Hoàn thiện công tác lập dự toán ngân sách nhà nước trong bồi thường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế tăng cường quản lý ngân sách nhà nước trong bồi thường, giải phóng mặt bằng các dự án hạ tầng tại huyện văn yên, tỉnh yên bái (Trang 81 - 86)

5. Kết cấu của luận văn

4.2.1. Hoàn thiện công tác lập dự toán ngân sách nhà nước trong bồi thường

trong bồi thường giải phóng mặt bằng các dự án hạ tầng tại huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái

Dựa trên những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân của các hạn chế, đồng thời dựa trên quan điểm, định hướng hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước của huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước trong bồi thường giải phóng mặt bằng của huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái trong thời gian tới. Các giải pháp cụ thể là:

4.2.1. Hoàn thiện công tác lập dự toán ngân sách nhà nước trong bồi thường giải phóng mặt bằng thường giải phóng mặt bằng

Xét trong quy trình ngân sách thì lập dự toán được coi là khâu mở đầu có tầm quan trọng đặc biệt và đây là công việc bắt buộc phải thực hiện không thể thiếu trong công tác quản lý NS nói chung và quản lý NSNN trong bồi thường giải phóng mặt bằng nói riêng. Khâu lập dự toán NSNN trong bồi thường giải phóng mặt bằng huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái vẫn còn nhiều hạn chế. Để lập dự toán NSNN trong bồi thường giải phóng mặt bằng được chính xác, cần phải hoàn thiện:

* Chính sách bồi thường, hỗ trợ về đất, giá đất

Cần khảo sát một cách toàn diện để có đủ thông tin, sử dụng phương pháp xác định giá đất một cách công khai, căn cứ theo từng loại đất, hạng đất, từng vùng và mức độ hoàn thiện cơ sở hạ tầng của khu vực cần định giá. Để xác định giá đất sát giá thị trường, Nhà nước cần giao cho một cơ quan độc lập thực hiện nhiệm vụ này, việc thu thuế chuyển nhượng quyền sử dụng đất Nhà nước cần nghiên cứu thu cho phù hợp.

* Bồi thường, hỗ trợ về tài sản trên đất bị thu hồi

sao cho sát với thị trường để tránh sự chênh lệch. Chính sách bồi thường, hỗ trợ về tài sản tuy không phức tạp như bồi thường về đất nhưng cũng gặp nhiều khó khăn. Vì trên thực tế tài sản của các hộ gia đình, của các tổ chức, cá nhân rất đa dạng và phong phú. Đối với tài sản là nhà cửa, vật kiến trúc, cây trồng trên đất sau khi đã có quyết định thu hồi đất hoặc sau khi quy hoạch đã được công bố theo quy định thì kiên quyết không bồi thường. Những tài sản gắn liền với đất được tạo lập trước khi có quyết định thu hồi đất mà trái với mục đích sử dụng đất đã được xác định trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất như làm nhà và công trình trên đất nông nghiệp, đất trồng cây lâu năm thì cũng không bồi thường. Giá bồi thường về tài sản phải sát với giá thực tế trên thị trường trong điều kiện bình thường. Chủ thể thực hiện giải pháp này là UBND huyện Văn Yên cần phải đưa ra giá vật kiến trúc, cây cối, hoa màu… kịp thời, chính xác đúng thời điểm, phù hợp với từng địa phương cụ thể để công tác áp giá đền bù, trên cơ sở đó đưa ra phương án thu hồi đất được người dân ủng hộ chấp thuận.

