Thực trạng phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế hộ nông dân ở huyện buôn hồ tỉnh đắc lăk (Trang 63 - 64)

- Chưa qua đào tạo, đã qua đào

b. Cơ cấu hộ nôngdân theo thu nhập

2.2.5. Thực trạng phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm

Thị trường tiêu thụ sản phẩm nông sản bước đầu phát triển. Năm 2012, toàn huyện có 28 chợ, tăng 2 chợ so với năm 2010. Chợ nông thôn có vai trò quan trọng đối với sự phát triển nền kinh tế hàng hóa nói chung và kinh tế hộ nông dân nói riêng. Chợ là nơi trao đổi hàng hóa giữa các vùng, miền và trong nội bộ nhân dân trên địa bàn. Trong tổng số chợ hiện có, có 25 chợ họp hàng ngày; có xã có 2 chợ, những vẫn cón 6 xã không có chợ. Đây là vấn đề cần quan tâm nhất đối với các xã miền núi và miền biển, do không có chợ nên gặp nhiều khó khăn trong trao đổi, mua báo hàng hóa nông, lâm, thủy sản của người nông dân sản xuất ra.

Công tác thông tin tuyên truyền, tham quan học tập kinh nghiệm, xúc tiến thương mại, khuyến công, khuyến nông và thực hiện chương trình liên kết hỗ trợ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm được Huyện quan tâm, tạo điều kiện cho chủ cơ sở, hộ gia đình và người lao động tiếp cận với các tiến bộ kỹ thuật và thị trường củng như mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Nhìn chung, thị trường của hộ nông dân còn nhỏ lẻ, giá bán không ổn định, việc cung ứng hàng hoá của hộ nông dân mang tính riêng lẻ nên không khai thác được hiệu quả kinh tế nhờ quy mô. Tính riêng lẻ làm giảm khả năng gặp nhau giữa người bán và người mua, do vậy hộ nông dân thường bị ép giá. Chất lượng nông sản của hộ nông dân không đồng nhất với nhau. Nhiều hộ nông dân không thực hiện đúng các cam kế trong hợp đồng tiêu thụ sản phẩm, làm mất niềm tin đối với các doanh nghiệp thu mua.

2.3- ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾHỘ NÔNG DÂN HUYỆN LỆ THUỶ

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế hộ nông dân ở huyện buôn hồ tỉnh đắc lăk (Trang 63 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w