Chấp hành dự toán bồi thường giải phóng mặt bằng các dự án hạ tầng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế tăng cường quản lý ngân sách nhà nước trong bồi thường, giải phóng mặt bằng các dự án hạ tầng tại huyện văn yên, tỉnh yên bái (Trang 59)

5. Kết cấu của luận văn

3.3.2. Chấp hành dự toán bồi thường giải phóng mặt bằng các dự án hạ tầng

hạ tầng

Huyện phê duyệt phương án bồi thường giải phóng mặt bằng, UBND Huyện kết hợp cùng địa phương để chi trả cho các đối tượng liên quan trên cơ sở dự toán bồi thường đã được duyệt. Cụ thể đối với Dự án đầu tư xây dựng Đường Thanh niên, thị trấn Mậu A, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái.

* Thực hiện thu hồi diện tích cần GPMB

Theo quy hoạch của Dự án sẽ phải thu hồi 1.060.087,5 m2 nhưng đến thời điểm hiện tại diện tích đất thu hồi được là 1.059.931,5m2. Trong đó: diện tích đất nông nghiệp đã thu hồi là 862.487,0m2 ít hơn so với diện tích đất nông nghiệp theo quy hoạch phải thu hồi là 27.758 m2. Sở dĩ, diện tích đất nông nghiệp còn lại chưa thu hồi được vì diện tích này đang xảy ra tranh chấp.

Bảng 3.6: Kết quả về đất đai đã thực hiện bồi thường GPMB

STT Chỉ tiêu

Thị trấn Mậu A Diện tích đã

thu hồi (m2)

Tổng diện tích theo quy hoạch

(m2)

1 Đất nông nghiệp 862.487,0 890.245,0

2 Đất phi nông nghiệp 197.444,5 169.842,5

3 Đất chưa sử dụng 0 0

Tổng 1.059.931,5 1.060.087,5

Biểu 3.3: Kết quả về đất đai đã thực hiện bồi thường GPMB

Diện tích đất phi nông nghiệp thu hồi được là 197.444,5m2 nhiều hơn so với mức quy hoạch phải thu về là 27.602m2. Như vậy, diện tích đất thu hồi theo đúng quy hoạch vẫn chưa đủ. Công tác bồi thường giải phóng mặt bằng là một trong những khâu quan trọng trong dự án. Vì khâu này hay gặp phải những tranh cãi, khiếu kiện do công tác bồi thường cho người bị thu hồi đất không phù hợp.

* Thực hiện chi bồi thường về tài sản trên đất tại huyện Văn Yên

Bảng 3.7: Kết quả bồi thường về tài sản trên đất

STT Danh mục bồi thường Thành tiền (đồng) I Kinh phí bồi thường về tài sản trên đất 651.916.250

1 Cây trồng, vật nuôi 58.154.000 2 Vật kiến trúc 252.547.000 3 Mồ mả và hỗ trợ khác 341.215.250 II Kinh phí khác (tổ chức KP GPMB, tái định cư…) 170.111.045 Tổng 822.027.295

Biểu 3.4: Kết quả bồi thường về tài sản trên đất

Dựa vào bảng số liệu ta thấy: Danh mục bồi thường trên đất gồm cây trồng, vật nuôi, trong tổng số 252 hộ gia đình bị thu hồi đất thì 100% đất đều gồm đất trồng lúa nên các hộ gia đình đều được hỗ trợ với tổng số tiền bồi thường là 58.154.000đ, chiếm 5,05% số tiền được bồi thường về tài sản trên đất. Diện tích đất quy hoạch cho dự án phải thu hồi đất của 1 số tổ chức nên trong quá trình thu hồi đất phải bồi thường về vật kiến trúc với tổng số tiền là 252.547.000đ, chiếm 21.92% số tiền bồi thường tài sản trên đất. Trong 03 danh mục được bồi thường thì danh mục bồi thường về mồ mả và hỗ trợ khác chiếm tỷ lệ cao với 73.03% số tiền bồi thường tài sản trên đất. Trong diện tích đất nằm trong quy hoạch có 02 mồ mả không tên nằm trên diện tích đất thu hồi. Vì vậy, Ban dự án đã phải hỗ trợ kinh phí di chuyển và mua đất để di chuyển những mồ mả này đến vị trí mới.

