Những bài học kinh nghiệm cho tỉnh Yên Bái

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý nhà nước đối với vận tải hành khách bằng phương tiện ô tô trên địa bàn tỉnh yên bái (Trang 48)

4. Đóng góp của luận văn

1.2.2. Những bài học kinh nghiệm cho tỉnh Yên Bái

Kể từ khi nhà nước chủ trương xã hội hoá lực lượng vận tải đường bộ, các thành phần kinh tế ở Yên Bái đã phát triển mạnh mẽ, các phương tiện kinh doanh vận tải gia tăng nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu đi lại của người dân. Cùng với sự phát triển của lực lượng vận tải, công tác quản lý hoạt động vận tải đường bộ cũng đã có những chuyển biến tích cực và ngày càng được hoàn thiện.

Nhằm thúc đẩy sự phát triển của lực lượng vận tải hành khách bằng xe ô tô một cách ổn định, theo hướng hiện đại, đảm bảo an toàn với chất lượng dịch vụ ngày càng cao đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước thì cần thiết phải có sự góp sức, phối hợp đồng bộ của nhiều cấp, nhiều ngành và của chính các đơn vị hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô.

Trong đó, trước hết cần đổi mới công tác quản lý theo hướng hiện đại nhằm tăng cường, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước cũng như quản lý tại các đơn vị trong lĩnh vực vận tải bằng ô tô. Theo đề xuất của Tổng cục Đường bộ Việt Nam và được sự chấp thuận của Bộ GTVT, Tỉnh Yên Bái đang tiến hành xây dựng đề án xe Buýt, xe taxi, qua đó góp phần thúc đẩy cơ cấu lại các đơn vị vận tải hành khách bằng xe ô tô phát triển theo hướng hiện đại, đạt được hiệu quả kinh tế và xã hội ngày càng cao, nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao sức cạnh tranh, hội nhập quốc tế và khu vực, phù hợp với định hướng CNH, HĐH theo Nghị quyết lần thứ XI của Đảng.

Đổi mới toàn diện công tác quản lý vận tải hành khách bằng xe ô tô thì cần phải có sự thống nhất về quan điểm và phải thực hiện đồng bộ nhiều nội dung, nhiệm vụ khác nhau với các bước triển khai thích hợp trong từng giai đoạn, thời điểm cụ thể. Bài học kinh nghiệm của Tỉnh Yên Bài học được từ các địa phương khác trong cả nước, cụ thể là:

- Thứ nhất: Cần tăng cường sự lãnh đạo của cáp cấp, các đơn vị có liên quan tới công tác quản lý vận tải nói chung và quản lý vận tải hành khách nói riêng như HĐND, UBND tỉnh và phải đảm bảo phối hợp một cách đồng bộ, nhịp nhàng giữa các ngành có liên quan trong công tác quản lý nhà nước về vận tải hành khách.

- Thứ hai: Cần phải có một hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông chất lượng, đảm bảo sự đồng bộ giữa các khu vực thành thị và nông thôn, giao thông đô thị có lưu lượng lưu thông lớn, số lượng phương tiện lưu thông trên

đường nhiều nên cần đảm bảo đủ rộng, chất lượng tốt. Do đó, cần có các cơ chế chính sách ưu đãi nhằm thu hút các thành phần kinh tế đầu tư cơ sở hạ tầng và tham gia hoạt động vận tải hành khách.

- Thứ ba: Để tăng cường công tác quản lý các phương tiện vận tải khách đường bộ Việc áp dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý đối với các doanh nghiệp vận tải khách đường bộ sẽ mang lại hiệu quả quản lý cao như: Thông qua thiết bị giám sát hành trình, giám sát bằng camera, các doanh nghiệp sẽ nắm bắt tốt việc phương tiện dừng, đỗ, đi đúng tốc độ, thời gian làm việc của lái xe… từ đó đưa ra những quyết định quản lý đúng đắn, kịp thời, giúp giảm thiểu tai nạn giao thông, quản lý chặt chẽ công việc kinh doanh.

