Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp tại chi cục thuế huyện mường khương, tỉnh lào cai (Trang 35)

5. Bố cục của luận văn

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Khung phân tích

Để thực hiện cứu về “quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp tại Chi cục Thuế huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai”, nghiên cứu tiến hành phân tích công tác quản lý thu thuế đối với đối tượng là doanh nghiệp trên địa bàn huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai do Chi cục Thuế huyện Lào Cai là đơn vị trực tiếp thực hiện công tác quản lý. Nghiên cứu được thực hiện trên cơ sở phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp bao gồm: các yếu tố khách quan là hệ thống chính sách, văn bản pháp luật của Nhà nước trong lĩnh vực quản lý thu thuế, vấn đề toàn cầu hóa và mở cửa nền kinh tế và các yếu tố chủ quan bao gồm: các hoạt động tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế, trình độ, năng lực của các cán bộ làm công tác quản lý thuế, cơ sở vật

chất phục vụ cho công tác quản lý cũng như sự hiểu biết và ý thức tuân thủ pháp luật của các đối tượng nộp thuế. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp để tăng cường hiệu quả công tác quản lý thu. Khung phân tích của nghiên cứu được mô tả tại sơ đồ dưới đây.

Nguồn: Mô tả của tác giả

Hình 2.1: Khung phân tích

2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu

Để thực hiện việc nghiên cứu, đề tài tiến hành thu thập các số liệu liên quan đến công tác quản lý thu thuế đối với đối tượng doanh nghiệp. Các thông tin chủ yếu được sử dụng trong đề tài là các số liệu thứ cấp được thu thập từ các nguồn tài liệu, báo cáo của Chi cục Thuế huyện Mường Khương, Cục thuế tỉnh Lào Cai, UBND huyện cũng như các thông tin trên internet, báo, tạp chí có liên quan đến nội dung đề tài. Trên cơ sở những số liệu thu thập sẽ tiến hành tổng hợp các thông tin cần thiết phục vụ cho việc phân tích, đánh giá.

QUẢN LÝ THU THU THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP

Hệ thống chính sách, chế độ, văn bản

pháp luật về quản lý thu thuế Toàn cầu hóa và mở cửa nền kinh tế

Hoạt động tuyên truyền, hỗ trợ NNT Trình độ, kỹ năng của cán bộ thuế Sự hiểu biết và tính tự giác của DN Cơ sở vật chất phục vụ công tác quản lý

Giải pháp tăng cường quản lý thu thuế tại Chi cục Thuế huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai

2.2.3. Phương pháp tổng hợp số liệu

- Phân tổ thống kê:Phân tổ thống kê là việc căn cứ vào một (hay một số) tiêu thức nào đó để tiến hành phân chia các đơn vị của hiện tượng nghiên cứu thành các tổ có tính chất khác nhau”. Phân tổ là phương pháp cơ bản để tiến hành tổng hợp thống kê. Qua phân tổ, “các đơn vị tổng thể được tập hợp lại thành một số tổ, giữa các tổ có sự khác nhau rõ rệt, còn trong phạm vi mỗi tổ các đơn vị đều có sự giống nhau hoặc gần giống nhau về tính chất theo tiêu thức được dùng làm căn cứ phân tổ”, từ đó có thể đi sâu tính toán, nghiên cứu các đặc điểm riêng của mỗi tổ cũng như các đặc điểm chung của tổng thể. Trong đề tài nghiên cứu này, phương pháp phân tổ được sử dụng để: phân chia dự toán, kết quả thu, quyết toán thuế trên địa bàn huyện Mường Khương theo loại thuế, phân loại doanh nghiệp, phân chia tình trạng nợ thuế...

- Bảng thống kê:là hình thức biểu hiện các số liệu thống kê một cách có hệ thống và logic nhằm mô tả cụ thể, rõ ràng các đặc trưng về mặt lượng của các hiện tượng nghiên cứu”. Bảng thống kê giúp sắp xếp khoa học các số liệu thu thập được để “có thể so sánh, đối chiếu, phân tích theo nhiều phương pháp khác nhau nhằm đánh giá hiện tượng nghiên cứu”. Các thông tin trong nghiên cứu chủ yếu được tổng hợp dưới hình thức bảng thống kê để tiến hành phân tích.