Bảng 3.8: Tổng hợp kinh phí hỗ trợ GPMB STT Danh mục hỗ trợ Số hộ Mức hỗ trợ Tổng kinh phí hỗ trợ (đồng) 1 HT ổn định đời sống và sản xuất 252 30kg gạo/hộ (12.000đ/kg) 90.720.000 2 HT đào tạo học nghề 218 2.100.000đ/hộ 457.800.000 3 HT gia đình chính sách 31 4.200.000đ/hộ 130.200.000 4 Thưởng tiến độ 190 3.200.000đ/hộ 608.000.000 5 Các khoản hỗ trợ khác 160 6.594.320.000 Tổng 851 7.881.040.000

(Nguồn: UBND Thị trấn Mậu A)

Biểu 3.5: Tổng hợp kinh phí chi hỗ trợ GPMB

+ Hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất: Trong tổng số 252 hộ gia đình bị thu hồi đất, diện tích đất bị thu hầu hết là diện tích đất trồng lúa. Để người dân

ổn định đời sống và sản xuất trong thời gian đầu khi bị thu hồi đất sản xuất thì mức hỗ trợ cho mỗi hộ dân là 30kg gạo/hộ với tổng số tiền hỗ trợ là 90.720.000đồng.

+ Hỗ trợ đào tạo học nghề: Dân số trong khu vực giải phóng mặt với độ tuổi từ 16 đến 60 tuổi đang chiếm tỷ lệ cao trong khu vực giải phóng mặt bằng do đó việc đào tạo nghề mới cho người dân để có nghề nghiệp việc làm là hết sức cần thiết. Số hộ được hỗ trợ học nghề là 218 hộ với số tiền hỗ trợ là 2.100.000đồng/hộ tổng số tiền là 457.800.000đồng.

+ Hỗ trợ gia đình chính sách: Có 31 hộ gia đình chính sách được trả mức hỗ trợ cho mỗi gia đình là 4.200.000 đồng/hộ với tổng số tiền là 130.200.000đ.

+ Hỗ trợ đối với những gia đình có tinh thần chấp hành nộp lại đất bị thu hồi đúng thời gian quy định thu hồi là 190 hộ với mức hỗ trợ là 3.200.000 đồng/hộ với tổng số tiền được hỗ trợ là 608.000.000 đồng.

+ Ngoài những mục hỗ trợ trên Ban dự án có các khoản hỗ trợ khác cho 252 hộ gia đình và các tổ chức cá nhân bị thu hồi đất với tổng số tiền là 6.594.320.000 đồng. Tổng kinh phí hỗ trợ cho các hộ gia đình và cá nhân, tổ chức bị thu hồi đất tại khu giải phóng mặt bằng với tổng số tiền là 7.881.040.000 đồng.

Tổng số hộ được hỗ trợ tái định cư tại chỗ là 155 hộ với tổng diện tích là 158.000 m2. Tổng số hộ được hỗ trợ tự lo chỗ ở tái định cư là 92 hộ với tổng diện tích là 95.000m2. Số hộ chuyển từ tại chỗ sang tự lo chỗ ở tái định cư là 25 hộ, tổng diện tích là 30.0002.

Có thể thấy công tác chấp hành dự toán bồi thường giải phóng mặt bằng các dự án hạ tầng được huyện tiến hành bám sát với dự toán. Trong công tác bồi thường đất đai giải phóng mặt bằng và bồi thường tài sản trên đất. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện bồi thường gặp phải những trở ngại từ phía người dân, do mức giá bồi thường quá thấp, dẫn đến một số hộ không đồng ý

nhận tiền bồi thường. Dẫn đến khó khăn cho người thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng.

3.3.3. Tình hình quyết toán

Vào thời điểm cuối năm tài chính 31/12 phòng kế hoạch – Tài chính Huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái thực hiện quyết toán NSNN với Sở Tài chính tỉnh Yên Bái về số NSNN được cấp để thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng các dự án hạ tầng được thực hiện tại Huyện Văn Yên cụ thể như sau:

Bảng 3.9: Kết quả quyết toán NSNN năm 2018

Đơn vị tính: Đồng

STT Nội dung Kế hoạch Thực tế quyết

toán I

Kinh phí phê duyệt bồi thường GPMB cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất là

8.031.040.000 7.881.040.000 1 HT ổn định đời sống và sản xuất 90.720.000 90.720.000 2 HT đào tạo học nghề 457.800.000 457.800.000 3 HT gia đình chính sách 130.200.000 130.200.000 4 Thưởng tiến độ 608.000.000 608.000.000 5 Các khoản hỗ trợ khác 6.744.320.000 6.594.320.000

II Kinh phí bồi thường về tài sản

trên đất 651.916.250 651.916.250 1 Cây trồng, vật nuôi 58.154.000 58.154.000 2 Vật kiến trúc 252.547.000 252.547.000 3 Mồ mả và hỗ trợ khác 341.215.250 341.215.250 III Kinh phí Tổ chức thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư

170.111.045 170.111.045

TỔNG CỘNG 8.853.067.295 8.703.067.295

Dự án đã tiến hành quyết toán số thực tế so với dự toán số tiền chênh lệch 1à do một số đất nông nghiệp chưa giải phóng được vì người dân không đồng ý với mức giá bồi thường của Nhà nước.

