Bài học kinh nghiệm đối với Chi cục Thuế huyện Mường Khương, tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp tại chi cục thuế huyện mường khương, tỉnh lào cai (Trang 33 - 35)

5. Bố cục của luận văn

1.2.3. Bài học kinh nghiệm đối với Chi cục Thuế huyện Mường Khương, tỉnh

tỉnh Lào Cai

Một là: Tăng cường sự tuân thủ tự nguyện của đối tượng nộp thuế. Một nguyên tắc được áp dụng rộng rãi trong quản lý thuế và là mục tiêu cao nhất của bất kỳ ngành thuế nào đó là khuyến khích sự tuân thủ tự nguyện của đối tượng nộp thuế. Bất kỳ hệ thống quản lý thuế nào cũng dựa trên nền tảng là ý thức tuân thủ tự nguyện của đối tượng nộp thuế và mục tiêu của cải cách thuế trước hết là tăng cường mức độ tuân thủ tự nguyện này.

Hai là tạo điều kiện cho việc tuân thủ: tuyên truyền và thực hiện các dịch vụ hỗ trợ đối tượng nộp thuế nhằm cung cấp đầy đủ thông tin cho đối tượng nộp thuế về hệ thống thuế và nghĩa vụ thuế của mình.

Ba là giám sát việc tuân thủ: duy trì các tài khoản vãng lai của đối tượng nộp thuế và xây dựng hệ thống thông tin về đối tượng nộp thuế.

- Bốn là ngăn chặn việc không tuân thủ: xây dựng h ệ thống thanh tra có hiệu quả và hệ thống xử phạt công bằng, nghiêm minh.

- Năm là cần phân loại các đối tượng nộp thuế để thực hiện các biện pháp quản lý khác nhau. Một cách tiếp cận quan trọng trong quản lý thuế từ các cuộc cải cách thuế thành công là: quy mô đối tượng nộp thuế khác nhau cần có những chế độ quản lý khác nhau. “Các đối tượng nộp thuế thuộc các nhóm hoặc bộ phận dân cư khác nhau thường có các đặc điểm khác nhau (có cơ hội và lý do khác nhau, có nhu cầu và mong muốn khác nhau) trong việc tuân thủ pháp luật

thuế”. Đối tượng nộp thuế được “phân đoạn thị trường” thành các bộ phận hoặc khu vực khác nhau, “cơ quan thuế phải hiểu được nhu cầu, hành vi, nguyên nhân tuân thủ và không tuân thủ của người nộp thuế trên cơ sở đó xác định chiến lược hợp lý để cải thiện việc tuân thủ dưới hình thức hỗ trợ, cưỡng chế, thay đổi luật hay kết hợp các hình thức này để nhằm đạt được tỷ lệ tuân thủ cao nhất có thể trong phạm vi nguồn lực của cơ quan thuế. Sau đó cơ quan thuế có kế hoạch dài hạn đẩy mạnh các hoạt động tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người dân trong việc tuân thủ nhằm tối đa hoá số thuế thu được với nguồn lực có sẵn”. Để đạt được điều đó, cơ quan thuế phân chia đối tượng nộp thuế thành các nhóm đối tượng theo ngành nghề, quy mô hoạt động kinh doanh, từ đó tổ chức bộ máy quản lý thuế cho phù hợp. Trong từng bộ phận đối tượng nộp thuế đó có thể chia ra thành các nhóm nhỏ hơn như theo ngành nghề...

CHƯƠNG 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp tại chi cục thuế huyện mường khương, tỉnh lào cai (Trang 33 - 35)