Công tác tuyên truyền, phổ biến về an toàn giao thông trong vận tả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý nhà nước đối với vận tải hành khách bằng phương tiện ô tô trên địa bàn tỉnh yên bái (Trang 91 - 93)

4. Đóng góp của luận văn

3.3.7. Công tác tuyên truyền, phổ biến về an toàn giao thông trong vận tả

Các đơn vị vận tải xây dựng và thực hiện tốt kế hoạch bảo đảm an toàn giao thông, Quy trình bảo đảm an toàn giao thông; tăng cường công tác quản lý theo dõi các thông tin bắt buộc từ thiết bị giám sát hành trình của phương tiện để kịp thời cảnh báo và ngăn chặn các hành vi vi phạm; tăng cường công tác đảm bảo an toàn phương tiện trước khi tham gia giao thông: bảo dưỡng, sửa chữa, kiểm tra phương tiện; tuyệt đối không đưa phương tiện ra hoạt động kinh doanh vận tải khi thiết bị giám sát hành trình không hoạt động; không lắp đặt công tắc để tắt thiết bị. Khắc phục ngay và xử lý nghiêm đối với các trường hợp can thiệp vào hoạt động của thiết bị giám sát hành trình. Xử lý nghiêm các trường hợp cán bộ được giao trách nhiệm quản lý để xảy ra sai phạm là nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông.

Đối với các bến xe khách thực hiện nghiêm túc việc theo dõi, kiểm tra dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình theo quy định tại điều 11 Thông tư số 09/TT - BGTVT ngày 15/4/2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về cung cấp, quản lý và sử dụng dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình. Kiên quyết không cho xuất bến đối với các phương tiện có thiết bị giám sát hành trình không hoạt động.

3.3.7. Công tác tuyên truyền, phổ biến về an toàn giao thông trong vận tải hành khách bằng phương tiện ô tô hành khách bằng phương tiện ô tô

- Đổi mới, nâng cao chất lượng các hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục Luật GTĐB: lồng ghép nội dung chương trình vào các hoạt động sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, sinh hoạt chính trị; cung cấp các tài liệu, xây

dựng tủ sách pháp luật, tổ chức báo cáo chuyên đề về pháp luật GTĐB, tổ chức cuộc thi tìm hiểu pháp luật GTĐB; giới thiệu toàn bộ nội dung văn bản pháp luật qua các ấn phẩm và trang thông tin điện tử, có thể biên tập dưới dạng hỏi - đáp nhằm tuyên truyền, hướng dẫn, giải thích văn bản pháp luật; tăng cường giới thiệu các quy định của pháp luật thông qua hình thức tuyên truyền miệng, tổ chức trao đổi, đối thoại trực tiếp, giải đáp các yêu cầu từ phía đối tượng được tuyên truyền nhằm nâng cao tính chủ động trong việc tiếp thu kiến thức pháp luật; thông qua hoạt động thực thi pháp luật của các cơ quan, đơn vị như thanh tra, kiểm tra, cấp giấy phép … để phổ biến, hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật về Luật GTĐB.

- Phối hợp với các cơ quan truyền thông, tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục trên các phương tiện thông tin đại chúng; nêu gương người tốt, việc tốt trong việc chấp hành quy định về ATGT.

- Phối hợp các cơ quan, đoàn thể, các tổ chức chính trị - xã hội, các doanh nghiệp, tổ chức trong nước và nước ngoài tuyên truyền, phổ biến, giáo dục Luật GTĐB trực tiếp đến từng hộ gia đình, từng người dân, từng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động; đưa việc chấp hành luật về ATGT thành tiêu chí đánh giá thi đua, khen thưởng và bình xét, đánh giá chất lượng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động hàng năm.

- Đẩy nhanh việc xã hội hóa trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục Luật GTĐB để pháp huy tối đa mọi nguồn lực trong xã hội. Dần dần tạo nên “văn hóa giao thông” trong cộng đồng.

- Sử dụng triệt để công nghệ thông tin trong tuyên tuyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về GTĐB : xây dựng, duy trì, cập nhật cơ sở dữ liệu về văn bản quy phạm pháp luật về GTĐB có liên quan đến hoạt động của các cơ quan QLNN về GTVT, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực GTVT, VTHK.

Bảng 3.15: Kết quả công tác tuyên truyền, phổ biến ATGT qua các năm

Nội dung Năm

2016

Năm 2017

Năm 2018

Cụm pano tuyên truyền GT ở các trường học 13 14 16

Cụm loa tuyên truyền ở đèn tín hiệu GT 3 3 4

Băng rôn tuyên truyền 128 135 150

Hoạt động tuyên truyền 200 280 310

Tin, bài, phóng sự chuyên trang, chuyên mục 35 48 60

Toạ đàm 2 3 7

Điểm sơ cấp cứu cộng đồng 25 88 109

(Nguồn:Báo cáo tổng kết Sở GTVT Yên Bái

3.4. Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với vận tải hành khách bằng phương tiện ô tô trên địa bàn tỉnh Yên Bái

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý nhà nước đối với vận tải hành khách bằng phương tiện ô tô trên địa bàn tỉnh yên bái (Trang 91 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)