3.3.4. Thực trạng thanh tra, kiểm tra quản lý bồi thường giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện Văn Yên

Căn cứ vào quy định của Luật Đất đai, trong những năm qua các cấp, các ngành trong huyện đã và đang quản lý, giám sát việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất. Cấp uỷ Đảng, chính quyền Thị trấn thường xuyên quan tâm, chỉ đạo. Thực hiện tốt những văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai ở địa phương, đảm bảo quyền lợi, đồng thời cũng động viên và huy động được nhân dân tham gia đóng góp nghĩa vụ với nhà nước thông qua việc thực hiện các chính sách thuế và nộp tiền sử dụng đất.

Thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm về đất đai.

Trong những năm qua, từ khi Luật Đất đai năm 1993, Luật Đất đai năm 2003 và Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực thi hành. UBND Thị trấn đã phối hợp với Huyện Văn Yên đã tổ chức các đợt thanh tra, kiểm tra nhằm ngăn chặn và xử lý các trường hợp vi phạm pháp Luật Đất đai chủ yếu là tự ý chuyển mục đích sử dụng đất, lấn chiếm đất đai, tự ý chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

Giải quyết tranh chấp đất đai, giải quyết khiếu nại tố cáo các vi phạm trong việc quản lý và sử dụng đất đai:

Từ khi có Luật Đất đai, đặc biệt là Luật Đất đai năm 2003, Luật Đất đai năm 2013 và Luật khiếu nại, tố cáo có hiệu lực, công tác giải quyết đơn thư tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về lĩnh vực đất đai đã thay đổi một cách cơ bản và quan trọng. Cấp uỷ đảng, chính quyền đã xác định và nhận thức được tầm quan trọng của việc giải quyết đơn thư, củng cố công tác quản lý nhà nước cũng như ổn định tình hình chính trị xã hội ở địa phương. Trong những năm qua Đảng uỷ, UBND Thị trấn luôn quan tâm, chỉ đạo công tác quản lý đất đai ở địa

phương, cũng như quy định, quy chế liên quan đến công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo ở cơ sở. Tổng hợp đơn thư tranh chấp đất đai, khiếu nại, tố cáo trong thời gian qua có tăng lên. Tuy nhiên những vụ việc xảy ra không có tính chất nghiêm trọng, đơn thư khiếu nại, tố cáo đã được giải quyết kịp thời, hạn chế đơn thư khiếu nại vượt cấp.

3.4. Đánh giá kết quả công tác quản lý NSNN trong bồi thường, giải phóng mặt bằng các dự án hạ tầng tại huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái

3.4.1. Đánh giá kết quả công tác quản lý NSNN trong bồi thường, giải phóng mặt bằng các dự án hạ tầng tại huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái

Bảng 3.10: Kết quả lấy ý kiến người dân trong khu vực GPMB qua phiếu điều tra

STT Nội dung Số phiếu Tỷ lệ (%)

I Chỉ tiêu về việc bồi thường 80 100.00

1 Mức giá bồi thường

Thỏa đáng 52 65

Chưa thỏa đáng 28 35

2 Công tác bồi thường, GPMB Công tác đo đạc của các cấp chính quyền, cơ quan

Chính xác 62 77,5

Thiếu chính xác 18 22,5

II Tình hình đời sống của người dân sau khi thu hồi đất

1 Việc làm Ổn định 28 35 Chưa ổn định 52 65 2 Thu nhập Ổn định 26 32,5 Chưa ổn định 54 67,5

Để biết được những ý kiến của người dân trong khu vực giải phóng mặt bằng tác giả đã tiến hành điều tra với tổng số phiếu điều tra là 120 phiếu với kết quả như sau:

+ Ý kiến của người dân về mức giá bồi thường trong tổng số 80 phiếu được hỏi thì có 52 phiếu, chiếm 65% người dân thấy mức bồi thường là thỏa đáng; 28 phiếu người dân thấy mức bồi thường không thỏa đáng, chiếm 35%.

+ Ý kiến của người dân về công tác đo đạc của chính quyền, địa phương: số phiếu người dân cảm thấy chính xác là 62 phiếu, chiếm 77,5%. Số phiếu người dân thấy công tác đo đạc của chính quyền không chính xác là 18 phiếu, chiếm tỷ lệ thấp 22,5%.

+ Ý kiến của người về thủ tục giải quyết bồi thường: số hộ gia đình đánh giá thủ tục giải quyết bồi thường nhanh chóng, hợp lý là 24 hộ, chiếm tỷ lệ 30% thấp hơn so với các hộ gia đình đánh giá thủ tục bồi thường kéo dài với 56 hộ, chiếm tỷ lệ 70%.