- Thứ tư: Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm; thực hiện tốt công tác hậu kiểm; thường xuyên cập nhật, bổ sung biểu đồ các tuyến vận tải hành khách đường bộ; công bố số điện thoại đường dây nóng để người dân tham gia góp ý, thông báo những doanh nghiệp, xe, tài xế vi phạm Luật Giao thông đường bộ.

- Thứ năm: Để công tác tuyên truyền đạt hiệu quả, ngoài chuẩn bị kỹ về nội dung, hình thức tuyên truyền cũng được các đơn vị trong lực lượng chú trọng như: Tổ chức giao lưu, ngoại khóa... giúp các em học sinh nâng cao nhận thức về an toàn giao thông, góp phần giảm tai nạn giao thông trên địa bàn toàn tỉnh.

CHƯƠNG 2:

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu

- Thực trạng hoạt động quản lý vận tải hành khách bằng phương tiện ô tô tại tỉnh Yên Bái trong giai đoạn vừa qua như thế nào?

- Những tồn tại, khó khăn đang gặp phải trong công tác quản lý vận tải hành khách bằng phương tiện ô tô tại tỉnh Yên Bái là gì?

- Tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý vận tải hành khách bằng phương tiện ô tô tại tỉnh Yên Bái như thế nào?

- Để tăng cường hoạt động quản lý vận tải hành khách bằng phương tiện ô tô tại tỉnh Yên Bái trong thời gian tới cẩn phải thực hiện các giải pháp gì?

2.2. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể

2.2.1. Khung phân tích của luận văn

tra

Sơ đồ 2.1: Khung phân tích của luận văn

Nội dung của quản lý vận tải hành khách bằng phương tiện ô tô:

1.Tổ chức bộ máy QLNN đối với vận tải hành khách bằng phương tiện ô tô 2. Quy hoạch và thực hiện quy hoạch vận tải hành khách bằng phương tiện ô tô

3.Thủ tục hành chính trong hoạt động vận tải hành khách bằng phương tiện ô tô 4. Thanh tra, kiểm tra hoạt động vận tải hành khách bằng phương tiện ô tô 5. Nguồn nhân lực thực hiện QLNN đối với hoạt động vận tải hành khách bằng phương tiện ô tô

6. Công tác kiểm định công cụ và trang thiết bị chuyên dùng cho quản lý nhà nước đối với vận tải hành khách bằng phương tiện ô tô 7. Công tác tuyên truyền, phổ biến về an toàn giao thông trong vận tải hành khách bằng phương tiện ô tô

Các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý vận tải hành khách bằng phương tiện ô tô:

1. Các yếu tố khách quan

a. Chính sách của nhà nước b. Vai trò và cơ chế quản lý của địa phương

c. Môi trường kinh doanh của địa phương

d. Nhu cầu và ý thức của người dân

2.Các yếu tố chủ quan

a. Trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý Nhà nước về vận tải hành khách

b. Điều kiện kinh doanh của các doanh nghiệp vận tải

Các giải pháp tăng cường công tác quản lý vận tải hành khách bằng phương tiện ô tô trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2020-2025 và định hướng đến năm 2030

2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin

2.2.2.1. Thông tin thứ cấp

Các nguồn tài liệu thứ cấp chủ yếu gồm: Sách giáo khoa, công trình nghiên cứu, bài báo, tập san chuyên đề, tạp chí, biên bản hội nghị, báo cáo khoa học, sách tham khảo, luận án, luận văn, thông tin thống kê, tài liệu văn thư, Internet... đã được công bố có liên quan đến đề tài luận văn.

Các báo cáo tổng kết qua các năm của Sở Giao thông và Vận tải, Đề án Phát triển xe buýt, taxi; Quy hoạch phát triển Giao thông vận tải tỉnh Yên Bái,...

