Quản lý thu thuế theo quy trình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp tại chi cục thuế huyện mường khương, tỉnh lào cai (Trang 68)

5. Bố cục của luận văn

3.2.5. Quản lý thu thuế theo quy trình

Việc nộp thuế của doanh nghiệp được thực hiện trên cơ sở doanh nghiệp kê khai. Việc kê khai này được thực hiện theo hướng dẫn, thủ tục quy định tại “Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thi hành một số điều của luật quản lý thuế; luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật quản lý thuế và nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013 của Chính phủ”. Thông tư này lại được sửa đổi bổ sung tại các Thông tư số 119/2014/TT-BTC, Thông tư số 151/2014/TT-BTC, Thông tư số 26/2015/TT- BTC. Đối với Chi cục Thuế, nghiệp vụ này đã được Tổng cục Thuế xây dựng phần mềm hệ thống quản lý thuế tập trung (TMS- Tax Managment System) từ cấp Tổng cục đến cấp Chi cục. Toàn bộ hồ sơ khai thuế, chứng từ nộp thuế sẽ được cập nhật vào phần mềm TMS qua hệ thống kê khai thuế qua mạng hoặc bằng công nghệ mã vạch hai chiều. Riêng công nghệ mã vạch hai chiều được cài đặt miễn phí cho các doanh nghiệp. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác kê khai này đã tạo một bước chuyển biến lớn trong công tác quản

lý thuế với ưu điểm tốc độ xử lý nhanh, chính xác, kịp thời, giảm thời gian và công sức của cả doanh nghiệp và cơ quan quản lý thuế. Có thể nói sự ra đời của hệ thống quản lý thuế tập trung TMS đã đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao trong công tác quản lý thuế.

Hiện tại, tại Chi cục Thuế huyện Mường Khương, 100% các doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý của Chi cục đều thực hiện kê khai thuế bằng công nghệ mã vạch hai chiều thay cho việc xử lý thủ công. Nhờ đó thời gian thao tác trong quá trình xử lý đã được rút ngắn, số liệu đảm bảo chính xác hơn. Đây là bước chuyển biến tích cực trong việc quản lý khai thuế, đảm bảo thực hiện tốt công tác cải cách hành chính và hiện đại hóa ngành thuế.

Trong những năm qua Chi cục Thuế huyện Mường Khương đã triển khai tốt ứng dụng kê khai mã vạch hai chiều, việc thực hiện triển khai mở rộng kê khai qua mạng Internet nhằm giảm thiểu thời gian, chi phí, nhân lực cho người nộp thuế và cả cơ quan thuế đồng thời hạn chế được việc kê khai sai cho doanh nghiệp và giúp cơ quan thuế sớm phát hiện kê khai không đúng, không đủ để có biện pháp chấn chỉnh, xử lý kịp thời. Việc phân tích tình trạng hoạt động như ngừng nghỉ, giải thể, phá sản, chưa kê khai, đang hoạt động được theo dõi sát sao, kịp thời phát hiện các trường hợp đã được cấp phép kinh doanh, cấp mã số thuế nhưng chưa kê khai thuế để đôn đốc và làm các thủ tục giải quyết theo quy định. Các trường hợp kê khai sai, kê khai chậm hoặc không kê khai đều được Chi cục thuế thông báo đôn đốc và làm các thủ tục giải quyết xử lý.

Đến nay nhìn chung các doanh nghiệp trên địa bàn đã có những chuyển biến tích cực, việc chấp hành kê khai, nộp hồ sơ khai thuế tháng, quý, năm của người nộp thuế đạt kết quả cao, đặc biệt trong bối cảnh hoạt động sản xuất kinh doanh có nhiều biến động lớn đã ảnh hưởng nhiều đến hoạt động của các doanh nghiệp cũng như các cá nhân kinh doanh trên địa bàn, tuy nhiên công tác kê khai và kế toán thuế vẫn chuyển biến theo hướng tích cực, số lượng hồ sơ khai

thuế phải nộp, đã nộp, nộp đúng hạn tăng lên cả về số lượng và chất lượng, đảm bảo khả năng huy động nguồn thu vào ngân sách nhà nước.

Bảng 3.6: Kết quả thực hiện công tác kê khai thuế đối với doanh nghiệp của Chi cục Thuế huyện Mường Khương

Nội dung kê khai

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Số lượt (Lượt) Số tiền (Tr.đ) Số lượt (Lượt) Số tiền (Tr.đ) Số lượt (Lượt) Số tiền (Tr.đ) Thuế GTGT 854 116.932 1.032 183.558 1.056 167.513 - Khấu trừ 826 116.540 994 183.100 1018 167.081 - Trực tiếp 28 392 38 458 38 432 Thuế TNDN 37 470 33 1.050 31 2.240 Thuế TTĐB 0 0 0 0 2 9

Thuế tài nguyên 18 4.966 27 7026 46 16.306

Tổng 1.763 239.300 2.124 375.192 2.191 353.581

Nguồn: Chi cục Thuế huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai

Trong giai đoạn 2016 – 2018. Chi cục Thuế huyện Mường Khương đã thực hiện khối lượng công việc kê khai thuế khá lớn cho các doanh nghiệp trên địa bàn. Trong đó, phần lớn là giải quyết công việc kê khai cho thuế giá trị gia tăng. Số lượt giải quyết tờ khai cũng như số tiền tính thuế có xu hướng tăng qua các năm. Nếu như năm 2016 số lượt kê khai được xử lý là 1763 lượt với số tiền tính thues là gần 240 tỷ đồng thì đến năm 2019 đã tăng lên 2.191 lượt xử lý với tổng số tiền phải tính thuế là trên 353 tỷ đồng. Kết quả này cho thấy nền kinh tế của huyện Mường Khương có những thay đổi theo hướng tích cức. Tuy nhiên nó cũng đặt ra khối lượng công việc cần giải quyết của Chi cục Thuế ngày càng nhiều và phức tạp. Có thể nói, Chi cục Thuế huyện Mường Khương mà cụ thể là Đội Kê khai – Kế toán thuế và Tin học đã giải quyết một khối lượng công việc rất lớn. Nhờ có ứng dụng công nghệ thông tin vào trong quản lý, đặc biệt là mảng việc kê khai đã giúp cho việc triển khai thực hiện quy trình

thuế được nhanh chóng, kịp thời, đúng tiến độ. Tuy nhiên, trong công tác kê khai thuế đối với các doanh nghiệp vẫn còn tồn tại một vấn đề là Chi cục chưa kiểm soát được việc kê khai thuế vãng lai. Trên thực tế có phát sinh hoạt động xây dựng trên địa bàn do các doanh nghiệp nơi khác đến triển khai vì vậy Chi cục Thuế huyện Mường Khương cần quan tâm đến vấn đề này và phải có biện pháp phù hợp, phối hợp với các bên liên quan để quản lý tốt việc kê khai, nộp thuế của các nhà thầu vãng lai từ nơi khác đến

Bảng 3.7: Kết quả giải quyết hồ sơ kê khai thuế tại Chi cục Thuế huyện Mường Khương

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Tốc độ tăng BQ

Số hồ sơ khai thuế các DN phải nộp H.sơ 1184 1198 1245 2,54

Số hồ sơ các DN nộp đúng hạn H.sơ 1180 1195 1242 2,59

Số hồ sơ các DN nộp quá hạn H.sơ 4 3 3 -13,40

Tỷ lệ hồ sơ các DN nộp quá hạn % 0,34 0,25 0,24 -

Số hồ sơ phải nộp bình quân 1 tháng H.sơ/

tháng 98,67 99,83 103,75 2,54

Nguồn: Chi cục Thuế huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai

Trong giai đoạn 2016 – 2018, nhìn chung các doanh nghiệp trên địa bản huyện Mường Khương sản xuất kinh doanh có những chuyển biến tích cực, việc chấp hành kê khai, nộp hồ sơ khai thuế tháng, quý, năm của người nộp thuế đạt kết quả cao, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế biến động, diễn biến thị trường có nhiều phức tạp, khó dự báo, các nhiều dự án đầu tư bị chậm tiến đế dẫn đến ảnh hưởng đến việc đưa các sản phẩm đưa ra thị trường. Tuy nhiên, với những dấu hiện tích cực của nền kinh tế như sức mua có xu hướng tăng dần, lượng hàng hàng hóa tiêu thụ tăng tương đối mạnh khiến cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn nhìn chung có tiến triển tích cực. Đi liền với đó công tác kê khai và kế toán thuế đã có nhiều thay

đổi và chuyển biến theo hướng tích cực, số lượng hồ sơ khai thuế phải nộp, đã nộp, nộp đúng hạn tăng lên cả về số lượng và chất lượng, đảm bảo khả năng huy động nguồn thu vào ngân sách nhà nước. Tình hình nộp hồ sơ khai thuế của doanh nghiệp được thể hiện rõ qua bảng 3.7. Số lượng hồ sơ kế khai tăng lên theo từng năm nhưng tỷ lệ các hồ sơ doanh nghiệp nộp quá hạn có xu hướng giảm dần. năm 2018, tỷ lệ hồ sơ quá hạn chỉ chiếm 0,24% tổng số hồ sơ phải nộp. Số lượng hồ sơ bình quân/tháng mà Chi cục Thuế phải tiếp nhận có xu hướng tăng nhẹ qua các năm. Điều này cho thấy các doanh nghiệp trên địa bàn huyện hoạt động ngày mạnh, nhu cầu kê khai ngày càng tăng.