- Đồ thị thống kê: Đồ thị thống kê “là các hình vẽ hoặc đường nét hình học dùng để mô tả có tính chất quy ước các số liệu thống kê”. Đồ thị thống kê được sử dụng trong đề tài nghiên cứu này có “sự kết hợp giữa các con số và hình vẽ để trình bày một cách rõ ràng, trực quan các đặc trưng về số lượng và xu hướng biến động về mặt lượng của hiện tượng” giúp việc tiếp nhận thông tin nhanh chóng, dễ dàng.

2.2.4. Phương pháp phân tích số liệu

- Phương pháp thống kê mô tả: các số liệu thống kê sau khi thu thập và xử lý sẽ được dùng để làm rõ các đặc trưng cơ bản, “xu hướng phát triển của hiện tượng và mối liên hệ giữa các hiện tượng”, từ đó có thể rút ra các kết luận khoa học về bản chất và xu hướng của hiện tượng nghiên cứu. Để thực hiện nghiên cứu về quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp tại Chi cục Thuế huyện Mường Khương, đề tài đã sử dụng một số phương pháp phân tích thống kê chính như sau: phương pháp dãy số biến động theo thời gian; phương pháp tính các chỉ tiêu tuyệt đối, tương đối và bình quân; phương pháp chỉ số...

- Phương pháp phân tích dãy số thời gian: Đề tài sử dụng các dãy số thời kỳ với “khoảng cách giữa các thời kỳ trong dãy số” là 1 năm. Các chỉ tiêu phân tích biến động về số doanh nghiệp, về kết quả thu thuế, số nợ thuế của doanh nghiệp, số lượt thanh tra, kiểm tra việc tuân thủ pháp luật về thuế, ... theo thời gian bao gồm:

- “Lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối định gốc (∆i)

Chỉ tiêu này phản ánh sự biến động tuyệt đối của chỉ tiêu nghiên cứu trong khoảng thời gian dài.

Công thức tính:

Trong đó: yi: mức độ tuyệt đối ở thời gian i

y0: mức độ tuyệt đối ở thời gian đầu - Tốc độ phát triển

Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ phát triển của hiện tượng qua thời gian. Tốc độ phát triển có thể được biểu hiện bằng lần hoặc phần trăm”. Chỉ tiêu tốc độ phát triển được sử dụng chủ yếu trong luận văn là:

+ Tốc độ phát triển bình quân (t): “Tốc độ phát triển bình quân được dùng để phản ánh mức độ đại diện của tốc độ phát triển liên hoàn

Công thức tính: ∆i = yi - y0(i =1, 2,3,…n) n n t t t t t 1 . 2.3... 1  

Hoặc:

Trong đó: t1, t2, t3... tn là tốc độ phát triển liên hoàn của n thời kỳ Tn là tốc độ phát triển định gốc của thời kỳ thứ n

yn là mức độ tuyệt đối ở thời kỳ n

y0 là mức độ tuyệt đối ở thời gian ban đầu + Tốc độ tăng (hoặc giảm):

 Tốc độ tăng (hoặc giảm) định gốc (Ai)

Chỉ tiêu này được dùng để phản ánh tốc độ tăng (hoặc giảm) ở thời gian i so với thời gian ban đầu trong dãy số

Công thức tính:

Hoặc:

 Tốc độ tăng (hoặc giảm) bình quân (a)

Tốc độ tăng hoặc giảm bình quân được dùng để phản ánh mức độ đại diện của tốc độ tăng (hoặc giảm) liên hoàn.

Công thức tính:

Hoặc: ”

- Phương pháp chỉ số:

Các loại chỉ số được sử dụng trong nghiên cứu này gồm:

+ Chỉ số chỉ tiêu chất lượng: thể hiện biến động của các chỉ tiêu phản ánh chất lượng của hoạt động quản lý thu thuế như: tốc độ tăng trưởng số thuế thu được, tốc độ tăng số lượng doanh nghiệp, mức độ xử lý hồ sơ khai thuế của doanh nghiệp... 1 0 1    n n n n y y T t Ai = Ti - 1 (nếu Ti tính bằng lần) Ai = Ti - 100 (nếu Ti tính bằng %) a = t - 1 (nếu t tính bằng lần) a = t (%) - 1 (nếu t tính bằng %)

+ Chỉ số chỉ tiêu khối lượng: thể hiện biến động của các chỉ tiêu phản ánh kết quả thu thuế bao gồm: Số lượng cán bộ làm công tác quản lý thu thuế, số thuế thu được từ các doanh nghiệp, số thuế nợ, số lượng hồ sơ kê khai thuế, số lượt thanh tra, kiểm tra...

