Vị trí địa lý, địa hình

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế hộ nông dân ở huyện buôn hồ tỉnh đắc lăk (Trang 36 - 38)

Buôn hồ là huyện nằm ở phía Nam của tỉnh Đắc Lăk, phía Nam giáp huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị, phía tây giáp nước bạn Lào, phía bắc giáp huyện Quảng Ninh, tỉnh Đắc Lăk, phía đông giáp biển đông. Diện tích tự nhiên của huyện là 141.611 ha, với 26 xã, 2 thị trấn. Diện tích đồi núi chiếm 79,5% tổng diện tích tự nhiên. huyện Buôn hồ, tỉnh Đắc Lăk có địa hình đa dạng được chia thành vùng núi đá vôi, vùng đồi trung du, vùng đồng bằng chiêm trũng và vùng cồn cát ven biển. Về mặt cấu trúc địa chất đây là vùng trũng của dãy Trường sơn. Địa hình phân bố hẹp và dốc, thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Địa hình phức tạp, phía tây núi cao, kế tiếp là đồi bát úp tiến sát gần bờ biển (ở Sen Thuỷ, Hưng Thuỷ giáp với tỉnh Quảng Trị). Vùng đồng bằng chạy dọc theo hai bên bờ sông Kiến Giang, rào Ngò và cuối cùng là dãy cát trắng chạy dọc theo bờ biển.

Theo cấu tạo địa hình huyện được chia làm 4 vùng sinh thái với các đặc điểm sinh thái sau đây:

- Vùng núi cao (gồm các xã Kim Thủy, Ngân Thủy, Lâm Thủy): ở phía Đông Trường Sơn chạy dài từ bắc vào nam độ cao trung bình toàn vùng từ 600m - 700 m, độ dốc từ 200 - 250, thấp dần từ Tây sang Đông, Bắc và Nam.

Đây là một phần của dãy Trường Sơn gồm nhiều khe, núi đá vôi, nhiều vực sâu hiểm trở.

- Vùng đồi, trung du: Là vùng tiếp giáp chân vùng núi cao, ở phía Tây sang phía Đông là đại bộ phận những quả đồi (có độ cao 50 m - 250 m), gồm các dãy đồi thấp dọc đường 15, đường 16 từ địa phận xã Hoa Thuỷ, Sơn Thuỷ, Phú Thuỷ, Mai Thuỷ, Trường Thuỷ, Văn Thuỷ, Thái Thuỷ, Dương Thuỷ, Tân Thuỷ, Sen Thuỷ, Hưng Thuỷ. Dọc theo tuyến đường 15 là những vùng bán sơn địa có độ cao từ 20 m-45 m, độ dốc từ 180- 200 tạo thành ḍng chảy có nhiều khe suối như hói Mỹ Đức, Phú Kỳ, Phú Hoà, Thạch Bàn. Một số đồi có đất đỏ Bazan, có nhiều thung lũng.

- Vùng đồng bằng: Là dải đất hẹp nằm dọc theo hai bờ sông Kiến Giang. Đây là vùng có địa hình thấp, bằng phẳng có độ cao từ 10 m trở xuống, nằm dưới chân của vùng đồi trung du phía Tây với động cát ven biển phía Đông Bắc; diện tích 20.500 ha có các con sông chính chảy qua: Sông Kiến Giang, rào Ngg̣ò, rào Con, Mỹ Đức, Phú Kỳ mang lại nguồn lợi phù sa hàng năm cho đồng bằng màu mỡ, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, nhất là cây lúa. Tuy nhiên có nhiều nơi thấp hơn mực nước biển từ 2m- 3m nên bị nhiểm mặn ảnh hưởng đến kết quả sản xuất.

- Vùng cát ven biển: Phía đông quốc lộ 1A chạy dài từ Hồng Thuỷ, Ngư Thủy Bắc đến Sen Thuỷ, Ngư Thuỷ Nam là những đồi cát trắng cao khoảng từ 10m -15m ở phía Đông, có diện tích khoảng 25% -28% diện tích tự nhiên. Do tính chất cấu tạo của vùng cát, liên kết kém bền vững, có độ cao lớn, lại bị ảnh hưởng trực tiếp của gió bão trở thành các đồi cát di động, cát bay, cát chảy theo mùa gió, nên việc sản xuất nông nghiệp ở vùng này gặp nhiều khó khăn, nhất là cây lúa, chỉ thuận lợi phát triển các loại cây rau màu. Bờ biển có chiều dài 45 km, bãi ngang nên việc đánh bắt thuỷ hải sản bị hạn chế.

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế hộ nông dân ở huyện buôn hồ tỉnh đắc lăk (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w