Điểm mạnh (S)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý nhà nước đối với vận tải hành khách bằng phương tiện ô tô trên địa bàn tỉnh yên bái (Trang 98 - 99)

4. Đóng góp của luận văn

3.5.1. Điểm mạnh (S)

1. Đã được quan tâm đầu tư nên kết cấu hạ tầng giao thông (KCHTGT) nói chung, KCHTGT đường bộ phục vụ VTHK bằng xe ô tô nói riêng đã phát triển mạnh. Mạng lưới đường bộ đã cơ bản được hình thành, gồm các tuyến dọc, tuyến ngang, tuyến vành đai, tuyến kết nối, tuyến chính yếu, thứ yếu; Phân bổ tương đối đồng đều giữa các vùng miền, khu vực, có thể kết nối với các phương thức vận tải khác và giữa các phương thức với nhau. Chất lượng KCHTGT đường bộ đã được nâng lên đáng kể, phục vụ tích cực cho việc phát triển kinh tế, bảo đảm quốc phòng, an ninh.

2. Quản lý nhà nước về vận tải đã được tăng cường thông qua việc ban hành, tổ chức thực hiện Luật Giao thông đường bộ (2001, 2008), các nghị định, thông tư hướng dẫn thực hiện Luật và tổ chức thực hiện trong chuyên ngành, cả ở cấp trung ương và địa phương. Các chiến lược phát triển toàn ngành, quy hoạch phát triển GTVT chuyên ngành đường bộ, đã được xây dựng, tổ chức triển khai thực hiện. Đã có đầy đủ hệ thống pháp luật như đầu tư, xây dựng, quy hoạch đô thị, đất đai, môi trường, doanh nghiệp, thương mại, hải quan,… pháp luật chuyên ngành đường bộ và tổ chức triển khai thực hiện. Đã công bố màng lưới tuyến VTHK liên tỉnh, tuyến xe buýt các thành phố, các bến xe….

3. VTHK bằng xe ô tô đã đáp ứng yêu cầu về số lượng (chiếm khoảng 86% khối lượng vận chuyển và 7% khối lượng luân chuyển hành khách toàn Ngành) với chất lượng tiến bộ dần; đã đa dạng hóa các loại hình, sản phẩm

phục vụ hành khách như có loại đường dài, nội tỉnh, kế cận, đô thị; chuyến xe chất lượng cao, xe tốc hành, xe có giường nằm và xe khách thông thường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý nhà nước đối với vận tải hành khách bằng phương tiện ô tô trên địa bàn tỉnh yên bái (Trang 98 - 99)