- Phương pháp so sánh:So sánh là việc đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế, xã hội đã được lượng hoá có cùng một nội dung, tính chất tương tự nhau:

Phương pháp so sánh gồm các dạng:

- So sánh các nhiệm vụ kế hoạch với thực thế triển khai - So sánh qua các giai đoạn khác nhau

- So sánh các đối tượng tương tự: Đánh giá mức độ chênh lệch giữa 2 bộ phận trong 1 hệ thống, hoặc giữa 2 yếu tố cùng loại nhưng khác nhau về điều kiện không gian.

2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

Để phân tích, đánh giá công tác quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp, đề tài sử dụng một số các chỉ tiêu nghiên cứu sau:

- Nhóm chỉ tiêu thể hiện thực hiện kế hoạch thu thuế: Dự toán thu; Kết quả thực hiện dự toán thu thuế.

- Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả quản lý đối tượng nộp thuế:

+ Quản lý đối tượng nộp thuế: chỉ tiêu quản lý đối tượng nộp thuế phản ánh việc thực hiện công tác quản lý thuế của cơ quan thuế một cách đẩy đủ, đúng quy định của luật quản lý thuế.

+ Chỉ tiêu phản ảnh quản lý thuế nợ đọng: nội dung này được phản ánh qua chỉ tiêu nợ đọng thuế, từ đó đánh giá việc thu, nộp thuế chưa đúng thời gian. Mục tiêu đối với công tác quản lý nợ thuế là xử lý các trường hợp người nộp thuế trì hoãn, dây dưa trong việc thực hiện các nghĩa vụ nộp thuế... nhằm đôn đốc kịp thời các khoản thu vào ngân sách nhà nước.

+ Chỉ tiêu phản ánh công tác thanh tra, kiểm tra thuế: Chỉ tiêu sử dụng là số lượng lần kiểm tra, thanh tra, các nội dung sai phạm và số tiền phạt. Mục tiêu của kiểm tra thuế là nhằm phát hiện, phòng ngừa và ngăn chặn những “hành vi vi phạm pháp luật thuế” đã xảy ra hoặc có nguy cơ có thể xảy ra.

CHƯƠNG 3

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TẠI CHI CỤC THUẾ HUYỆN MƯỜNG KHƯƠNG, TỈNH LÀO CAI

3.1. Tổng quan về Chi cục thuế huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai

Chi cục Thuế huyện Mường Khương là đơn vị trực thuộc Cục thuế tỉnh Lào Cai, hoạt động dưới điều hành và quản lý của Cục thuế tỉnh. Từ khi được thành lập theo “Quyết định số 315/TC/QĐ-TCCB ngày 21 tháng 08 năm 1990 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc thành lập Chi cục Thuế Nhà nước” Chi cục Thuế huyện Mường Khương luôn tìm cách khắc phục khó khăn, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ thu ngân sách được giao. Chức năng và nhiệm vụ của Chi cục được quy định “Quyết định số 503/QĐ-TCT ngày 29/03/2010 của Tổng cục Thuế về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của chi cục thuế trực thuộc cục thuế”, theo đó Chi cục Thuế huyện Mường Khương “có tư cách pháp nhân, con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật”. Nhiệm vụ và quyền hạn của Chi cục Thuế huyện Mường Khương được Tổng cục Thuế giao cho như sau:

- “Tổ chức triển khai thực hiện thống nhất các văn bản quy phạm pháp luật về thuế; quy trình, biện pháp nghiệp vụ quản lý thuế trên địa bàn;

- Tổ chức thực hiện dự toán thu thuế hàng năm được giao; tổng hợp, phân tích, đánh giá công tác quản lý thuế; tham mưu với cấp uỷ, chính quyền địa phương về công tác lập và chấp hành dự toán thu ngân sách Nhà nước, về công tác quản lý thuế trên địa bàn; phối hợp chặt chẽ với các ngành, cơ quan, đơn vị liên quan để thực hiện nhiệm vụ được giao;

- Tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, hướng dẫn, giải thích chính sách thuế của Nhà nước; hỗ trợ người nộp thuế trên địa bàn thực hiện nghĩa vụ nộp thuế theo đúng quy định của pháp luật.

