Phương pháp thu thập thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý nhà nước về hoạt động huy động vốn tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh bắc giang (Trang 55 - 58)

5. kết cấu của đề tài

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

2.2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp

Luận văn sử dụng những tài liệu thứ cấp (các báo cáo sơ kết, tổng kết hoạt động của NHNN chi nhánh tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2017-2019 về quản lý hoạt động huy động vốn tại các NHTM). Việc thu thập thông tin thứ cấp giúp cung cấp đầy đủ, chính xác và toàn diện toàn bộ hệ thống thông tin liên quan đến quản lý nhà nước về hoạt động huy động vốn tại các NHTM của NHNN chi nhánh tỉnh Bắc Giang từ năm 2017 đến năm 2019. Từ các số liệu này để phân tích quản lý nhà nước về hoạt động huy động vốn tại các NHTM trên địa bàn tỉnh và đưa ra giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về huy động vốn tại các NHTM ở Bắc Giang. Ngoài ra, luận văn còn tham khảo thêm một số thông tin, số liệu thứ cấp trên các phương tiện thông tin đại chúng, luận án, luận văn, các sách, tạp chí, các website có liên quan do tác giả tổng hợp và xử lý.

2.2.1.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp

Thông tin sơ cấp được tác giả thu thập thông qua điều tra, phỏng vấn các công chức làm công tác lập kế hoạch huy động vốn cho các NHTM, công chức

tham gia thanh tra giám sát hoạt động huy động vốn của các NHTM ở NHNN chi nhánh tỉnh Bắc Giang, các cán bộ lãnh đạo của các NHTM tại Bắc Giang.

Bảng 2.1: Thống kê số lao động tại các NHTM tham gia công tác lãnh đạo chỉ đạo và tham gia hoạt động huy động vốn trên địa bàn

tỉnh Bắc Giang STT NHTM Số cán bộ 1 Agribank CN Tỉnh BG 48 2 Agribank CN BG II 32 3 Vietinbank BG 28 4 BIDV BG 21 5 Vietcombank BG 19 6 VPBank BG 12 7 LPB BG 9 8 DongABank BG 12 9 ACB BG 7 10 BacABank BG 6 11 OceanBank BG 5 12 Techcombank BG 16 13 NCB BG 5 14 MB BG 11 15 MSB BG 9 16 HDBank BG 8 Tổng cộng 248

Nguồn: Số liệu khảo sát của tác giả

Đối tượng điều tra: Luận văn điều tra hai nhóm đối tượng có liên quan

chặt chẽ đến quản lý nhà nước về hoạt động huy động vốn tại các NHTM trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, cụ thể như sau:

nhiệm vụ liên quan đến quản lý nhà nước về hoạt động huy động vốn tại các NHTM trên địa bàn và giám đốc NHNN chi nhánh tỉnh Bắc Giang. Tổng số là 16 người. Các đối tượng này là những người trực tiếp tham gia quá trình quản lý nhà nước về hoạt động huy động vốn, đóng vai trò quyết định đến kết quả của hoạt động.

+ Đối tượng thứ hai: những lãnh đạo, cán bộ tham gia công tác huy động vốn tại các NHTM trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. Theo thống kê của NHNN chi nhánh tỉnh Bắc Giang đến ngày 31/12/2019, số lượng là 248 người (tham khảo bảng 2.1). Các đối tượng này là những người trực tiếp chịu sự quản lý của NHNN chi nhánh tỉnh trong hoạt động huy động vốn, cũng là thành tố quan trọng có ảnh hưởng đến kết quả quản lý.

Như vậy, tổng số phiếu điều tra phát ra sẽ là 264 phiếu. Chi tiết nội dung các phiếu điều tra thể hiện tại Phụ lục Phiếu khảo sát, được sử dụng để phục vụ đánh giá thực trạng hoạt động quản lý nhà nước về hoạt động huy động vốn tại các NHTM trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.

Xây dựng thang đo

Thang đo là công cụ dùng để mã hóa các biểu hiện khác nhau của các đặc trưng nghiên cứu. Phương pháp tiến hành điều tra hai đối tượng trên là bằng bảng câu hỏi. Để xác định ý kiến phản hồi của người tham gia trả lời bảng hỏi điều tra, tác giả sử dụng các câu hỏi với thang đo 5 bậc, thang đánh giá Likert dựa trên mức độ đồng ý của các đối tượng với nội dung các câu hỏi tác giả đưa ra.

Ý nghĩa của thang đo Likert

Thang đo mang ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện điều tra khảo sát, giúp tác giả có được những phản hồi chi tiết nhất có thể, để từ đó, đánh giá sự ảnh hưởng của các nhân tố chủ quan và khách quan đến hoạt động quản lý nhà nước về huy động vốn tại các NHTM trên địa bàn tỉnh một cách hiệu quả nhất. Kết quả khảo sát là cơ sở thực tiễn chắc chắn, góp phần giúp tác giả đưa ra được ý kiến phân tích đáng tin cậy về thực trạng quản lý nhà nước về hoạt động huy động vốn tại các NHTM trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.

Bảng 2.2: Thang đánh giá Likert

Mức Ý nghĩa

1 Hoàn toàn không đồng ý

2 Không đồng ý

3 Bình thường

4 Đồng ý

5 Hoàn toàn đồng ý

Nguồn: (Đỗ Hoàng Thịnh, 2018)

Thiết kế bảng câu hỏi: Bảng câu hỏi bao gồm một tập hợp các câu hỏi

và các câu trả lời được sắp xếp theo một logic nhất định. Bảng câu hỏi là phương tiện dùng để giao tiếp giữa người nghiên cứu và người được hỏi trong tất cả các phương pháp phỏng vấn.Thiết kế và trình bày bảng câu hỏi: Bảng câu hỏi được thiết kế trình bày trên 4 trang giấy A4, với cấu trúc như ở phần phụ lục đã trình bày và được gửi kèm qua thư điện tử và sau đó in trên giấy A4 để thuận tiện cho việc hỏi, lưu trữ và thống kê.Điều tra trắc nghiệm bảng câu hỏi: Sau khi thiết kế, bảng hỏi được gửi trước cho 32 người (gồm 16 cán bộ thuộc NHNN chi nhánh tỉnh Bắc Giang và 16 cán bộ lãnh đạo đứng đầu các NHTM trên địa bàn tỉnh) để xin ý kiến và hiệu chỉnh bảng hỏi trước khi chính thức nghiên cứu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý nhà nước về hoạt động huy động vốn tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh bắc giang (Trang 55 - 58)