2.2.2.2. Thông tin sơ cấp

Để có cơ sở đánh giá khách quan hơn về chất lượng công tác quản lý vận tải hành khách bằng xe ô tô trên địa bàn tỉnh Yên Bái, tác giả chọn một số đối tượng để điều tra, khảo sát và thu thập số liệu sơ cấp theo phương pháp điều tra chọn mẫu. Đối tượng điều tra gồm 02 loại đối tượng:

* Đối tượng thứ nhất: Là các đối tượng thuộc chủ thể quản lý: Là cán bộ công chức hành chính thuộc Sở Giao thông và Vận tải tỉnh Yên Bái và các cơ quan chức năng có liên quan. Tổng số mẫu điều tra là 15 phiếu gồm 10 phiếu là cán bộ quản lý và các công chức đang thực hiện công việc quản lý vận tải hành khách thuộc Sở Giao thông và Vận tải tỉnh Yên Bái và 5 phiếu là cán bộ công chức hành chính thuộc các đơn vị liên đới.

* Đối tượng thứ hai: Là các đối tượng bị quản lý: Gồm các doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ kinh doanh vận tải trong tỉnh hiện có 20 đơn vị. Tác giả tiến hành điều tra điều tra tổng thể cả 20 mẫu phiếu bao gồm các doanh nghiệp (5 phiếu), Hợp tác xã vận tải (1 phiếu) và các hộ kinh doanh vận tải trên địa bàn tỉnh Yên Bái (14 phiếu).

Các bước tiến hành thu thập thông tin sơ cấp:

1.Phạm vi điều tra: Cuộc điều tra được tiến hành điều tra chọn mẫu tại Sở Giao thông và vận tỉnh tỉnh Yên Bái và các Sở, ban ngành có trách nhiệm liên đới, Các doanh nghiệp, Hợp tác xã, cơ sở cá thể có hoạt động vận tải, kho bãi trên địa bàn tỉnh.

2. Thời gian điều tra: Thực hiện thu thập thông tin tại đơn vị điều tra tháng 11-12/2019.

3. Nội dung điều tra và phiếu điều tra: a. Nội dung điều tra đối với chủ thể quản lý:

- Điều tra nhận định đánh giá của các chủ thể quản lý về các vấn đề liên quan tới công tác quản lý vận tải hành khách bằng xe ô tô trên địa bàn tỉnh, tác giả sử dụng thang đo Likert 5 cấp độ bảo gồm (Rất không đồng ý, không đồng ý, bình thường, đồng ý, hoàn toàn đồng ý) và (Rất không tốt, không tốt, bình thường, tốt và rất tốt) làm thang đo đánh giá cho các chỉ tiêu.

- Tác giả tiến hành khảo sát đánh giá các nội dung như :

+ Đánh giá chung: Hiện trạng mạng lưới giao thông, tình hình khai thác vận tải, quy trình công tác quản lý, công tác đào tạo nguồn nhân lực.

+ Kết quả công tác quản lý bao gồm : hoạt động vận tải diễn ra trật tự, công tác xử lý các vi phạm, giá vé niêm yết, công nghệ hiện đại áp dụng trong công tác quản lý...

+ Các nhân tố ảnh hưởng tới công tác quản lý: Thể chế pháp luật, môi trường kinh doanh, sự quan tâm chỉ đạo của tỉnh, ý thước người dân...

b. Nội dung điều tra đối với doanh nghiệp, Hợp tác xã, cơ sở kinh doanh vận chuyển hành khách bằng phương tiện ô tô.

* Thông tin nhận dạng đơn vị điều tra:

- Tên doanh nghiệp, Hợp tác xã, cơ sở kinh doanh vận tải - Địa chỉ, điện thoại, Fax;

- Mã số thuế của doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở kinh doanh vận tải. - Tên ngành vận tải.

* Thông tin về kết quả kinh doanh:

Doanh thu thuần vận tải hàng hóa, hành khách, kho bãi, dịch vụ hỗ trợ vận tải;

- Khối lượng luân chuyển hành khách;

- Đơn giá bình quân 1 km vận chuyển theo hợp đồng trong tháng; - Số phương tiện đang hoạt động;

- Tổng trọng tải của phương tiện hoạt động trong tháng; c. Phiếu điều tra

Được trình bày trong phần Phụ lục của luận văn.