+ Tình hình đời sống của người dân sau khi bị thu hồi đất: Số người dân có việc làm ổn định là 28 phiếu, chiếm tỷ lệ 35%; số hộ gia đình có đời sống chưa ổn định rất cao sau khi bị thu hồi vốn là 52 phiếu, chiếm 65%.

+ Diện tích đất sản xuất bị thu hồi nên nguồn thu nhập của người dân sẽ bị ảnh hưởng. Số hộ gia đình có nguồn thu nhập không ổn định sau khi bị thu hồi đất là 54 hộ, chiếm 67,5%. Số hộ có nguồn thu nhập ổn định là 26 hộ, chiếm tỷ lệ 32,5%. Sở dĩ, số hộ có nguồn thu nhập không bị ảnh hưởng sau khi bị thu hồi đất chủ yếu là những hộ có công việc ổn định, còn số hộ bị ảnh hưởng tới thu nhập là những hộ sản xuất nông nghiệp là chủ yếu.

Như vậy, chúng ta có thể thấy được ý kiến của người dân trong khu vực giải phóng mặt bằng có ý kiến không đồng tình với mức giá bồi thường; thủ tục giải quyết bồi thường kéo dài; thu nhập và công việc của người dân bị ảnh hưởng, không ổn định sau khi bị thu hồi đất chiếm tỷ lệ cao.

3.4.2. Đánh giá kết quả công tác quản lý ngân sách thông qua ý kiến của cán bộ chuyên môn của dự án cán bộ chuyên môn của dự án

Bảng 3.11: Tổng hợp kết quả ý kiến của cán bộ chuyên môn về công tác bồi thường giải phóng mặt bằng của dự án

STT Nội dung điều tra Tổng

Đồng ý Không đồng ý Số phiếu Tỷ lệ (%) Số phiếu Tỷ lệ (%) 1 Cán bộ thực hiện và quản lý đều có chuyên môn 10 7 70 3 30 2

Có sự tham gia đầy đủ của các cấp ngành 10 10 100 0 0 3 Công tác tuyên truyền, phổ biến được thực hiện tốt 10 9 90 1 10 4

Người dân hiểu biết về chính sách bồi thường GPMB

10 5 50 5 50

5

Người dân hài lòng về mức giá bồi thường và hỗ trợ 10 8 80 2 20 6 Tiến độ thực hiện bồi thường GPMB diễn ra nhanh chóng 10 3 30 7 70 7 Cần cải cách chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định cư 10 7 70 3 30

Để đánh giá được kết quả công tác giải phóng mặt bằng tác giả tiến hành lấy ý kiến của 20 cán bộ chuyên môn của đề án. Kết quả cụ thể:

+ Số cán bộ thực hiện và quản lý đều có chuyên môn: 07 số phiếu đồng ý, chiếm 70% và 03 phiếu không đồng ý, chiếu 30%.

+ Trong công tác giải phóng mặt bằng có sự tham gia đầy đủ của các cấp, ngành: Số phiếu đồng ý là 10 phiếu, chiếm tỷ lệ 100%.

+ Người dân hài lòng về mức giá bồi thường và hỗ trợ: Số cán bộ cho đồng cho rằng người dân hài lòng là 9 phiếu, chiếm 90% cao hơn so với số cán bộ cho rằng người dân không hài lòng về mức bồi thường là 10%.

+ Công tác tuyên truyền bỏ phiếu được thực hiện tốt: Số cán bộ đồng ý là 5 phiếu, chiếm tỷ lệ 50% bằng so với số phiếu không đồng ý chiếm 50%.

+ Số ý kiến cho rằng tiến độ thực hiện bồi thường GPMB diễn ra nhanh chóng: số phiếu đồng ý là 8 phiếu, chiếm tỷ lệ 80%. Số phiếu không đồng ý cho rằng tiến độ thực hiện bồi thường GPMB diễn ra nhanh chóng là 3 phiếu, chiếm tỷ lệ 30%.

+ Số cán bộ đồng ý với ý kiến cần cải cách chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định cư là 7 phiếu, chiếm tỷ lệ 70% cao hơn so với số ý kiến không đồng ý, chiếm 30%.

3.4.3. Đánh giá chung về quản lý ngân sách Nhà nước trong bồi thường GPMB tại huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái GPMB tại huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái

3.4.3.1. Ưu điểm

Hoạt động quản lý NSNN trong bồi thường giải phóng mặt bằng các dự án hạ tầng tại huyện Văn Yên đã ghi nhận những kết quả và được đánh giá khá tốt so với những thành tựu đạt được. So sánh với các huyện khác trong tỉnh Yên Bái, huyện Văn Yên luôn là tốp một trong các huyện hoàn thành khá tốt các chỉ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế tăng cường quản lý ngân sách nhà nước trong bồi thường, giải phóng mặt bằng các dự án hạ tầng tại huyện văn yên, tỉnh yên bái (Trang 59)