Những hạn chế, tồn tại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp tại chi cục thuế huyện mường khương, tỉnh lào cai (Trang 88 - 91)

5. Bố cục của luận văn

3.4.2. Những hạn chế, tồn tại

- Hiệu quả công tác quản lý nợ chưa cao: Theo quy định từ 2013 về trước, DN chỉ phải khai báo với cơ quan thuế một hoặc vài tài khoản tiền gửi khi đăng ký thuế để được cấp mã số thuế nhưng việc đăng ký tài khoản không mang tính bắt buộc. “Khi muốn tiến hành xác minh thông tin về toàn bộ tài khoản tiền gửi của doanh nghiệp, cơ quan thuế buộc phải gửi văn bản xác minh thông tin ở tất cả các ngân hàng, tổ chức tín dụng trên địa bàn, nhằm tránh bỏ sót tài khoản đăng ký của doanh nghiệp”. Việc gửi văn bản này, trên thực tế tốn khá nhiều thời gian, công sức của cả Chi cục Thuế cùng như của các ngân hàng và làm gián đoạn việc xử lý cưỡng chế thuế. Để có số liệu chính xác, cơ quan thuế phải thực hiện so sánh, đối chiếu với thông tin từ phía ngân hàng, nhưng có thể vì lý do nào đó các tổ chức tín dụng từ chối cung cấp thông tin hoặc cấp chậm hoặc không chính xác.

Một số khoản nợ dưới 90 ngày chưa được phát hành thông báo đôn đốc kịp thời. Chưa kiên quyết thực hiện các “biện pháp đôn đốc thu nợ”. Bộ phận kiểm tra thuế, bộ phận kê khai và kế toán thuế chưa phối hợp tốt trong việc đôn đốc người nộp số thuế bị phát hiện sau kiểm tra và phạt vi phạm pháp luật thuế, theo các quyết định của cơ quan thuế. Những tồn tại này đã ảnh hưởng đến kết quả thu nợ thuế.

- Công tác kiểm tra hồ sơ khai thuế còn chậm, mất nhiều thời gian. Cơ chế chính sách thường xuyên thay đổi, “thiếu tính ổn định và có những nội dung

không phù hợp giữa qui định về quản lý thuế và chính sách thuế dẫn tới nhiều cách hiểu khác nhau kể cả đối với cán bộ thuế lẫn người nộp thuế; Chưa có chế tài xử phạt nghiêm khắc cho các trường hợp cố tình không cung cấp tài liệu hoặc kéo dài thời gian cung cấp tài liệu phục vụ cho công tác kiểm tra. Trên thực tế, rất nhiều hồ sơ kiểm tra kéo dài do nguyên nhân từ phía doanh nghiệp, cố tình trì hoãn việc ký biên bản ghi nhận số liệu và biên bản kiểm tra”. Việc áp dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác quản lý thuế là một trong những yêu cầu đòi hỏi ngày càng cấp bách. Công nghệ thông tin sẽ loại trừ các vi phạm đơn giản như về số học, về thời gian nộp theo quy định, đồng thời cung cấp các thông tin nhanh, chính xác để trên cơ sở đó thực hiện ngăn ngừa, chống các hành vi vi phạm phức tạp. Thực tế hiện nay, các ứng dụng quản lý thuế vẫn chưa hỗ trợ hoàn toàn việc khai thác số liệu kê khai thuế, số liệu nộp thuế của các doanh nghiệp thuộc các Chi cục Thuế quản lý phục vụ cho công tác phân tích và đánh giá rủi ro trước khi tiến hành kiểm tra.