2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin

2.2.3.1. Phương pháp phân tổ thống kê

Sử dụng phương pháp này thực hiện để phân tổ thống kê, tính toán các chỉ tiêu kinh tế - xã hội của địa phương, của các đối tượng nghiên cứu nhằm đánh giá thực trạng và phân tích các nội dung có liên quan đến hoạt động quản lý vận tải hành khách bằng xe tô tô tại địa bàn Tỉnh Yên Bái.

2.2.3.2. Phương pháp so sánh

So sánh là việc đối chiếu, các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế, xã hội, các đối tương nghiên cứu khác đã được lượng hoá có cùng một nội dung, tính chất tương tự nhau. Phương pháp này sử dụng các chỉ tiêu bằng số tuyệt đối và số tương đối để so sánh kết quả vận chuyển hành khách giữa các giai đoạn, các năm với nhau; giữa các phương tiện vận chuyển với nhau,…

- Trung bình mẫu (mean) trong thống kê là một đại lượng mô tả thống kê, được tính ra bằng cách lấy tổng giá trị của toàn bộ các quan sát trong tập chia cho số lượng các quan sát trong tập.

- Số trung vị (median) là một số tách giữa nửa lớn hơn và nửa bé hơn của một mẫu, một quần thể, hay một phân bố xác suất. Nó là giá trị giữa trong một phân bố, mà số số nằm trên hay dưới con số đó là bằng nhau. Điều đó có nghĩa rằng 1/2 quần thể sẽ có các giá trị nhỏ hơn hay bằng số trung vị, và một nửa quần thể sẽ có giá trị bằng hoặc lớn hơn số trung vị.

- Độ lệch chuẩn, hay độ lệch tiêu chuẩn, là một đại lượng thống kê mô tả dùng để đo mức độ phân tán của một tập dữ liệu đã được lập thành bảng tần số. Có thể tính ra độ lệch chuẩn bằng cách lấy căn bậc hai của phương sai.

- Tần suất và biểu đồ phân bổ tần suất, tần suất là số lần suất hiện của biện quan sát trong tổng thể, giá trị các biến qua sát có thể hội tụ, phân tán, hoặc phân bổ theo một mẫu hình nào đó, quy luật nào đó.

Khi hai tập dữ liệu có cùng giá trị trung bình cộng, tập nào có độ lệch chuẩn lớn hơn là tập có dữ liệu biến thiên nhiều hơn. Trong trường hợp hai tập dữ liệu có giá trị trung bình cộng không bằng nhau, thì việc so sánh độ lệch chuẩn của chúng không có ý nghĩa. Độ lệch chuẩn còn được sử dụng khi tính sai số chuẩn. Khi lấy độ lệch chuẩn chia cho căn bậc hai của số lượng quan sát trong tập dữ liệu, sẽ có giá trị của sai số chuẩn.

2.2.3.3. Phương pháp thông kê mô tả

Phương pháp này dùng để mô tả đặc điểm kinh tế - xã hội gắn với địa bàn nghiên cứu, gắn với đối tượng nghiên cứu, mô tả thực trạng công tác quản lý vận tải hành khách tại tỉnh Yên Bái.

2.2.4. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

2.2.4.1. Chỉ tiêu quản lý về các loại xe và số lượng xe vận tải hành khách - Số lượng các loại xe vận tải hành khách trên địa bàn được cấp phép - Số lượng các loại xe ngoài địa bàn được cấp phép vận tải khách. - Số lượng các loại xe vận tải khách được kiểm định.

- Tổng số phương tiện vận tải đang hoạt động: Là tổng số phương tiện tham gia kinh doanh vận chuyển trong kỳ, không kể các xe chờ sửa chữa hoặc vì một lý do nào đó không tham gia hoạt động trong tháng.

2.2.4.2. Chỉ tiêu quản lý số lượng, lượng luân chuyển hành khách.

- Khối lượng hành khách: Chