Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý nhà nước đối với vận tải hành khách bằng phương tiện ô tô trên địa bàn tỉnh yên bái (Trang 55)

4. Đóng góp của luận văn

2.2.4. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

2.2.4.1. Chỉ tiêu quản lý về các loại xe và số lượng xe vận tải hành khách - Số lượng các loại xe vận tải hành khách trên địa bàn được cấp phép - Số lượng các loại xe ngoài địa bàn được cấp phép vận tải khách. - Số lượng các loại xe vận tải khách được kiểm định.

- Tổng số phương tiện vận tải đang hoạt động: Là tổng số phương tiện tham gia kinh doanh vận chuyển trong kỳ, không kể các xe chờ sửa chữa hoặc vì một lý do nào đó không tham gia hoạt động trong tháng.

2.2.4.2. Chỉ tiêu quản lý số lượng, lượng luân chuyển hành khách.

- Khối lượng hành khách: Chỉ tiêu này phản ánh lượng hàng hóa ( đối với vận tải hàng hóa) và lượng hành khách ( đối với vận tải hành khách) mà phương tiện chuyên chở được, nhưng không xét tới khoảng cách vận chuyển.

Chỉ tiêu được tính bằng hành khách (HK) đối với vận tải khách và thường được ký hiệu là Q.[3]

Khối lượng vận chuyển được tính theo số hàng thực xếp lên xe đối với vận tải hàng hóa và theo số khách lên xe đối với vận tải khách.

- Lượng hàng hóa hoặc hành khách luân chuyển: Chỉ tiêu này phản ánh bằng lượng hành khách (đối với vận tải hành khách) vận chuyển trên một khoảng cách nhất định. Chỉ tiêu này được tính bằng HK.Km đối với vận tải khách và thường được ký hiệu là P.[3]

Cách tính như sau : P = Q. Lbq

Trong đó : Lbq là cự ly vận chuyển bình quân

2.2.4.3. Chỉ tiêu quy hoạch vận tải hành khách bằng phương tiện ô tô

- Quy hoạch các tuyến đường vận tải hành khách.

- Quy hoạch các bến xe và các điểm dừng đón, trả khách. - Quy hoạch loại xe và số lượng xe vận tải hành khách.

2.2.3.4. Chỉ tiêu quản lý về thanh tra kiểm tra vận tải hành khách bằng phương tiện ô tô

- Số cuộc thanh, kiểm tra hành chính. - Số cuộc thanh tra chuyên ngành

- Số lượng xe phát hiện vi phạm quy định - Số tiền thu từ phạt vi phạm

CHƯƠNG 3:

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI VẬN TẢI HÀNH KHÁCH BẰNG PHƯƠNG TIỆN Ô TÔ TRÊN ĐỊA BÀN

TỈNH YÊN BÁI 3.1. Khái quát chung về tỉnh Yên Bái

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý, địa hình

Yên Bái là một tỉnh miền núi nằm sâu trong nội địa vùng Tây Bắc, có tọa độ ở vào 21o18 - 22o17 vĩ Bắc và 103o 33 - 105o 06 kinh Đông. Phía Đông giáp Tuyên Quang, Hà Giang. Phía Tây giáp Sơn La. Phía Nam giáp Phú Thọ. Phía Bắc giáp Lào Cai, Lai Châu. Tỉnh có vị trí quan trọng về mặt kinh tế và an ninh quốc phòng.

Vị trí của tỉnh có địa hình nhiều đồi, núi cao, tiềm năng phát triển kinh tế thấp nên gặp nhiều khó khăn trong việc trao đổi hàng hoá với các trung tâm kinh tế lớn cũng như các cảng biển. Mạng lưới giao thông chủ yếu trong tỉnh là đường bộ, tuy nhiên chất lượng đường lại kém. Chính vị trí địa lí cũng như những khó khăn về địa hình đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc phát triển kinh tế xã hội của toàn tỉnh.

Với diện tích tự nhiên 688.767ha, Yên Bái nằm ở vùng núi phía Bắc, có đặc điểm địa hình cao dần từ Đông Nam lên Tây Bắc và được kiến tạo bởi 3 dãy núi lớn đều có hướng chạy Tây Bắc - Đông Nam: phía Tây có dãy Hoàng Liên Sơn - Pú Luông nằm kẹp giữa sông Hồng và sông Đà, tiếp đến là dãy núi cổ Con Voi nằm kẹp giữa sông Hồng và sông Chảy, phía Đông có dãy núi đá vôi nằm kẹp giữa sông Chảy và sông Lô. Địa hình khá phức tạp nhưng có thể chia thành 2 vùng lớn: vùng cao và vùng thấp. Vùng cao có độ cao trung bình 600m trở lên, chiếm 67,56% diện tích toàn tỉnh, vùng này dân cư thưa thớt, có tiềm năng về đất đai, lâm sản, khoáng sản, có khả năng huy động vào phát triển kinh tế - xã hội. Vùng thấp có độ cao dưới 600m, chủ yếu là địa hình đồi núi thấp, thung lũng bồn địa, chiếm 32,44 % diện tích tự nhiên toàn tỉnh.

3.1.1.2. Khí hậu, thuỷ văn

Yên Bái có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa nhưng có sự phân hoá theo độ cao của địa hình và hướng núi. Với chế độ nhiệt đới gió mùa, một năm ở Yên Bái có hai mùa rõ rệt: mùa mưa nóng ẩm từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm 70 - 80% lượng mưa cả năm; mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa chỉ chiếm khoảng 20 - 25% tổng lượng mưa trong năm, tháng mưa ít nhất là tháng 12.

Hệ thống sông ngòi tỉnh Yên Bái rất đa dạng, ngoài hai con sông lớn là sông Hồng và sông Chảy, còn có khoảng 200 ngòi, suối lớn nhỏ và hồ, đầm. Hồ Thác Bà là hồ nước nhân tạo có diện tích mặt nước 19.050ha với khoảng 1.300 đảo lớn nhỏ.

3.1.1.3. Nguồn tài nguyên

- Tài nguyên nước: Tỉnh Yên Bái có tài nguyên nước dồi dào và phân bố rộng khắp, có những sông suối lớn như: Sông Hồng, sông Chảy, suối Ngòi Thia, suối Ngòi Lâu, Ngòi Nhì, suối Nậm Kim, Ngòi Hút với tổng chiều dài khoảng 320km, diện tích lưu vực 3.400km2, có khoảng 20.913ha mặt nước trong đó Hồ Thác Bà: 19.050ha, đây là nguồn tiềm năng cho phát triển thuỷ điện, sản xuất nông nghiệp, thuỷ sản, công nghiệp và đời sống.

- Tài nguyên rừng: Diện tích rừng toàn tỉnh tính đến năm 2017 là 428.266,8 ha (rừng phòng hộ 134.158,1ha, rừng sản xuất 217.942,2ha, rừng đặc dụng 35.475,6 ha, rừng ngoài đất quy hoạch lâm nghiệp 40.690,9ha), tỷ lệ che phủ đạt 62,8%. Tài nguyên rừng của tỉnh khá đa dạng, phong phú. Ngoài khả năng cung cấp gỗ, tre, nứa còn nhiều loại động vật, thực vật quý hiếm, có giá trị và được coi là một trung tâm bảo tồn nguồn gen thực vật của vùng Tây Bắc.

- Tài nguyên khoáng sản: Yên Bái là tỉnh có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú về chủng loại, đa dạng về quy mô: khoáng sản năng lượng (gồm than đá, than nâu, than bùn) có ở Văn Chấn và dọc sông Hồng, sông

Chảy; khoáng sản kim loại (gồm sắt, đồng, chì, kẽm, vàng và đất hiếm) có ở Văn Yên, Trấn Yên, Văn Chấn, Mù Cang Chải, Trạm Tấu, Yên Bình; nhóm khoáng sản không kim loại (gồm barit, cao lanh, thạch anh, phenfat, đá quý) có ở thành phố Yên Bái, Yên Bình, Lục Yên ; nhóm khoáng sản vật liệu xây dựng (gồm đá vôi, đá hoa, đất sét) có ở Lục Yên, Yên Bình, Văn Yên, Trấn Yên, Văn Chấn.

- Về tài nguyên đất: Có 8 loại nhóm đất chính là: đất phù sa chiếm 1,33% diện tích toàn tỉnh phân bổ chủ yếu ở các khu vực sông ngòi, suối lớn, đất glây chiếm 0,61% diện tích toàn tỉnh, phân bổ chủ yếu trên các địa hình thấp, trũng, thích hợp cho việc trồng lúa nước; đất đen chiếm 0,13% diện tích toàn tỉnh, phân bổ chủ yếu trên các thung lũng và ven chân núi đá vôi thích hợp với trồng các loại cây mầu và cây công nghiệp hàng năm; đất xám chiếm 82,37% diện tích toàn tỉnh tập trung nhiều nhất ở Văn Chấn, Trạm Tấu, Mù Cang Chải thích hợp với trồng cây lâu năm và cây ăn quả

- Tài nguyên du lịch: Khu du lịch danh thắng Hồ Thác Bà có diện tích trên 19.050ha, với trên 1.300 hòn đảo lớn nhỏ được bao bọc bởi dãy núi hùng vĩ và nhiều hang động kỳ thú như: động Thủy Tiên, động Xuân Long, hang Bạch Xà, núi Cao Biền… và được gọi là Hạ Long trên núi. Nơi đây có tiềm năng phát triển các loại hình du lịch sinh thái với quy mô lớn.

3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

3.1.2.1. Dân số và lao động

- Tình hình dân số, lao động: tính sơ bộ đến năm 2017 toàn tỉnh có 807.287 người, mật độ dân số 115 người/km2; dân số theo giới tính: nam 402.594 người chiếm 49,87%, nữ 404.693 người chiếm 50,13%; lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên là 512.464 người chiếm 64,65% dân số (trong đó giới tính nam: 258.622 người, giới tính nữ 253.842 người), trong đó số đã qua đào tạo chiếm 16,9%.

thành phố, thị xã và các huyện lân cận (TP. Yên Bái bình quân 935 người/km2; TX. Nghĩa Lộ bình quân 987 người/km2; huyện Mù Cang Chải 47 người/km2; huyện Trấn Yên 133 người/km2; huyện Trạm Tấu 41 người/km2; huyện Văn Chấn 126 người/km2; huyện Yên Bình 141 người/km2.

3.1.2.2. Tình hình kinh tế - xã hội a. Một số các chỉ tiêu kinh tế

Tính đến hết năm 2018, các chỉ tiêu về kinh tế trên địa bàn tỉnh Yên Bái đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra và có kết quả tốt như tổng mức bán lẻ hàng hoá, giá trị xuất khẩu hàng hoá, tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh, thu ngân sách nhà nước… Nhưng bên cạnh đó, còn một số chỉ tiêu không đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra như tốc độ tăng tổng sản phẩm và tổng sản phẩm bình quân đầu người, các chỉ tiêu cụ thể như sau:

Bảng 3.1: Một số chỉ tiêu kinh tế tỉnh Yên Bái năm 2018

Chỉ tiêu ĐVT Kế hoạch Thực hiện

Tốc độ tăng tổng sản phẩm % 7,40 6,22

Tổng sản phẩm BQ đầu người Tr.đ/năm 34,0 29,5

Tổng giá trị sản xuất công nghiệp Tỷ.đ 9.000 9.000

Tổng mức bán lẻ hàng hoá Tỷ.đ 12.606 12.300

Giá trị xuất khẩu hàng hoá Tr.USD 103,1 100,0

Tổng vốn đầu tư phát triển Tỷ.đ 10.183 10.000

Thu ngân sách nhà nước Tỷ.đ 2.494 2.050

(Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Yên Bái)

Ngoài ra, còn một số chỉ tiêu khác như:

+ Cơ cấu tổng sản phẩm trên địa bàn: Nông, lâm nghiệp, thủy sản 23,05% (kế hoạch là 23,3%); công nghiệp - Xây dựng 25,85% (kế hoạch là 29,2%); dịch vụ 47,66% (kế hoạch là 47,5%); Thuế nhập khẩu, thuế sản phẩm, trừ trợ cấp sản phẩm 3,44%.

tươi chất lượng cao đạt 11.000 tấn, quy đổi tương đương 81.000 tấn chè búp tươi (vượt 1,3% kê hoạch năm - kế hoạch là 80.000 tấn).

+ Sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt 48.514 tấn (vượt 16,9% - kế hoạch là 41.500 tấn),

b. Một số chỉ tiêu xã hội:

Cũng tính đến hết năm 2018, các chỉ tiêu về xã hội trên địa bàn tỉnh đạt nhiều thành tựu đáng kể, các chỉ tiêu như: Số lao động được tạo việc làm mới, tỷ lệ lao động qua đào tạo, tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm xã hội đã tăng cao vượt kế hoạch. Các chỉ tiêu cụ thể được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 3.2: Kết quả thực hiện các chỉ tiêu xã hội trên địa bàn tỉnh Yên Bái năm 2018

Chỉ tiêu ĐVT Kế

hoạch

Thực hiện

Số lao động được tạo việc làm mới Người 17.700 18.180

Tỷ lệ lao động qua đào tạo % 50.5 51,0

Tỷ lệ hộ nghèo giảm % 4 5

Tổng số trường mầm non và phổ thông đạt

chuẩn quốc gia Trường 135 160

Tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi được tiên chủng đầy

đủ vắc xin % 98,5 98,5

Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên % 1,07 1,07

Tỷ lệ dân số tham gia BHXH % 88,8 90,0

Tổng số xã phường đạt tiêu chí quốc gia về y tế Đơn vị 95 89 - Tỷ lệ hộ gia đình đạt chuẩn văn hoá % 73 73 - Tỷ lệ cơ quan, đơn vị đạt chuẩn văn hoá % 79 79

3.2. Thực trạng công tác vận tải hành khách bằng phương tiện ô tô trên địa bàn tỉnh Yên Bái địa bàn tỉnh Yên Bái

3.2.1. Đặc điểm về kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tỉnh Yên Bái

Tỉnh Yên Bái là Tỉnh miền núi nằm sâu trong nội địa có vị trí địa lý và điều kiện địa hình tự nhiên thuận lợi cho việc phát triển nhiều loại hình giao thông vận tải. Trên địa bàn tỉnh Yên Bái hiện tại có 4 loại hình giao thông vận tải: Đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, đường hàng không. Trong đó giao thông đường bộ giữ vai trò chủ đạo. Đến nay mạng lưới giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh có 01 tuyến đường cao tốc với chiều dài 80,5Km; 4 tuyến Quốc lộ (QL70, QL32, QL32C và QL37) với tổng chiều dài là 374Km; 14 tuyến đường tỉnh với tổng chiều dài 491Km; 244,5Km đường đô thị; 62Km đường chuyên dùng; 1.361Km đường huyện; 3.131Km đường xã và 2.148Km đường thôn bản. Các tuyến đường bộ từng bước được cải tạo, nâng cấp cùng với vận tải đường sắt, đường thuỷ bước đầu hình thành mạng lưới giao thông vận tải tương đối đồng bộ. Đặc biệt là các công trình vượt sông, suối trên các tuyến đã cơ bản được xây dựng. Mạng lưới giao thông đô thị đã từng bước được nâng cấp đạt tiêu chuẩn đường đô thị đã đáp ứng yêu cầu vận tải hàng hóa, hành khách phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và củng cố quốc phòng, an ninh của địa phương và khu vực.

a. Đường cao tốc và Quốc lộ

Trên địa bàn tỉnh Yên Bái có 4 tuyến Quốc lộ và 01 tuyến cao tốc chạy qua với tổng chiều dài 454,5Km, trong đó có 347,36Km mặt đường bê tông nhựa; 106,84Km mặt đường đá dăm láng nhựa và 0,3Km mặt đường BTXM. Hiện tại có 03 tuyến do Sở GTVT Yên Bái được giao ủy thác quản lý là Quốc lộ 37, Quốc lộ 32 và Quốc lộ 32C; 02 tuyến do các Cục và Tổng công ty quản lý là cao tốc Nội Bài - Lào Cai và Quốc lộ 70.

