Trình độ, kỹ năng của cán bộ thuế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp tại chi cục thuế huyện mường khương, tỉnh lào cai (Trang 85)

5. Bố cục của luận văn

3.3.3. Trình độ, kỹ năng của cán bộ thuế

Cán bộ thuế là người trực tiếp giải quyết công việc trong quy trình quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp. Vì vậy, trình độ về chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng trong giải quyết công việc có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả thu thuế. Trong những năm vừa qua, các cán bộ của chi cục thuế huyện Mương Khương không ngừng được học tập, rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn thông qua các khóa tập huấn cũng như bản thân cũng tự giác nâng cao trình độ. Số lượng cán bộ được đào tạo trình độ cao cũng như số lượt tập huấn ngày càng tăng đã góp phần nâng cao năng suất lao động của Chi cục. Mặc dù số lượng cán bộ không có biến động qua các năm nhưng khối lượng công việc được giải quyết ngày càng nhiều. Có thể nói nhờ việc nâng cao trình độ chuyện môn nghiệp vụ cũng như kỹ năng trong giải quyết công việc đã làm cho công tác quản lý thuế của Chi cục ngày càng chuyển biến theo hướng tích cực.

3.3.4. Sự hiểu biết về pháp luật và tính tự giác của doanh nghiệp

Công tác quản lý thuế là sự tương tác giữa cơ quan quản lý thuế và doanh nghiệp trong việc thực hiện các quy định của Nhà nước liên quan đến việc nộp thuế. Vì vậy, sự hiểu biết cũng như ý thức tự giác của doanh nghiệp có vai trò cũng như sự tác động rất mạnh đến kết quả và hiệu quả quản lý thu thuế. Trong những năm qua, với việc coi trọng công tác tuyên truyền, hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc giải quyết các thủ tục cũng như khó khăn, vướng mắc đã giúp cho doanh nghiệp có nhận thức ngày càng đầy đủ về nghĩa vụ của mình. Nhờ đó, công việc quản lý thu thuế của Chi cục Thuế huyện Mường Khương ngày càng thuận lợi. Tỷ lệ vi phạm các quy định về thuế của các doanh nghiệp ngày càng giảm. Có thể nói, sự hiểu biết và ý thức tự giác của doanh nghiệp ngày

càng tăng lên đã góp phần cho hiệu quả công tác quản lý thuế của Chi cục Thuế huyện Mường Khương ngày càng được nâng cao.

3.3.5. Cơ sở vật chất phục vụ công tác quản lý

Trong những năm vừa qua, cơ sở vật chất phục vụ cho công tác quản lý của Chi cục Thuế huyện Mường Khương ngày càng được quan tâm và chú trọng. Ngoài việc trụ sở được xây dựng khang trang, có đủ không gian làm việc và triển khai các hoạt động nghiệp vụ, Chi cục Thuế còn được trang bị đầy đủ hệ thống phần cứng công nghệ thông tin, phần mềm công nghệ thông tin phục vụ cho việc quản lý thuế được thông suốt giữa các cấp. Việc trang bị cơ sở vật chất tương đối hoàn thiện đã cải thiện năng suất làm việc, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện công tác quản lý.

3.3.6. Toàn cầu hóa và mở cửa nền kinh tế

Xu hướng toàn cầu hóa và mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng mạnh mẽ đã ảnh hưởng mạnh đến công tác quản lý thu thuế tại Việt Nam nói chung. Xu hướng này buộc các cơ quan thuế phải thay đổi, thích ứng với những quy định chung, đáp ứng các chuẩn mực quốc tế. Việc này đã ảnh hưởng đến công tác quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp của Chi cục thuế huyện Mường Khương dưới góc độ các văn bản quy định và yêu cầu về việc thực hiện quy trình ngày càng đỏi hỏi cao, Chi cục phải chấp nhận thay đổi để thích ứng. Có thể nói công tác quản lý của Chi cục Thuế huyện Mường Khương ngày càng nâng cao trước yêu cầu đòi hỏi, yêu cầu phù hợp với các thông lệ quốc tế trong quản lý thuế

3.4. Đánh giá công tác quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp của Chi cục thuế huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai

3.4.1. Kết quả đạt được

- Việc quản lý đăng ký thuế được bắt đầu từ khi “tiếp nhận hồ sơ đăng ký” thuế đến khi chấm dứt hiệu lực mã số thuế. Công tác này đã được cải cách tạo

điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp với thủ tục đơn giản, giảm thiểu thời gian. Công tác quản lý đăng ký thuế cơ bản đã đi vào nề nếp, không có trường hợp nào bị quá hạn trả kết quả đăng ký thuế.