- Kiến nghị với Cục trưởng Cục Thuế tỉnh Lào Cai những vấn đề vướng mắc cần sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về thuế, các quy trình chuyên môn nghiệp vụ, các quy định quản lý nội bộ và những vấn đề vượt quá thẩm quyền giải quyết của Chi cục Thuế.

- Tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý thuế đối với người nộp thuế thuộc phạm vi quản lý của Chi cục Thuế: đăng ký thuế, cấp mã số thuế, xử lý hồ sơ khai thuế, tính thuế, nộp thuế, miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế, xoá nợ thuế, tiền phạt, lập sổ thuế, thông báo thuế, phát hành các lệnh thu thuế và thu khác theo qui định của pháp luật thuế và các quy định, quy trình, biện pháp nghiệp vụ của ngành; đôn đốc người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ nộp thuế đầy đủ, kịp thời vào ngân sách nhà nước.

- Quản lý thông tin về người nộp thuế; xây dựng hệ thống dữ liệu thông tin về người nộp thuế trên địa bàn;

- Thanh tra, kiểm tra, giám sát việc kê khai thuế, hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế, nộp thuế, quyết toán thuế và chấp hành chính sách, pháp luật thuế đối với người nộp thuế và các tổ chức, cá nhân được uỷ nhiệm thu thuế theo phân cấp và thẩm quyền quản lý của Chi cục trưởng Chi cục Thuế;

- Quyết định hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định miễn, giảm, hoàn thuế, gia hạn thời hạn khai thuế, gia hạn thời hạn nộp tiền thuế, truy thu tiền thuế, xoá nợ tiền thuế, miễn xử phạt tiền thuế theo quy định của pháp luật;

- Được quyền yêu cầu người nộp thuế, các cơ quan Nhà nước, các tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp kịp thời các thông tin cần thiết phục vụ cho công tác quản lý thu thuế; đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các tổ chức, cá nhân không thực hiện trách nhiệm trong việc phối hợp với cơ quan thuế để thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách Nhà nước;

- Được quyền ấn định thuế, thực hiện các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế theo quy định của pháp luật; thông báo trên các

phương tiện thông tin đại chúng về hành vi vi phạm pháp luật thuế của người nộp thuế;

- Bồi thường thiệt hại cho người nộp thuế do lỗi của cơ quan thuế, theo quy định của pháp luật; giữ bí mật thông tin của người nộp thuế; xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế của người nộp thuế theo quy định của pháp luật;

- Tổ chức thực hiện thống kê, kế toán thuế, quản lý biên lai, ấn chỉ thuế; lập báo cáo về tình hình kết quả thu thuế và báo cáo khác phục vụ cho việc chỉ đạo, điều hành của cơ quan cấp trên, của Uỷ ban nhân dân đồng cấp và các cơ quan có liên quan; tổng kết, đánh giá tình hình và kết quả công tác của Chi cục Thuế.

- Tổ chức thực hiện kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế và khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc thi hành công vụ của công chức, viên chức thuế thuộc thẩm quyền quản lý của Chi cục trưởng Chi cục Thuế theo quy định của pháp luật.

- Xử lý vi phạm hành chính về thuế, lập hồ sơ đề nghị cơ quan có thẩm quyền khởi tố các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật thuế theo quy định của Luật quản lý thuế và pháp luật khác có liên quan.

- Giám định để xác định số thuế phải nộp của người nộp thuế theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

- Thực hiện nhiệm vụ cải cách hệ thống thuế theo mục tiêu nâng cao chất lượng hoạt động, công khai hoá thủ tục, cải tiến quy trình nghiệp vụ quản lý thuế và cung cấp thông tin để tạo thuận lợi phục vụ cho người nộp thuế thực hiện chính sách, pháp luật về thuế.

- Tổ chức tiếp nhận và triển khai ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ thông tin và phương pháp quản lý hiện đại vào các hoạt động của Chi cục Thuế.

- Quản lý bộ máy, biên chế, lao động; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức, viên chức của Chi cục Thuế theo quy định của Nhà nước và của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp tại chi cục thuế huyện mường khương, tỉnh lào cai (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)