ thủy lợi phí; hỗ trợ công tác khuyến nông, đạo tạo, tập huấn; hỗ trợ kiến thức thị trường; xây dựng hệ thống giao thông, thuỷ lợi. Việc liên kết giữa hộ nông dân và Nhà nước nhìn chung mang lại hiệu quả. Tuy nhiên, việc liên kết chủ yếu thông qua các chương trình, dự án của cấp trên; các cấp chính quyền trên địa bàn Huyện chưa chủ động giúp đỡ hộ nông dân phát triển sản xuất. Hiên nay, chưa thiết lập được mô hình tổ chức hoạt động phân phối phù hợp. Chuổi liên kết 4 nhà (nhà nước, doanh nghiệp, nhà khoa học, nhà nông) chưa phát huy hết vai trò của mình nên hiệu quả chuyển giao khoa học công nghệ và tiêu thụ nông sản chưa cao.
- Việc liên kết giữa hộ nông dân với các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Lê Thủy với 9 doanh nghiệp. Các doanh nghiệp thực hiện nhiều dịch vụ khác nhau, như: Sản xuất lúa giống có Công ty Cổ phần Tổng Công ty Nông nghiệp Đắc Lăk; sản xuất lúa thương phẩm có Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Bình Trị Thiên
và Công ty Trách nhiệm hữu hạn Khoa học và Công nghệ Vĩnh Hòa (Nghệ An); tiêu thụ ớt có các doanh nghiệp Công ty Trách nhiệm hữu hạn Long Nguyên Khang, Công ty Duy Phong và Công ty Chu Hạnh (Bố Trạch), Công ty Trần Vinh (Hải Dương); tiêu thụ sắn nguyên liệu có Nhà máy tinh bột sắn xuất khẩu Sông Dinh (Công ty Bình Lợi).
Giá trị nông sản tham gia quá trình liên kết giữa hộ nông dân với các doanh nghiệp còn ít và mức độ còn lỏng lẽo. Việc liên kết chưa tạo thành chu trình khép kín, chủ yếu là các doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm nông sản hoặc đảm nhận một khâu trong chu trình sản xuất- tiêu thụ nông sản, còn lại chủ yếu hộ nông dân tự tìm kiến thị trường. Nguyên nhân là do quy mô của hộ nông dân còn manh mún, các doanh nghiệp không thể thu mua nông sản từ những hộ nông dân riêng lẻ, có số lượng hàng hoá của từng hộ không lớn, địa điểm lại cách xa nhau; yêu cầu về giá bán và phương thức thanh toán khác nhau; doanh nghiệp chưa tạo niềm tin trong nhân dân, khó khăn trong việc thoả thuận giá cả; thiếu cơ chế phân chia lợi ích.