- Công tác xử lý tờ khai và chứng từ nộp thuế: công tác xử lý hồ sơ khai thuế tại cơ quan thuế đã được Chi cục Thuế huyện Mường Khương thực hiện đảm bảo đúng yêu cầu, tuân thủ đúng quy trình. Tại Chi cục, hiện nay 100% doanh nghiệp kê khai thuế bằng công nghệ mã vạch hai chiều thay cho thủ công, nên thời gian thao tác đã được rút ngắn, số liệu chính xác hơn. Đây là bước chuyển biến tích cực trong việc quản lý khai thuế, đảm bảo thực hiện tốt “công tác cải cách hành chính và hiện đại hóa ngành thuế”.

- Công tác quản lý thu nợ thuế: Các biện pháp thu nợ, các bước xử lý nợ luôn được coi trọng. Việc rà soát đối chiếu và điều chỉnh nợ được thường xuyên triển khai. Số liệu nợ thuế ngày càng chính xác, hiện tượng nợ ảo hầu như không còn.

- Công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế ngày càng được chú trọng hơn thông qua việc đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền hỗ trợ, cơ quan thuế cũng đã nâng cấp cơ sở hạ tầng tạo điều kiện phục vụ người nộp thuế ngày một tốt hơn.

- Việc tiếp nhận, giải quyết hoàn thuế: các hồ sơ hoàn thuế do các doanh nghiệp gửi đến, về cơ bản đều đảm bảo so với quy định. Hầu hết đều thuộc diện hoàn thuế trước, kiểm tra sau. Toàn bộ hồ sơ hoàn thuế đều được kiểm tra kỹ đảm bảo chính xác, hoàn thuế đúng thời gian, không gây thiệt hại cho doanh nghiệp, đảm bảo hoàn thuế đúng đối tượng, đúng quy định, không để xảy ra tình trạng DN lợi dụng hoàn thuế bất hợp pháp. Công tác hoàn thuế tại Chi cục Thuế huyện Mường Khương đã được cấp trên kiểm tra đánh giá tốt.

- Công tác tổ chức bộ máy đã được Chi cục Thuế huyện Mường Khương tổ chức lại để phù hợp với đặc điểm, tình hình quản lý của Chi cục.

- Chi cục đã có sự phân công cụ thể cán bộ làm công tác kiểm tra thuế; bên cạnh đó, có sự phối hợp chặt chẽ với các cơ quan khác như cơ quan công an để nắm bắt những bất thường trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Do được tổ chức hợp lý nên công tác kiểm tra thuế đã đảm bảo được yêu cầu, qua đó đã phát hiện và xử lý nhiều trường hợp vi phạm pháp luật thuế, truy thu cho ngân sách số tiền thuế tương đối lớn.

3.4.2. Những hạn chế, tồn tại

- Hiệu quả công tác quản lý nợ chưa cao: Theo quy định từ 2013 về trước, DN chỉ phải khai báo với cơ quan thuế một hoặc vài tài khoản tiền gửi khi đăng ký thuế để được cấp mã số thuế nhưng việc đăng ký tài khoản không mang tính bắt buộc. “Khi muốn tiến hành xác minh thông tin về toàn bộ tài khoản tiền gửi của doanh nghiệp, cơ quan thuế buộc phải gửi văn bản xác minh thông tin ở tất cả các ngân hàng, tổ chức tín dụng trên địa bàn, nhằm tránh bỏ sót tài khoản đăng ký của doanh nghiệp”. Việc gửi văn bản này, trên thực tế tốn khá nhiều thời gian, công sức của cả Chi cục Thuế cùng như của các ngân hàng và làm gián đoạn việc xử lý cưỡng chế thuế. Để có số liệu chính xác, cơ quan thuế phải thực hiện so sánh, đối chiếu với thông tin từ phía ngân hàng, nhưng có thể vì lý do nào đó các tổ chức tín dụng từ chối cung cấp thông tin hoặc cấp chậm hoặc không chính xác.

Một số khoản nợ dưới 90 ngày chưa được phát hành thông báo đôn đốc kịp thời. Chưa kiên quyết thực hiện các “biện pháp đôn đốc thu nợ”. Bộ phận kiểm tra thuế, bộ phận kê khai và kế toán thuế chưa phối hợp tốt trong việc đôn đốc người nộp số thuế bị phát hiện sau kiểm tra và phạt vi phạm pháp luật thuế, theo các quyết định của cơ quan thuế. Những tồn tại này đã ảnh hưởng đến kết quả thu nợ thuế.