3.2.6. Quản lý việc hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế, quyết toán thuế

3.2.1. Quản lý việc hoàn thuế

Việc thực hiện hoàn thuế hiện nay được thống nhất thực hiện theo Quy trình hoàn thuế được ban hành kèm theo Thông tư số 99/2016/TT-BTC ngày 29/06/2016. Tại Chi cục Thuế huyện Mường Khương, việc tiếp nhận hồ sơ hoàn thuế do các doanh nghiệp gửi đến được thực hiện tại bộ phận một cửa do Đội Tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế đảm nhận; sau đó chuyển đến Đội Kê khai - Kế toán thuế và Tin học xử lý. Sau khi tiếp nhận Đội Kê khai - Kế toán thuế và Tin học thực hiện việc phân loại hồ sơ hoàn thuế. Nếu thuộc diện hoàn thuế trước, kiểm tra sau thì Đội sẽ thực hiện tiếp các bước sau. Nếu thuộc diện kiểm tra trước, hoàn thuế sau thì chuyển hồ sơ sang đội Kiểm tra để thực hiện kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp trước khi ra quyết định hoàn thuế.

Đối với hồ sơ hoàn thuế trước, kiểm tra sau thì việc phân tích hồ sơ hoàn thuế được coi là khâu quan trọng nhất. Vì khi thực hiện các công việc tại khâu này, yêu cầu phải kiểm tra được chi tiết toàn bộ số liệu theo hồ sơ đề nghị hoàn thuế, cũng như việc đối chiếu số liệu đã được lưu tại cơ quan thuế, đảm bảo chính xác tuyệt đối về số liệu, không để xảy ra tình trạng hoàn thuế sai dẫn đến thất thoát tiền của Nhà nước hoặc gây thiệt hại cho doanh nghiệp. Đồng thời tại

khâu này, cũng xác định số thuế nợ (nếu có) của doanh nghiệp để làm căn cứ bù trừ với số thuế được hoàn.

Đối với hồ sơ kiểm tra trước, hoàn thuế sau thì việc kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp được coi là khâu quan trọng nhất. Vì tại khâu này, toàn bộ chứng từ, hóa đơn, tài liệu phải được kiểm tra, như: hợp đồng kinh tế, chứng từ, hóa đơn đầu vào, đầu ra, chứng từ thanh toán qua ngân hàng. Việc kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp được thực hiện theo quy trình kiểm tra.

Bảng 3.8: Kết quả giải quyết hoàn thuế cho doanh nghiệp tại Chi cục Thuế huyện Mường Khương

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Tốc độ tăng BQ

Số hồ sơ hoàn thuế H.sơ 2 2 3 22,47

Số thuế đề nghị hoàn Tr.đ 65,45 78,23 108,5 28,75

Số thuế được hoàn Tr.đ 63,62 75,18 102,74 27,08

Số thuế không được hoàn Tr.đ 1,83 3,05 5,76 77,41

Nguồn: Chi cục Thuế huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai

Trong giai đoạn 2016 – 2018, số lượng hồ sơ xin hoàn thuế của các doanh nghiệp gửi đến Chi cục làm thủ tục nhìn chung là không nhiều. Trung bình 2 - 3 hồ sơ/năm. Các hồ sơ này chủ yếu tập trung vào việc xin hoàn thuế giá trị gia tăng. Việc giải quyết hoàn thuế tại Chi cục thuế huyện Mường Khương luôn được đảm bảo đúng thậm chí trước thời gian theo quy định. Nguyên nhân một phần ngoài do số lượng hồ sơ hoàn thuế ít còn do sự nỗ lực cố gắng của Chi cục nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp, tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ tối đa cho doanh nghiệp để cải thiện nguồn vốn kinh doanh. Số tiền hoàn thuế tuy không nhiều do quy mô sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn đều ở mức nhỏ. Tuy nhiên vẫn tồn tại số thuế không được chấp nhận hoàn. Điều này cho thấy các doanh nghiệp chưa nắm được đầy đủ và rõ ràng các quy định cũng như cách thức tính hoàn thuế và cũng cho thấy sự làm việc,

tính toán cẩn thận của các cán bộ thuộc Chi cục góp phần hạn chế tối đa sự thất thoát nguồn thu.