- Cao tốc Nội Bài - Lào Cai: Cao tốc Nội Bài - Lào Cai xuất phát từ Nội Bài qua địa phận thành phố Hà Nội và 4 tỉnh là Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Yên

Bái và Lào Cai với tổng chiều dài 264Km. Trong đó đoạn qua địa phận tỉnh Yên Bái có chiều dài 80,5Km có điểm đầu thuộc xã Minh Quân, huyện Trấn Yên (lý trình Km109+750), điểm cuối thuộc xã Châu Quế Thượng, huyện Văn Yên (lý trình Km190+250), được thiết kế theo tiêu chuẩn đường cao tốc 2 - 4 làn xe, mặt đường thảm bê tông nhựa, chất lượng khai thác tốt.

- Quốc lộ 70: Quốc lộ 70 là tuyến Quốc lộ có điểm đầu từ Đầu Lô (Phú Thọ) đến cầu Hồ Kiều (Lào Cai), dài 198Km. Trong đó đoạn qua tỉnh Yên Bái có chiều dài 84Km có điểm đầu thuộc xã Thịnh Hưng, huyện Yên Bình (lý trình Km25), điểm cuối thuộc xã An Lạc, huyện Lục Yên (lý trình Km109).

+ Tình trạng kỹ thuật: Đoạn qua địa phận Yên Bái có địa hình khó khăn, nhiều đèo dốc, và hạn chế tầm nhìn, tuyến được thiết kế đạt tiêu chuẩn đường cấp IV miền núi châm trước, mặt đường thảm bê tông nhựa, chất lượng khai thác trung bình.

- Quốc lộ 32C: Quốc lộ 32C là tuyến Quốc lộ có điểm đầu tại Hy Cương, giao với Quốc lộ 2 (Phú Thọ) đến Âu Lâu (Yên Bái) với tổng chiều dài 96,5Km, trong đó đoạn qua địa phận tỉnh Yên Bái có chiều dài 17,5Km với điểm đầu thuộc xã Minh Quân, huyện Trấn Yên (lý trình Km79), điểm cuối thuộc phường Hợp Minh, thành phố Yên Bái (lý trình Km96+500m).

+ Tình trạng kỹ thuật: đoạn qua địa phận tỉnh Yên Bái có địa hình tương đối bằng phẳng; có 8Km đạt tiêu chuẩn đường cấp III, mặt đường thảm BTN, chất lượng khai thác tốt và 9,5Km đạt tiêu chuẩn đường cấp V (hiện đang được nâng cấp, cải tạo), mặt đường đá dăm tiêu chuẩn, chất lượng khai thác tốt.

- Quốc lộ 37: Quốc lộ 37 là tuyến đường vành đai thứ 3 từ Diên Điền (Thái Bình) đến Cò Nòi (Sơn La), dài 485Km.

+ Tình trạng kỹ thuật: tuyến đi qua khu vực có địa hình đèo dốc khó khăn, quanh co và hạn chế tầm nhìn (dốc Đát Quang, đèo Lũng Lô…). Hiện tại tuyến có 3,4Km đạt tiêu chuẩn đường cấp II; 14 Km đạt tiêu chuẩn đường

cấp III và 80,1Km đạt tiêu chuẩn đường cấp IV, mặt đường thảm bê tông nhựa và đá dăm láng nhựa, chất lượng khai thác trung bình. Hiện nay có 15Km đang được nâng cấp cải tạo.

- Quốc lộ 32: Quốc lộ 32 từ Hà Nội đến Bình Lư (Lai Châu), dài 393Km. Trong đó đoạn qua tỉnh Yên Bái có chiều dài 175Km với điểm đầu thuộc xã Minh An, huyện Văn Chấn (lý trình Km147), điểm cuối thuộc xã Hồ Bốn, huyện Mù Cang Chải (lý trình Km332).

+ Tình trạng kỹ thuật: tuyến đi qua khu vực có địa hình đồi núi nên nhiều đoạn địa hình khó khăn đèo dốc, quanh co (đoạn đèo Khế, đèo Ách, đèo Khau Phạ), tuyến được thiết kế đạt tiêu chuẩn đường cấp III và cấp IV miền

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý nhà nước đối với vận tải hành khách bằng phương tiện ô tô trên địa bàn tỉnh yên bái (Trang 55)