Giải pháp phát triển trình độ lao động

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế hộ nông dân ở huyện buôn hồ tỉnh đắc lăk (Trang 76 - 78)

- Chưa qua đào tạo, đã qua đào

b. Các yếu tố hạn chế kinh tế hộ nôngdân phát triển

3.2.3. Giải pháp phát triển trình độ lao động

Ngày nay, bên cạnh những người nông dân thay đổi tư duy, biết cách làm ăn, vươn lên làm giàu thì phần lớn người nông dân nước ta nói chung và ở huyện Buôn hồ nói riêng còn mang nặng tư tưởng bảo thủ, trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước; ngại tiếp cận với tiến bộ khoa học kỷ thuật. Tư tưởng này đã đề nặng lên cách tư duy sản xuất của người nông dân. Người nông dân luôn duy trì phương thức canh tác nhỏ lẻ, bảo thủ trong việc áp dụng giống mới, áp dụng các tiến bộ khoa học kỷ thuật. Trong cùng một mãnh ruộng, vườn cây nhưng đa số người nông dân mới chỉ sản xuất ở mức độ đủ ăn, đủ mặc. Trong những năm vừa qua, mặc dù trình độ của người nông dân huyện Buôn hồ đã tăng lên, nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu. Vì vậy, thay đổi tư duy của người nông dân thông qua việc nâng cao trình độ, tạo điều kiện cho họ tiếp cận những tiến bộ của khoa học kỷ thuật tiên tiến là rất cần thiết. Trong thời gian tới huyện Buôn hồ cần tập trung triển khai thực hiện những giải pháp sau:

- Nâng cao trình độ văn hóa và của người nông dân và chủ hộ, trước tiên là phổ cập giáo dục phổ thông cho các thành viên trong hộ để nâng cao nhận nhận thức cho người nông dân và chủ hộ. Tập trung ưu tiên nâng cao trình độ dân trí ở vùng sâu, vùng xa. Thực tế cho thấy có nhiều người sản xuất giỏi nhưng trình độ văn hoá thấp đã làm hạn chế đến sản xuất.

bộ kỷ thuật tham gia tổ chức khuyến nông, truyền tải những kiến thức mới đến người nông dân. Đặc biệt huyện cần lựa chọn những người trẻ, có kiến thức văn hóa, có trình độ chuyên môn, tâm huyết với nghề làm nồng cốt cho các hoạt động nông nghiệp, nông thôn. Phối hợp, nghiên cứu biên soạn các tài liệu tập huấn kiến thức về nông nghiệp, nông thôn phù hợp với xu hướng phát triển và trình độ với từng đối tượng được đào tạo. Có chính sách tạo điều kiện về vị trí, việc làm phù hợp; đãi ngộ về tiền lương hợp lý cho đội ngũ cán bộ này.

- Tăng cường thực hiện các mô hình trình diễn, khảo nghiệm giống mới. - Tăng cường công tác khuyến nông, khuyến lâm: về tổ chức mạng lưới khuyến nông cơ sở, để tạo điều kiện cho mọi người dân tiếp cận với các tiến bộ khoa học kỷ thuật như: phương pháp quản lý, phương pháp canh tác mới, giống mới... đặc biệt là thôn bản vùng sâu, vùng xa.

Để thực hiện tố công tác này, trạm khuyến nông cần thực hiện tốt những nội dung sau:

+ Phương pháp hoạt động khuyến nông phải có thời gian phù hợp, vừa phải đúng thời điểm, vừa phải cần nhiều thời gian để tuyên truyền cho người nông dân; trước hết hoạt động khuyến nông nên tập trung vào những mô hình sản xuất hiệu quả cao, những người nông dân giỏi, từ đó mới nhân rộng cho toàn bộ người nông dân. Có như vậy sức lan tỏa mới nhanh và hiệu quả mới cao.

+ Nội dung hoạt động của khuyến nông nên thu hẹp trong thực hiện chương trình sản xuất một số cây con với các loại giống mới, có hiệu quả kinh tế cao.

- Tăng cường nguồn vốn cho công tác khuyến nông, đào tạo nghề thông qua việc thu hút nguồn vốn từ các tổ chức phi chính phủ.

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế hộ nông dân ở huyện buôn hồ tỉnh đắc lăk (Trang 76 - 78)