3.2.6.2. Xét giảm, miễn thuế

Theo quy định của Luật Quản lý thuế: cơ quan thuế thực hiện miễn thuế, giảm thuế đối với các trường hợp thuộc diện miễn thuế, giảm thuế được quy định tại các văn bản pháp luật về thuế. Việc miễn giảm thuế được xác định trên cơ sở người nộp thuế “tự xác định số tiền thuế được miễn, giảm trong hồ sơ khai thuế hoặc hồ sơ miễn, giảm thuế gửi cơ quan thuế”. Việc xét miễn thuế, giảm thuế được thực hiện theo “Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22//215 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp tại nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12/2/2015 của chính phủ quy định chi tiết thi hành luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật về thuế và sửa đổi bổ sung một số điều của các nghị định về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014, thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014, thông tư số 151/2014TT-BTC ngày 10/10/2014 của bộ tài chính”.

Theo quy định tại các văn bản hướng dẫn thi hành thuế thu nhập doanh nghiệp thì “doanh nghiệp tự xác định các điều kiện ưu đãi thuế, mức thuế suất ưu đãi, thời gian miễn thuế, giảm thuế, số lỗ được trừ vào thu nhập tính thuế để tự kê khai và tự quyết toán thuế với cơ quan thuế. Cơ quan thuế khi kiểm tra, thanh tra đối với doanh nghiệp phải kiểm tra các điều kiện được hưởng ưu đãi thuế, số thuế thu nhập doanh nghiệp được miễn thuế, giảm thuế, số lỗ được trừ vào thu nhập chịu thuế theo đúng điều kiện thực tế mà doanh nghiệp đáp ứng được. Trường hợp doanh nghiệp không đảm bảo các điều kiện để áp dụng thuế suất ưu đãi về thời gian miễn thuế, giảm thuế thì cơ quan thuế xử lý truy thu thuế và xử phạt vi phạm hành chính về thuế theo quy định”. Việc quy định doanh nghiệp tự xác định điều kiện ưu đãi thuế và tự khai, tự chịu trách nhiệm là phù hợp với quy định của Luật Quản lý thuế là “khai thuế chính xác, trung

thực, đầy đủ và nộp hồ sơ thuế đúng thời hạn; chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, đầy đủ của hồ sơ thuế”.

Trong giai đoạn 2016 – 2018, Chi cục Thuế huyện Mường Khương không nhận được hồ sơ nào xin xét miễn giảm thuế đối với doanh nghiệp vì vậy cũng có trường hợp nào thuộc diện Chi cục thuế phải xác định và ra quyết định miễn, giảm thuế.

3.2.7. Quản lý việc thu nợ, cưỡng chế nợ thuế đối với doanh nghiệp

Quản lý, thu hồi nợ thuế là một trong các chỉ tiêu quan trọng trong nhiệm vụ chính trị của ngành Thuế và đã được Chi cục Thuế huyện Mường Khương xác định là nội dung công tác cần có sự quan tâm chỉ đạo quyết liệt. Tuy nhiên, một phần do tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nợ thuế không khả quan, một phần do các doanh nghiệp chây ỳ nộp chậm hoặc không chịu nộp nên kết quả quản lý, thu hồi nợ thuế những năm gần đây chưa được như mong muốn.

Trên thực tế, có nhiều nguyên nhân dẫn tới việc nợ thuế của các doanh nghiệp. Các nguyên nhân chủ yếu nợ đọng thuế thường là do nhận thức về “trách nhiệm và nghĩa vụ nộp thuế” của một số doanh nghiệp chưa cao, chưa tự giác. “Công tác tuyên truyền, phê phán chưa thường xuyên nên tạo sự không bình đẳng giữa người nộp thuế tốt và người nộp thuế chây ỳ nợ đọng thuế”.

Nợ thuế là một trong những chỉ tiêu quan trọng trong việc đánh giá chất lượng quản lý thuế của cơ quan thuế. Theo tiêu chí do Tổng cục Thuế đưa ra thì tỷ lệ nợ phải đảm bảo luôn dưới 5% so với dự toán thu của năm ngân sách mới được đánh giá đạt yêu cầu.

Quy trình quản lý nợ thuế tại Chi cục Thuế huyện Mường Khương được thể hiện qua hình 3.2. Do thuộc loại Chi cục Thuế nhỏ nên trong cơ cấu tổ chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp tại chi cục thuế huyện mường khương, tỉnh lào cai (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)