Giải pháp phát triển liên kết kinh tế hộ nôngdân

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế hộ nông dân ở huyện buôn hồ tỉnh đắc lăk (Trang 81 - 83)

- Chưa qua đào tạo, đã qua đào

b. Các yếu tố hạn chế kinh tế hộ nôngdân phát triển

3.2.6. Giải pháp phát triển liên kết kinh tế hộ nôngdân

Cũng như trong nền kinh tế quốc dân, trong nông nghiệp quá trình hợp tác liên kết là một xu thế khách quan và ngày càng xuất hiện nhiều hình thức đa dạng. Tuy nhiên, để quá trình đó diễn ra một cách đúng quy luật và phù hợp với tình hình phát triển nông nghiệp, nông dân và quan điểm, mục tiêu phát triển của Huyện thì cần phải thực hiện tốt một số vấn đề sau đây:

- Để góp phần phát triển liên kết, trong quy hoạch phát triển phải kết hợp quy hoạch phát triển vùng nông nghiệp chuyên môn hoá với quy hoạch phát triển ngành hàng, dịch vụ, chế biến trên vùng, nhằm tập trung nguồn lực và chính sách đúng vào những sản phẩm thế mạnh của vùng để sớm hình thành vùng kinh tế nông nghiệp phát triển và ngành hàng nông sản mạnh, trong đó kinh tế hộ nông dân là những đơn vị cơ sở nằm trong vùng đó.

- Khuyến khích việc liên doanh liên kết giữa kinh tế hộ nông dân với kinh tế hộ nông dân; giữa kinh tế hộ nông dân với các doanh nghiệp thông qua ưu đãi về thuế, hỗ trợ thông tin. Tổ chức các hội thảo nâng cao nhận thức cho hộ nông dân về hợp tác liên kế kinh tế, trong đó có sự tham gia của người nông dân, các chuyên gia và những doanh nghiệp,…. tham gia hợp đồng kinh tế. Khuyến khích việc hợp tác, chia sẽ công nghệ giữa các hộ nông dân có quy mô khác nhau. Phát triển mô hình liên kết giữa hộ nông dân với các trường đại học, viện nghiên cứu nông nghiệp.

- Có chính sách và giải pháp đồng bộ để hỗ trợ các HTX nông, lâm, thủy sản, các tổ hợp tác phát triển, hoàn thành tốt vai trò nhà tư vấn và cung cấp

dịch vụ cho kinh tế hộ nông dân; góp phần trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế cây trồng, vật nuôi, góp phần giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới. Tập trung chỉ đạo củng cố các HTX yếu kém, hướng dẫn chuyển đổi các mô hình HTX yếu kém theo tổ hợp tác hoặc ban nông nghiệp xã.

- Tổ chức tốt khâu bao tiêu sản phẩm cho người nông dân thông qua hình thức liên kết hộ nông dân với các doanh nghiệp, HTX chế biến, tiêu thụ nông sản từ khâu sản xuất, chế biến, đến tiêu thụ sản phẩm. Tổ chức tốt hình thức liên kết 4 nhà (nhà nước, doanh nghiệp, nhà khoa học, nhà nông) để ứng dụng các tiến bộ khoa học kỷ thuật vào sản xuất, nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, tiêu thụ hàng hoá nông sản sản xuất ra.

- Sớm triển khai thành lập hiệp hội các hộ nông dân. Bởi vì khi mà Nhà nước không được can thiệp sâu vào các hoạt động kinh tế thì các hiệp hội ngành hàng có vai trò quan trọng trong việc định hướng sản xuất, tiêu thụ sản phẩm cho hộ nông dân.

- Đối với các hộ nông dân, các doanh nghiệp, HTX nông nghiệp trên địa bàn Huyện, để việc liên kết mang lại hiệu quả thì cần thực hiện tốt các nội dung:

+ Nghiên cứu lựa chọn mô hình hợp tác kiên kết phù hợp với quy mô và trình độ phát triển của ngành hàng; với cơ cấu các loại doanh nghiệp và các loại hình sở hữu khác nhau tham gia, cũng như trình độ, năng lực quản lý.

+ Quy mô liên kết phải đảm bảo hiệu quả, vì vậy trong liên kết phải tính đến khung quy mô hiệu quả trong liên kết. Việc trang bị và sử dụng công nghệ, việc tổ chức sản xuất kinh doanh phải phù hợp với quy mô và trình độ phát triển ngành hàng, không thể tuỳ tiện đầu tư mở rộng hay thu hẹp theo ý muốn.

+ Xác định tính chất mối quan hệ liên kết phù hợp, trên địa bàn Huyện việc liên kết giữa các hộ nông dân với các doanh nghiệp hoặc HTX nông nghiêp với nhau thì nên thành lập các hiệp hội ngành hàng.

+ Nghiên cứu xây dựng mô hình hợp đồng cụ thể giữa doanh nghiệp liên kết với các tổ chức thành viên, vừa đảm bảo kế hoạch hoạt động chung, vừa tôn trọng tính pháp nhân và lợi ích của các thành viên. Mọi mối quan hệ kinh tế với nhau vừa thể hiện tính hợp tác, liên hiệp nội bộ, vừa đảm bảo đúng mực quan hệ hàng hoá, tiền tệ và cơ chế vận hành của thị trường.

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế hộ nông dân ở huyện buôn hồ tỉnh đắc lăk (Trang 81 - 83)