- Công tác kiểm tra hồ sơ khai thuế còn chậm, mất nhiều thời gian. Cơ chế chính sách thường xuyên thay đổi, “thiếu tính ổn định và có những nội dung

không phù hợp giữa qui định về quản lý thuế và chính sách thuế dẫn tới nhiều cách hiểu khác nhau kể cả đối với cán bộ thuế lẫn người nộp thuế; Chưa có chế tài xử phạt nghiêm khắc cho các trường hợp cố tình không cung cấp tài liệu hoặc kéo dài thời gian cung cấp tài liệu phục vụ cho công tác kiểm tra. Trên thực tế, rất nhiều hồ sơ kiểm tra kéo dài do nguyên nhân từ phía doanh nghiệp, cố tình trì hoãn việc ký biên bản ghi nhận số liệu và biên bản kiểm tra”. Việc áp dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác quản lý thuế là một trong những yêu cầu đòi hỏi ngày càng cấp bách. Công nghệ thông tin sẽ loại trừ các vi phạm đơn giản như về số học, về thời gian nộp theo quy định, đồng thời cung cấp các thông tin nhanh, chính xác để trên cơ sở đó thực hiện ngăn ngừa, chống các hành vi vi phạm phức tạp. Thực tế hiện nay, các ứng dụng quản lý thuế vẫn chưa hỗ trợ hoàn toàn việc khai thác số liệu kê khai thuế, số liệu nộp thuế của các doanh nghiệp thuộc các Chi cục Thuế quản lý phục vụ cho công tác phân tích và đánh giá rủi ro trước khi tiến hành kiểm tra.

- Việc quản lý các doanh nghiệp xây dựng cơ bản vãng lai chưa được thường xuyên rà soát

- Về cơ chế chính sách còn có những bất cập. Luật Quản lý thuế ra đời là một bước cải cách lớn trong công tác quản lý thu thuế, tạo điều kiện thuận lợi cho cả người nộp và cơ quan thuế, tuy nhiên, nó vẫn bộc lộ một số hạn chế nhất định:

+ Việc nợ thuế của các doanh nghiệp xây dựng công trình có nguồn vốn ngân sách nhà nước, nhưng chủ đầu tư chậm thanh toán, theo quy định của Luật Quản lý thuế trong trường hợp này, doanh nghiệp không được giãn nợ thuế. Do vậy, nếu doanh nghiệp phải đi vay để trả nợ thuế thì sẽ tăng thêm gánh nặng về chi phí vốn, làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp không có nguồn khác để trả nợ thuế thì đương nhiên DN đã vi

phạm Luật Quản lý thuế, bị phạt chậm nộp tiền thuế, doanh nghiệp phải gánh chịu thiệt hại.

+ Các biện pháp cưỡng chế nợ thuế chưa linh hoạt để cơ quan thuế chủ động thực hiện dẫn đến giảm hiệu quả thu nợ thuế. Theo quy định hiện hành có 7 biện pháp cưỡng chế, nhưng cơ quan thuế chỉ được thực hiện các biện pháp cưỡng chế sau nếu biện pháp cưỡng chế trước phải chứng minh được là không thể thực hiện. Do vậy, mặc dù biết chắc chắn các biện pháp cưỡng chế nợ thuế trước không thể thực hiện, nhưng cơ quan thuế vẫn phải làm các thủ tục để chứng minh, sẽ kéo dài thời gian xử lý nợ; từ đó, tạo cho doanh nghiệp điều kiện dễ bề có những thủ đoạn đối phó. Hoặc ngay trong một biện pháp cưỡng chế cũng có điều bất ổn, như quy định không kê biên tài sản nếu tài sản không đủ giá trị để thực hiện cưỡng chế. Nhưng, Hội đồng định giá tài sản kê biên chỉ được lập sau khi tài sản đã kê biên. Điều này là mâu thuẫn và kèm theo thực tế là tự bản thân cơ quan thuế và cán bộ thuế không thể xác định đúng giá trị thị trường của tài sản kê biên; do vậy, khi tiến hành thực hiện biện pháp kê biên tài sản để cưỡng chế sẽ rất khó khăn.