* Chính sách hỗ trợ và ổn định cuộc sống

Việc khôi phục lại cuộc sống cũng như tạo điều kiện cho người bị thu hồi đất có nguồn thu nhập mới là vấn đề cần quan tâm, điều này không chỉ là trách nhiệm của chủ đầu tư mà còn là trách nhiệm của cả chính quyền địa phương. Một mặt phải bảo đảm cho người dân bị ảnh hưởng do bị thu hồi đất có cuộc sống tốt hơn hoặc ít nhất bằng trước lúc di chuyển, mặt khác như một biện pháp hữu hiệu hạn chế giải quyết những hậu quả xấu khác. Do vậy, cần có những chính sách, biện pháp khôi phục cuộc sống cho họ như: Hỗ trợ đào tạo chuyển nghề, tuyển dụng lao động, hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế... Nếu áp dụng được các giải pháp tổng thể về việc xác định giá đất để đưa ra được giá đất tính bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng sát với thực tế và cân đối hài hòa được các nguồn lợi của nhà nước và của người dân (thu ngân sách từ nộp tiền sử dụng đất, thuế chuyển nhượng quyền sử dụng đất...) thì người dân sẽ

đồng tình hợp tác trong kiểm đếm nhận đền bù, như vậy sẽ đẩy nhanh được tiến độ giải phóng mặt bằng, đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án.

* Đa dạng hơn các phương pháp tạo lập quỹ nhà đất tái định cư

Việc tạo quỹ nhà đất tái định cư áp dụng cả việc đầu tư xây dựng mới, mua lại nhà ở đã được đầu tư xây dựng của các tổ chức kinh tế và quy định các chủ dự án được giao đất thực hiện dự án xây dựng nhà ở để bán phải dành một tỷ lệ nhà đất để làm quỹ nhà phục vụ cho tái định cư của địa phương. Để thực hiện tốt nhiệm vụ giải phóng mặt bằng góp phần tích cực vào việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án, thì nhất thiết phải xây dựng trước các khu tái định cư, đáp ứng yêu cầu của các hộ phải di chuyển để giải phóng mặt bằng. Khu tái định cư phải đảm bảo có điều kiện bằng hoặc tốt hơn so với nơi mà họ phải di dời để giải phóng mặt bằng. Đồng thời với việc đầu tư xây dựng các khu tái định cư tập trung, tăng mức hỗ trợ tái định cư tự tìm theo nguyên tắc hộ tự tìm đất tái định cư và hộ tái định cư tập trung ngang bằng về lợi ích kinh tế để giảm áp lực cho các khu tái định cư tập trung.

Từ đó sẽ hoàn thiện công tác lập dự toán NSNN trong bồi thường giải phóng mặt bằng các dự án hạ tầng một cách chính xác là cơ sở quan trọng trong việc chấp hành dự toán NSNN trong bồi thường giải phóng mặt bằng.

4.2.2.Hoàn thiện công tác chấp hành ngân sách nhà nước

a. Cần phân bổ nguồn vốn cho giải phóng mặt bằng hợp lý, đảm bảo lợi ích của người dân và giải quyết vấn đề hỗ trợ nhà ở và việc làm cho người dân sau khi bị thu hồi đất.

Trong quá trình thực hiện việc đền bù giải phóng mặt bằng, một phần do kinh phí ngân sách nhà nước cấp được thực hiện theo giai đoạn, dẫn đến trong quá trình thực hiện giải ngân, cơ quan thực hiện thường phân bổ phần kinh phí cho đầu tư vào cơ sở hạ tầng và làm chậm trễ trong quá trình giải quyết vấn đề nhà ở và hỗ trợ việc làm cho những hộ dân bị thu hồi đất. Chính

điều này đã gây khó khăn trong những giai đoạn quản lý NSNN về đền bù giải phóng mặt bằng ở những giai đoạn tiếp theo.

Để có thể thực hiện tốt công tác quản lý NSNN trong đền bù và giải phóng mặt bằng, đòi hỏi cán bộ quản lý cần xây dựng kế hoạch đền bù sao cho phù hợp và đảm bảo được cuộc sống của người dân sau khi bị thu hồi đất.

b. Cần giúp người dân có nhận thức đầy đủ về chính sách bồi thường của Nhà nước.

