Quy hoạch và thực hiện quy hoạch vận tải hành khách bằng phương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý nhà nước đối với vận tải hành khách bằng phương tiện ô tô trên địa bàn tỉnh yên bái (Trang 80 - 82)

4. Đóng góp của luận văn

3.3.2. Quy hoạch và thực hiện quy hoạch vận tải hành khách bằng phương

Khi tuyến đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng, tạo điều kiện mở thêm các tuyến đường ngang nhằm phá thế độc đạo kết nối các vùng trong tỉnh, các tỉnh lân cận với đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai để mở rộng giao thương, phát triển sản xuất trong tỉnh, là cơ sở quan trọng để thu hút các nhà đầu tư xây dựng các khu trung tâm dịch vụ, thương mại, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng..., góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Trước yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, cũng như hoàn thành các mục tiêu về phát triển kết cấu hạ kinh tế - xã hội mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Yên Bái lần thứ XVIII nhiệm kỳ 2015 - 2020 và Kết luận số 59-KL/TU ngày 22/11/2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVIII về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TU, ngày 19/12/2011 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XVII) về đẩy mạnh kết cấu hạ tầng giao thông tỉnh Yên Bái giai đoạn 2011 - 2015, định hướng đến năm 2020 đã đề ra; đồng thời để việc đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông đạt hiệu quả và là tiền đề cho các lĩnh vực khác phát triển thì việc điều chỉnh quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh Yên Bái giai đoạn 2016 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã được đưa và và triển khai.

Theo quy hoạch, hiện tại với 103 tuyến vận tải hành khách cố định liên tỉnh và nội tỉnh với nhiều điểm đi và đến trong phạm vi trên địa bàn tỉnh và ngoài tỉnh thể hiện sự thu hút và phát sinh đối với vận chuyển hành khách tương đối đa dạng. Trong giai đoạn tiếp theo, các tuyến vận tải này cần tiếp tục duy trì và phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại của hành khách, đồng thời có thể mở mới các tuyến vận tải đến các khu vực khác nếu có nhu cầu trên nguyên tắc dịch vụ vận tải này phải kinh doanh vận tải đúng theo tuyến, đón trả khách tại bến, tại các điểm dừng, đón trả khách đã được phê duyệt

đảm bảo tốt chất lượng phục vụ hành khách trong quá trình vận chuyển, cũng như tại bến. Nâng cao chất lượng, tiện nghi của phương tiện, tăng cường các chuyến vận tải khách chất lượng cao trên một số tuyến liên tỉnh trọng điểm. Tổ chức các loại hình dịch vụ vận tải đa dạng đáp ứng tối đa mọi nhu cầu của hành khách và du khách du lịch.

Xây dựng dự án vận tải hành khách bằng xe buýt, kêu gọi các thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào các tuyến vận tải hành khách bằng xe buýt nhằm thay thế cho các tuyến xe khách nội tỉnh để tới năm 2020 hình thành được tuyến xe buýt phục vụ nhu cầu đi lại nhằm nâng cao chất lượng phục vụ, đáp ứng nhu cầu đi lại ngày càng thuận lợi, nhanh chóng cho nhân dân.

Dự kiến phương tiện chở khách dưới 9 ghế các loại đến năm 2020 có 4.721 xe, tăng trưởng 8%/năm; xe khách từ 10-45 ghế năm 2020 có 658 xe tăng trưởng 2% /năm.

Bảng 3.9: Dự kiến số lượng phương tiện vận tải hành khách đến 2025 Nhóm phương tiện vận tải Năm 2015 Năm 2020 Năm 2025

Ô tô từ 9 ghế trở xuống 3.686 4.721 7.721

Ô tô khách 10 - 45 ghế 603 658 858

(Nguồn: Sở GTVT tỉnh Yên Bái)

Phát triển đội xe kinh doanh vận tải khách hiện đại, kiên quyết loại bỏ các xe quá niên hạn sử dụng gây mất ATGT và tính mạng của người dân. Sử dụng các loại xe khách chất lượng cao đến 45 ghế và giường nằm (ghế mềm, có điều hoà) với vận tải liên tỉnh có cự ly dài; các loại xe khách đến 30 ghế với vận tải nội vùng bằng xe có chất lượng cao, đảm bảo chất lượng về môi trường.

Đối với các tuyến buýt nội tỉnh, việc lựa chọn loại xe sử dụng trên các tuyến phải căn cứ vào tình hình cụ thể trên mỗi tuyến. Cơ sở để lựa chọn loại xe buýt phù hợp là khả năng chuyên chở và tiện nghi của phương tiện phải phù hợp với nhu cầu vận chuyển của hành khách, chiều dài trung bình chuyến đi và tiện nghi mà hành khách được hưởng trong suốt chuyến đi. Kêu gọi các thành

phần kinh tế, các doanh nghiệp kinh doanh vận tải đến năm 2025 đầu tư xây dựng 3 tuyến xe buýt phục vụ nhu cầu đi lại của người dân với mỗi tuyến tối thiểu có 3 phương tiện chất lượng cao hoạt động để đáp ứng tiêu chuẩn của đô thị loại 2 vào năm 2025 và kết nối với thị trấn Cổ Phúc và huyện Yên Bình.

Xe taxi: Kêu gọi thêm các thành phần kinh tế trong và ngoài tỉnh tham gia đầu tư kinh doanh vận tải bằng xe taxi ít nhất tới năm 2025 trên địa bàn tỉnh có từ 3-5 doanh nghiệp vận tải taxi để có sự cạnh tranh bình đẳng và người dân có sự lựa chọn dịch vụ.

Đến năm 2025, tất cả các trung tâm thị trấn, thị tứ đều có phương tiện vận tải hành khách bằng taxi chủng loại từ 5-7chỗ, tối thiểu tại các huyện, thị xã trong tỉnh có ít nhất từ 15-20 phương tiện, địa bàn thành phố Yên Bái tối thiểu có 150 xe thường xuyên phục vụ 24/24h.

Sử dụng chủng loại phương tiện, trọng tải theo đúng tiêu chuẩn của quy định; phương tiện cơ giới đường bộ phải đáp ứng được tiêu chuẩn về môi trường tương đương EURO 4.

3.3.3. Thủ tục hành chính trong hoạt động vận tải hành khách bằng phương tiện ô tô

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý nhà nước đối với vận tải hành khách bằng phương tiện ô tô trên địa bàn tỉnh yên bái (Trang 80 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)