Giải pháp hoàn thiện cơ cấu kinh tế hộ nôngdân

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế hộ nông dân ở huyện buôn hồ tỉnh đắc lăk (Trang 79 - 81)

- Chưa qua đào tạo, đã qua đào

b. Các yếu tố hạn chế kinh tế hộ nôngdân phát triển

3.2.5. Giải pháp hoàn thiện cơ cấu kinh tế hộ nôngdân

Phát triển về cơ cấu kinh tế hộ nông dân đó là việc chuyển dịch cơ cấu trong nộ bộ khu vực kinh tế hộ nông dân và chuyển dịch sang các ngành khác một cách hợp lý, tức là tăng tỷ trọng ngành lâm nghiệp, thủy sản, công nghiệp và dịch vụ trong khu vực kinh tế hộ nông dân. Kết quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế hộ nông dân ở huyện Buôn hồ trong những năm qua còn chậm, chưa đúng với quan điểm, mục tiêu phát triển và chưa tương xứng với tiềm năng. Để phát triển cơ cấu kinh tế hộ nông dân cần phải thực hiện các giải pháp:

- Tiếp tục hoàn thiện quy hoạch ngành nông nghiệp và làng nghề nông thôn, để làm cơ sở cho việc định hướng đầu tư, tổ chức lại sản xuất, bố trí cây trồng, vật nuôi phù hợp với từng vùng, tiểu vùng, bảo đảm cho sản xuất của

hộ nông dân ổn định và phát triển bền vững. Trên cơ sở rà soát, kiểm tra việc thực hiện quy hoạch sẵn có và phương án sản xuất ở từng tiểu vùng để có sự điều chỉnh và chỉ đạo thực hiện phù hợp với tình hình thực tế. Trong quy hoạch, cần quan tâm gắn kết sản xuất với bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm, đồng bộ giữa mục tiêu, chính sách và biện pháp. Kiên quyết thực hiện theo quy hoạch được duyệt, không để sản xuất theo kiểu tự phát. Tập trung huy động mọi nguồn lực đầu tư hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông, thủy lợi, đảm bảo tưới, tiêu để đây mạnh sản xuất thâm canh, luân canh, tăng vụ và tăng năng xuất cây trồng, vật nuôi và tiêu thụ sản phẩm.

- Chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhằm đem lại hiệu quả thiết thực cho người nông dân, đáp ứng yêu cầu của thị trường, phù hợp với xu hướng phát triển của ngành nông nghiệp. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng đúng hướng sẽ tạo ra động lực kích thích sản xuất, áp dụng nhanh các tiến bộ kỷ thuật vào sản xuất.

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng khai thác tốt hiệu quả đất đai, tăng giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích và phù hợp với vùng sinh thái. Với địa hình đất đai của huyện, hướng chuyển dịch cơ cấu cây trồng như sau:

+ Vùng đồng bằng: Trồng lúa thâm canh, cây thực phẩm + Vùng trung du: Trồng ngô, lạc

+ Vùng miền núi: Trồng cây ăn quả, cây lâm nghiệp + Vùng cát ven biển: Nuôi thủy sản

+ Vùng dọc đường quốc lộ 1A: Trồng cây thực phẩm

- Tập trung đầu tư phát triển những làng nghề truyền thống. Du nhập nghề mới phù hợp với đặc điểm của từng địa phương, để tận dụng tối đa thời gian rãnh rổi của người nông dân.

- Thường xuyên tổ chức tổng kết rút kinh nghiệm, tiếp tục xây dựng và nhân rộng các mô hình sản xuất có hiệu quả như các làng nghề truyền thống và nhất là cánh đồng mẫu lớn; tăng cường đầu tư những điều kiện cần thiết để đẩy mạnh công tác sản xuất cung ứng giống cây trồng, vật nuôi cho người nông dân.

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế hộ nông dân ở huyện buôn hồ tỉnh đắc lăk (Trang 79 - 81)