Quan điểm, định hướng hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế tăng cường quản lý ngân sách nhà nước trong bồi thường, giải phóng mặt bằng các dự án hạ tầng tại huyện văn yên, tỉnh yên bái (Trang 78 - 81)

5. Kết cấu của luận văn

4.1. Quan điểm, định hướng hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước

nước tại huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái

Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 322/QĐ-TTg ngày 21/3/2018 phê duyệt điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Yên Bái đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 với mục tiêu tổng quát nhằm khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế và cơ hội, đi đôi với từng bước đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng lực cạnh tranh và khả năng hội nhập, phát triển toàn diện, bền vững các mặt kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh; xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội theo hướng đồng bộ, hiện đại. Phấn đấu đến năm 2020, Yên Bái trở thành tỉnh phát triển khá trong vùng trung du và miền núi phía Bắc; đến năm 2030 tỉnh Yên Bái trở thành một trong những trung tâm công nghiệp, dịch vụ, văn hóa, xã hội của vùng trung du và miền núi phía Bắc.

Qua đó, tỉnh Yên Bái đặt mục tiêu phấn đấu về kinh tế đến năm 2020, tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân đạt trên 7%/năm giai đoạn 2016-2020, GRDP bình quân đầu người đạt 50 triệu đồng trở lên; giá trị xuất khẩu đạt khoảng 200 triệu USD, thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt trên 3.000 tỷ đồng vào năm 2020, tổng vốn đầu tư phát triển 5 năm 2016-2020 đạt khoảng 60.000 tỷ đồng và mục tiêu đến năm 2030, tốc độ tăng GRDP bình quân từ 8%/năm trở lên giai đoạn 2021-2030 GRDP bình quân đầu người đạt trên 200 triệu đồng; giá trị xuất khẩu đạt khoảng 700 triệu USD, thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đến năm 2030 đạt từ 12.000 tỷ đồng trở lên, tổng vốn đầu tư phát triển giai đoạn 2021-2030 đạt khoảng 220.000 tỷ đồng.

Gắn với các mục tiêu phát triển về kinh tế là định hướng phát triển các ngành, lĩnh vực mà tỉnh có thế mạnh như: Phát triển nông, lâm nghiệp, thủy sản theo hướng sản xuất hàng hóa lớn tập trung và bền vững, áp dụng công nghệ hiện đại gắn với chế biến sâu và mạng lưới phân phối tiêu thụ sản phẩm. Đẩy mạnh thu hút đầu tư vào sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản công nghệ cao, thân thiện với môi trường; tiếp tục xác định phát triển công nghiệp là khâu đột phá, tạo động lực cho phát triển kinh tế nhanh, bền vững, gắn với chuyển dịch cơ cấu lao động và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tập trung phát triển công nghiệp chế biến sâu khoáng sản; công nghiệp chế biến các sản phẩm nông, lâm sản, thủy sản; công nghiệp phụ trợ; công nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Đồng thời phát triển 03 khu công nghiệp chính là phía Nam, Minh Quân và Âu Lâu, tăng cường thu hút đầu tư xây dựng kinh doanh hạ tầng khu, cụm công nghiệp để tạo sức hấp dẫn thu hút các dự án đầu tư, đặc biệt ưu tiên phát triển thêm các khu công nghiệp trong khu vực hành lang kinh tế dọc cao tốc Nội Bài - Lào Cai. Huy động nguồn lực cho đầu tư phát triển du lịch tại các khu du lịch trọng điểm như hồ Thác Bà, ruộng bậc thang Mù Cang Chải, Suối Giàng… tập trung thu hút đầu tư các dịch vụ du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, tài chính ngân hàng, vận tải logictics, khai thác lợi thế sẵn có, tạo bứt phá về tốc độ tăng trưởng và đa dạng hóa các sản phẩm, nhất là phát triển các sản phẩm dịch vụ có chất lượng cao. Phấn đấu trong giai đoạn 2021 - 2025, Yên Bái trở thành một trung tâm du lịch, thương mại trong nội địa của vùng trung du và miền núi phía Bắc.

Để đạt được các mục tiêu đề ra tỉnh sẽ tập trung đẩy mạnh cải cách thể chế gắn với cải cách thủ tục hành chính nhằm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, bình đẳng, thu hút nhiều hơn nữa các nguồn lực đầu tư thuộc mọi thành phần kinh tế cho đầu tư phát triển nhất là thu hút các nhà đầu tư chiến lược, xây dựng đồng bộ . Đồng thời tăng cường tích cực thực hiện tốt công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư đây là điều kiện quan trọng thúc đẩy

phát triển kinh tế - xã hội và là động lực chính vừa thu hút đầu tư, vừa đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án trên địa bàn huyện Văn Yên nhưng đồng thời cũng ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người dân.

Các tổ chức Đảng, chính quyền và người dân cần xác định công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư là công việc của cả hệ thống chính trị theo hướng tổ chức Đảng tập trung lãnh đạo, chính quyền tích cực triển khai thực hiện, các đoàn thể tích cực vận động nhân dân thực hiện. Trong thời gian triển khai thực hiện các dự án, dù lớn hay nhỏ, các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, các đoàn thể đều nêu cao tinh thần trách nhiệm trong công tác phối hợp thực hiện nhiệm vụ, công tác vận động thuyết phục nhân dân chấp hành các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về đất đai, bồi thường, GPMB và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất...

Theo quy định tại Điều 74 của Luật Đất đai 2013 thì: “Phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được phê duyệt khi đạt được ít nhất 70% ý kiến đồng ý của những người tham gia ý kiến từ cộng đồng dân cư địa phương”. Chính vì vậy, việc nâng cao nhận thức của người dân về chính sách thu hồi đất, bồi thường hỗ trợ tái định cư để họ có thể hiểu đầy đủ và chính xác là hết sức cần thiết.

Nâng cao nhận thức của người dân về công tác giải phóng mặt bằng. Cần phải tuyên truyền để người dân hiểu ý nghĩ và tầm quan trọng của công tác giải phóng mặt bằng là việc cần thiết phải thực hiện trong quá trình phát triển toàn tỉnh Yên Bái nói chung của huyện Văn Yên nói riêng, mang lại lợi ích căn bản, lâu dài đối với bản thân người bị thu hồi đất khi địa phương có điều kiện để phát triển kinh tế - xã hội. Thực hiện công khai hoá, dân chủ hoá trong công tác giải phóng mặt bằng ở tất cả các cấp từ các phòng ban của UBND huyện, các xã thị trấn và các tổ chức đoàn thể như Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế tăng cường quản lý ngân sách nhà nước trong bồi thường, giải phóng mặt bằng các dự án hạ tầng tại huyện văn yên, tỉnh yên bái (Trang 78 - 81)