Quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp tại Chi cục Thuế huyện Quan Hóa,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp tại chi cục thuế huyện mường khương, tỉnh lào cai (Trang 30 - 32)

5. Bố cục của luận văn

1.2.1. Quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp tại Chi cục Thuế huyện Quan Hóa,

Hóa, tỉnh Thanh Hóa

Huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa là địa phương miền núi nằm ở phía tây bắc tỉnh Thanh Hóa, giáp với huyện Mường Lát, huyện Mộc Châu (tỉnh Hòa Bình). So với các huyện khác, Quan Hóa gặp tương đối nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên, nhờ có sự quyết tâm cũng như quản lý, điều hành hợp lý của các cấp chính quyền cùng như Cục Thuế tỉnh, Chi cục Thuế huyện, năm 2018 tổng thu ngân sách của huyện đã đạt được 22,054 tỷ đồng đạt 112,4% so với dự toán Cục thuế và dự toán HĐND huyện giao, so với dự toán phấn đấu đạt 109,1% và so với cùng kỳ 112,7%. Một số lĩnh vực quan trọng đạt và vượt chi tiêu cao so với cùng kỳ đó là số thu thuế công thương nghiệp - ngoài quốc doanh, thuế thu nhập cá nhân.... Kết quả này có đóng góp không nhỏ từ Chi cục Thuế huyện Quan Hóa. Tính đến thời điểm hết năm 2018, Chi cục thuế huyện đang quản lý 56 doanh nghiệp, HTX đang hoạt động (43 doanh nghiệp và 13 hợp tác xã), trong đó có 50 đơn vị đang hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, chế biến lâm sản, khai thác tài nguyên khoáng sản , dịch vụ nông nghiệp, khách sạn, thương mại và 6 doanh nghiệp xây dựng cơ bản. hiện có 49/56 doanh nghiệp đăng ký nộp thuế điện tử. Công tác quản lý nợ và cưỡng

chế nợ thuế, trong năm, qua bộ phận quản lý nợ thuế theo đúng trình tự, thủ tục quy định. Trong năm công tác thu nợ đạt 2,34 tỷ đồng. Hết năm 2018 số nợ có khả năng thu còn 872 triệu đồng, đưa tỷ lệ nợ đọng xuống mức 5%. (Chi cục Thuế huyện Quan Hóa, 2018)

Đề đạt được kết quả trên, Chi cục Thuế huyện Quan Hóa đã định kỳ tiến hành tổng kết công tác thuế nghiêm túc đánh giá những mặt mạnh và mặt còn hạn chế để rút kinh nghiệm nhằm nâng cao hiệu quả công tác. Những kinh nghiệm chính đi đến thành công được Chi cục tổng kết lại như sau:

- Trú trọng công tác tập huấn cho doanh nghiệp, hỗ trợ cài đặt nâng cấp các phần mềm khai thuế, hướng dẫn quyết toán thuế.

- Tăng cường công tác tuyên truyền hỗ trợ cho doanh nghiệp nộp thuế, đồng thời khuyến khích doanh nghiệp khởi nghiệp, thành lập doanh nghiệp mới.

- Phối hợp chặt chẽ với các cấp, các ngành, các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp thực hiện tốt kế hoạch nhiệm vụ, tăng cường giám sát, kiểm soát các nguồn thu và chú trọng công tác thanh, kiểm tra, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật thuế đến nhân dân và các tổ chức doanh nghiệp trên địa bàn huyện để người chịu thuế tự giác nộp thuế, tiếp tục rà soát, mở rộng đối tượng chịu thuế

- Tăng cường công tác quản lý thu, đảm bảo thu đúng, thu đủ tạo môi trường kinh doanh bình đẳng đối với người nộp thuế, làm tốt công tác quản lý thu nợ thuế, hoàn thuế, đổi mới công tác thanh tra, kiểm tra thuế. Tăng cường công tác phối hợp với các ngành liên quan để hoàn thành và vượt mức dự toán được giao, nâng cao ứng dụng công nghệ thông tin trong kê khai thuế và xây dựng cơ sở dữ liệu thuế;

- Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức ngành thuế giỏi về chuyên môn, tinh thông về nghiệp vụ, chuyên nghiệp, minh bạch, liêm chính, đổi mới. Xây dựng hình ảnh tốt đẹp về người làm công

tác thuế, là đối tác tin cậy của mọi tổ chức, cá nhân trong cộng đồng xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp tại chi cục thuế huyện mường khương, tỉnh lào cai (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)