- Chưa qua đào tạo, đã qua đào
d. Thực trạng phát triển về khoa học kỷ thuật
Trong những năm qua, từ nhiều nguồn kinh phí phát triển sản xuất và lồng ghép các nguồn vốn từ các chương trình, dự án, Huyện đã ưu tiên đầu tư chuyển giao, ứng dụng khoa học, công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực nhằm phát triển nông nghiệp theo hướng hiện công nghiệp hóa, đại hóa.
Các hộ nông dân huyện Buôn hồ đã tích cực đầu tư mua sắm các công cụ sản xuất cơ giới mới, phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Các công việc do máy móc đảm nhiệm ngày càng nhiều. Công tác khuyến nông, khuyến lâm, thú y được huyện và các xã quan tâm hơn trước.
Bảng 2.12: Tình hình ứng dụng khoa học kỷ thuật của hộ nông dân
Chỉ tiêu ĐVT 2010 2011 2012
Máy kéo Chiếc 410 410 410
Máy bơm nước Chiếc 207 207 207
Máy gặt Chiếc 02 02
Trạm bơm diện Trạm 68 68 68
Máy tuốt lúa Chiếc 317 320 335
Giống mới Loại 05 05 08
- Trồng trọt Loại 05 05 08
Số cán bộ khuyến nông Người 28 28 28
Chỉ tiêu ĐVT 2010 2011 2012
Số lớp tập huấn, đào tạo Lớp 450 450 450
Số người được tập huấn, đào tạo Người 4.500 4.500 5.000
Mô hình trình diễn Mô hình 32 39 45
+ Chăn nuôi Mô hình 20 15 20
+ Trông trọt Mô hình 12 20 10
+ Lâm nghiệp Mô hình 3
+ Thủy sản Mô hình 1
Nguồn: Phòng Nông nghiệp huyện Buôn hồ
Từ Bảng số liệu 2.12 nhận thấy, các hộ nông dân đã quan tâm đầu tư mua săm máy móc phục vụ sản xuất. Huyện đã triển khai 101 mô hình trình diễn, dự án ứng dụng các tiến bộ khoa học kỷ thuật, trong đó có 55 mô hình chăn nuôi, 42 mô hình trồng trọt, 3 mô hình lâm nghiệp, 1 mô hình nuôi trồng thủy sản. Một số mô hình đã thử nghiệm thành công như trồng đay, trồng cỏ chất lượng cao VA06, trồng lạc vụ Thu Đông, lạc xen sắn, thanh long ruột đỏ, nuôi gà ác, gà sao, bồ câu pháp, cua đồng, ếch thương phẩm, cá rô đầu vuông... Đã tiến hành khảo nghiệm một số giống lúa mới như Nhị ưu 69, XT28, X33, QX4, P290, P6, Gia Lộc, PD211, nhằm chọn lọc tìm ra bộ giống thích hợp về năng suất, chất lượng, chống chịu sâu bệnh để dần thay thế một số giống có dấu hiệu thoái hóa. Kết quả triển khai các mô hình và khảo nghiệm các giống cây trồng, vật nuôi mới được đánh giá có hiệu quả và một số được triển khai nhân rộng. Đã tập trung đào tạo, tập huấn chuyển giao KHKT cho nông dân với 1.350 lớp cho trên 14.000 lượt người ở các xã, thị trấn trên địa bàn tham gia.
Thông qua đó, người nông dân sớm tiếp cận được với KHKT mới, những cây con mới, những mô hình tiến bộ để áp dụng và nhân rộng. Vì vậy, nhiều
vùng, nhiều địa phương đã tổ chức sản xuất nông nghiệp mang lại hiệu quả cao, đưa sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại hóa. Tuy nhiên, do đặc điểm đất đai manh mún, diện tích canh tác nhỏ hẹp nên việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỷ thuật vào sản xuất chưa có bước đột phá và còn hạn chế.
2.2.2. Thực trạng cơ cấu kinh tế hộ nông dân