Cần phối kết hợp chặt chẽ hơn nữa giữa các phòng ban liên quan trong thị xã như: Phòng Tài nguyên và Môi trường, phòng Quản lý dự án, phòng Kinh tế, phòng Tài chính - Kế hoạch, UBND cấp xã, Huyện và các đoàn thể nhân dân, trong mọi quá trình của công tác giải phóng mặt bằng, tổ chức các buổi làm việc chung, thảo luận, bàn giải pháp giữa các phòng ban khi có vướng mắc trong quá trình thực hiện. Đặc biệt mối quan hệ giữa phòng Tài nguyên và Môi trường với Trung tâm phát triển quỹ đất, đây là hai đơn vị thực hiện chính công tác giải phóng mặt bằng, cần phải bổ sung, hỗ trợ cho nhau, cần thường xuyên được trao đổi về nghiệp vụ thống nhất trong cách làm việc, đưa ra những giải pháp tháo gỡ khó khăn của dự án để công tác giải phóng mặt bằng được thực hiện nhanh nhất.

Tránh việc đùn đẩy trách nhiệm giữa các phòng ban chuyên môn, UBND thị xã cần nêu rõ nhiệm vụ trong từng công việc cụ thể tại kế hoạch giải phóng mặt bằng của từng dự án. Đưa ra thời gian cụ thể cho từng giai đoạn cho từng công việc cụ thể của các phòng ban, xã phường. Đối với mỗi giai đoạn khi quá hạn cần đôn đốc bằng văn bản để không làm ảnh hưởng đến thời gian thực hiện của các đơn vị khác.

c. Nâng cao năng lực và quy mô của cán bộ giải phóng mặt bằng

Một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến công tác quản lý NSNN về giải phóng mặt bằng, chính là năng lực và quy mô của cán bộ giải phóng mặt bằng. Do số lượng cán bộ thực hiện công việc giải phóng mặt bằng

tại huyện Văn Yên còn hạn chế, dẫn đến công tác giải phóng mặt bằng còn chậm chễ. Đồng thời do trình độ chuyên môn chưa cao, nên trong quá trình thực hiện đền bù giải phóng mặt bằng còn gây ra những vướng mắc giữa người thực hiện và người được đền bù giải phóng mặt bằng. Chính vì vậy huyện cần có chính sách:

- Lựa chọn tuyển dụng bổ sung cán bộ thực hiện công tác giải phóng mặt bằng, để đảm bảo công việc được thực hiện theo đúng kế hoạch.

- Cứ cán bộ thực hiện công tác đền bù giải phóng mặt bằng phù hợp tham gia các lớp tập huấn, các lớp triển khai thực hiện công tác đền bù giải phóng mặt bằng. Điều này giúp cho cán bộ thực hiện công tác đền bù giải phóng mặt bằng sẽ làm đúng chức trách của mình và tuân thủ đúng quy định của nhà nước.

Công tác tổ chức chấp hành ngân sách cần cụ thể hóa dự toán cho đã được duyệt có chia ra từng quí, tháng để chỉ đạo quá trình thực hiện phải dựa trên những căn cứ, cơ sở khoa học, đảm bảo với tình hình thực tế của địa phương.

d. Ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý NSNN về đền bù giải phóng mặt bằng

Khi công nghệ thông tin ngày càng phát triển, đã giúp cho công tác theo dõi, quản lý trở lên đơn giản hơn. Nhưng do điều kiện ở khu vực tuyến huyện miền núi. Nên huyện Văn Yên vẫn còn hạn chế trong công tác ứng dựng công nghệ thông tin vào công tác quản lý NSNN về đền bù giải phóng mặt bằng. Vậy để có thể thực hiện tốt ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý NSNN về đền bù giải phóng mặt bằng, huyện Văn Yên cần:

- Đầu tư cơ sở hạ tầng, máy móc thiết bị để phục vụ ứng dụng công nghệ thông tin.

- Cứ cán bộ đi học tập và nghiên cứu, nhằm ứng dụng tốt hơn công nghệ thông tin vào quản lý NSNN về đền bù giải phóng mặt bằng, huyện Văn Yên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế tăng cường quản lý ngân sách nhà nước trong bồi thường, giải phóng mặt bằng các dự án hạ tầng tại huyện văn yên, tỉnh yên bái (Trang 81 - 86)