Các yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế tăng cường quản lý ngân sách nhà nước trong bồi thường, giải phóng mặt bằng các dự án hạ tầng tại huyện văn yên, tỉnh yên bái (Trang 74 - 76)

5. Kết cấu của luận văn

3.5.1. Các yếu tố chủ quan

- Bộ máy quản lý và năng lực cán bộ

Bộ máy quản lý ngân sách nhà nước cấp huyện được xây dựng khá chặt chẽ, đó là sự kết hợp giữa HĐND huyện, UBND huyện, phòng Kế hoạch - Tài chính huyện, Kho bạc Nhà nước huyện, Chi cục Thuế huyện, các đơn vị dự toán và UBND các xã, thị trấn trên địa bàn huyện. Trong bộ máy quản lý ngân sách

nhà nước đã phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn của các cơ quan, đơn vị, từ đó tạo sự thống nhất trong công tác quản lý ngân sách nhà nước huyện Văn Yên. Tuy nhiên, trình độ năng lực của cán bộ kế toán ở một số đơn vị sử dụng ngân sách còn hạn chế, nhất là đối với cán bộ kế toán xã. Kết quả này đang nằm ở giữa mức phân vân và đồng ý. Bên cạnh đó, vị trí cán bộ kế toán xã thay đổi thường xuyên nên thiếu kiến thức chuyên môn về công tác kế toán. Do vậy, khả năng nhận thức về luật và các văn bản chế độ về quản lý NSNN của các cán bộ này còn hạn chế. Từ đó, khả năng tham mưu cho thủ trưởng trong việc xây dựng các chế độ chi tiêu cho phù hợp với chế độ do cơ quan chức năng ban hành là thấp và việc kiểm soát các khoản chi tại đơn vị cho đúng chế độ gặp nhiều khó khăn và kém hiệu quả. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quản lý ngân sách nhà nước của huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái.

- Ý thức chấp hành của các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước

Ý thức tự giác chấp hành pháp luật của một số đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước chưa cao. Ngoài ra, trong chấp hành dự toán, luôn tìm cách khai thác những sơ hở trong các chế độ chi tiêu để thực hiện những khoản chi chỉ vì lợi ích cá nhân mà không tính đến hiệu quả, từ đó dẫn đến lãng phí, kém hiệu quả trong sử dụng ngân sách nhà nước.

- Sự phối hợp giữa các cấp, các ngành và các đơn vị trong công tác quản lý, điều hành chi ngân sách nhà nước trong bồi thường giải phóng mặt bằng

Ở huyện Văn Yên hiện có 03 cơ quan tham gia quản lý ngân sách nhà nước cấp huyện là phòng Tài chính - Kế hoạch huyện, Chi cục Thuế huyện và Kho bạc Nhà nước huyện. Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Văn Yên chịu sự quản lý của Uỷ ban nhân dân huyện Văn Yên và sự quản lý về chuyên môn của Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Yên Bái, là cơ quan chuyên môn, tham mưu giúp Uỷ ban nhân dân huyện quản lý Nhà nước trên lĩnh vực tài chính ngân sách. Trình Uỷ ban nhân dân huyện ban hành các văn bản triển khai thực hiện các chính sách, chế độ và pháp luật về lĩnh vực tài chính ngân

sách; hướng dẫn các cơ quan, đơn vị dự toán ngân sách thuộc địa phương, UBND các xã, thị trấn xây dựng dự toán ngân sách, phương án phân bổ ngân sách và tổng hợp quyết toán ngân sách hàng năm. Chi cục Thuế huyện, Kho bạc Nhà nước huyện Văn Yên là hai cơ quan trực thuộc ngành dọc thuộc Bộ Tài chính. Chi cục Thuế huyện có chức năng tổ chức thực hiện công tác quản lý thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của ngân sách nhà nước thuộc phạm vi nhiệm vụ của ngành thuế trên địa bàn huyện theo quy định của pháp luật. Chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan đôi khi còn chưa rõ ràng, dẫn đến chồng chéo, trùng lắp công việc, làm cho quản lý ngân sách kém hiệu quả hơn, ngân sách không phát huy được vai trò là công cụ tài chính hữu hiệu của chính quyền địa phương, khiến quy trình ngân sách phức tạp do phải qua nhiều đầu mối. Năng lực phối hợp hoạt động giữa 3 cơ quan chưa cao, có lúc còn gặp các khó khăn, vướng mắc chưa xử lý và tháo gỡ kịp thời. Bên cạnh đó, một số ban ngành chưa thực sự quan tâm phối hợp với ngành thuế trong công tác quản lý thu thuế, đôi khi còn có quan điểm cho rằng công tác quản lý thu thuế là của ngành thuế.Điều này gây khó khăn cho công tác quản lý ngân sách nhà nước của huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế tăng cường quản lý ngân sách nhà nước trong bồi thường, giải phóng mặt bằng các dự án hạ tầng tại huyện văn yên, tỉnh yên bái (Trang 74 - 76)