+ Đối với việc mở tài khoản của doanh nghiệp tại các ngân hàng là không hạn chế. Doanh nghiệp có thể mở nhiều tài khoản tại các ngân hàng khác nhau. Quy định này tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, nhưng cũng dễ bị doanh nghiệp lợi dụng để tránh sự kiểm soát của cơ quan Thuế trong việc kiểm tra doanh thu hoặc thực hiện cưỡng chế nợ thuế bằng biện pháp trích tiền trên tài khoản.

+ Theo quy định của Luật Quản lý thuế thì các doanh nghiệp có trụ sở đóng trên địa bàn huyện nếu có công trình xây dựng tại các địa phương khác trong huyện thì kê khai, nộp thuế chung tại Chi cục Thuế nơi có trụ sở chính. Quy định này chưa thực sự phù hợp với thực tế. Vì hiện nay, hầu hết các địa phương đều muốn thu được thuế từ các công trình xây dựng trên địa bàn của

mình; do vậy, thường yêu cầu các doanh nghiệp phải kê khai, nộp một phần thuế giá trị gia tăng tại địa phương (khác nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính) nơi xây dựng công trình.Việc làm này là chưa đúng với quy định của Luật Quản lý thuế, nhưng một số doanh nghiệp vẫn phải thực hiện theo yêu cầu của chính quyền địa phương. Đây là vấn đề cần nghiên cứu sửa đổi nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn, đảm bảo quản lý tốt hơn nguồn thu.

- Công tác xử lý hóa đơn và xác minh hóa đơn còn kéo dài

3.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế

Những hạn chế còn tồn tại trong công tác quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp tại Chi cục Thuế huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai xuất phát từ một số nguyên nhân chính sau:

- Hệ thống văn bản quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp tuy đã có nhiều chỉnh sửa, bổ sung tuy nhiên vẫn còn nhiều nội dung chưa hoàn thiện và rõ ràng, những quy định về xử phát còn chưa mạnh đặc biệt là đối với xử lý nợ đọng thuế.

- Số lượng cán bộ của Chi cục Thuế huyện Mường Khương còn tương đối ít so với phạm vi không gian quản lý, phải kiêm nhiệm nhiều công việc và đặc điểm về điều kiện tự nhiên tương đối khó khăn ảnh hưởng đến việc triển khai một số công tác trực tiếp tại doanh nghiệp.

- Sự phối hợp giữa Chi cục Thuế và một số đơn vị liên quan còn chưa thực sự chặt chẽ, việc cung cấp thông tin nhiều khi còn chậm ảnh hưởng đến hiệu quả của việc quản lý thu thuế.

CHƯƠNG 4

GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ THU THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TẠI CHI CỤC THUẾ HUYỆN MƯỜNG KHƯƠNG,

TỈNH LÀO CAI

4.1. Phương hướng, mục tiêu quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh cá thể tại Chi cục Thuế huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai

4.1.1. Phương hướng quản lý thu thuế

Để thực hiện mục tiêu tăng cường công tác quản lý thu thuế, căn cứ theo tình hình thực tiễn của địa phương, tổng kết và phương hướng thực hiện nhiệm vụ của Chi cục cũng như của Cục Thuế tỉnh Lào Cai, Chi cục Thuế huyện Mường Khương đề ra phương hướng thực hiện nhiệm vụ quản lý thu thuế đối với các doanh nghiệp trên địa bàn như sau:

- Triển khai đồng bộ các biện pháp quản lý thuế, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra chống thất thu thuế, trốn thuế, nợ thuế; phấn đấu hoàn thành vượt dự toán thu các năm.

- Tích cực thực hiện các chính sách của Chính phủ về những giải pháp tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô, phấn đấu tăng trưởng kinh tế cao hơn.

- Đẩy mạnh việc hiện đại hoá công tác quản lý thuế gắn với cải cách thủ tục hành chính

- Tăng cường kỷ luật, kỷ cương, nâng cao tinh thần trách nhiệm đội ngũ cán bộ công chức trong thực thi công vụ và thực hiện tốt công tác phòng chống tham nhũng, tiết kiệm chống lãng phí

4.1.2. Mục tiêu quản lý thu thuế

- Hoàn thiện công tác quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp, khắc phục những hạn chế tồn tại, đảm bảo cho việc quản lý được minh bạch, hiệu quả.

- Các nội dung trong công tác quản lý thuế phải đảm bảo thực hiện nghiêm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp tại chi cục thuế huyện mường khương, tỉnh lào cai (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)