- Việc quản lý các doanh nghiệp xây dựng cơ bản vãng lai chưa được thường xuyên rà soát

- Về cơ chế chính sách còn có những bất cập. Luật Quản lý thuế ra đời là một bước cải cách lớn trong công tác quản lý thu thuế, tạo điều kiện thuận lợi cho cả người nộp và cơ quan thuế, tuy nhiên, nó vẫn bộc lộ một số hạn chế nhất định:

+ Việc nợ thuế của các doanh nghiệp xây dựng công trình có nguồn vốn ngân sách nhà nước, nhưng chủ đầu tư chậm thanh toán, theo quy định của Luật Quản lý thuế trong trường hợp này, doanh nghiệp không được giãn nợ thuế. Do vậy, nếu doanh nghiệp phải đi vay để trả nợ thuế thì sẽ tăng thêm gánh nặng về chi phí vốn, làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp không có nguồn khác để trả nợ thuế thì đương nhiên DN đã vi

phạm Luật Quản lý thuế, bị phạt chậm nộp tiền thuế, doanh nghiệp phải gánh chịu thiệt hại.

+ Các biện pháp cưỡng chế nợ thuế chưa linh hoạt để cơ quan thuế chủ động thực hiện dẫn đến giảm hiệu quả thu nợ thuế. Theo quy định hiện hành có 7 biện pháp cưỡng chế, nhưng cơ quan thuế chỉ được thực hiện các biện pháp cưỡng chế sau nếu biện pháp cưỡng chế trước phải chứng minh được là không thể thực hiện. Do vậy, mặc dù biết chắc chắn các biện pháp cưỡng chế nợ thuế trước không thể thực hiện, nhưng cơ quan thuế vẫn phải làm các thủ tục để chứng minh, sẽ kéo dài thời gian xử lý nợ; từ đó, tạo cho doanh nghiệp điều kiện dễ bề có những thủ đoạn đối phó. Hoặc ngay trong một biện pháp cưỡng chế cũng có điều bất ổn, như quy định không kê biên tài sản nếu tài sản không đủ giá trị để thực hiện cưỡng chế. Nhưng, Hội đồng định giá tài sản kê biên chỉ được lập sau khi tài sản đã kê biên. Điều này là mâu thuẫn và kèm theo thực tế là tự bản thân cơ quan thuế và cán bộ thuế không thể xác định đúng giá trị thị trường của tài sản kê biên; do vậy, khi tiến hành thực hiện biện pháp kê biên tài sản để cưỡng chế sẽ rất khó khăn.

+ Đối với việc mở tài khoản của doanh nghiệp tại các ngân hàng là không hạn chế. Doanh nghiệp có thể mở nhiều tài khoản tại các ngân hàng khác nhau. Quy định này tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, nhưng cũng dễ bị doanh nghiệp lợi dụng để tránh sự kiểm soát của cơ quan Thuế trong việc kiểm tra doanh thu hoặc thực hiện cưỡng chế nợ thuế bằng biện pháp trích tiền trên tài khoản.

+ Theo quy định của Luật Quản lý thuế thì các doanh nghiệp có trụ sở đóng trên địa bàn huyện nếu có công trình xây dựng tại các địa phương khác trong huyện thì kê khai, nộp thuế chung tại Chi cục Thuế nơi có trụ sở chính. Quy định này chưa thực sự phù hợp với thực tế. Vì hiện nay, hầu hết các địa phương đều muốn thu được thuế từ các công trình xây dựng trên địa bàn của

mình; do vậy, thường yêu cầu các doanh nghiệp phải kê khai, nộp một phần thuế giá trị gia tăng tại địa phương (khác nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính) nơi xây dựng công trình.Việc làm này là chưa đúng với quy định của Luật Quản lý thuế, nhưng một số doanh nghiệp vẫn phải thực hiện theo yêu cầu của chính quyền địa phương. Đây là vấn đề cần nghiên cứu sửa đổi nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn, đảm bảo quản lý tốt hơn nguồn thu.

- Công tác xử lý hóa đơn và xác minh hóa đơn còn kéo dài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp tại chi cục thuế huyện mường khương, tỉnh lào cai (Trang 88 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)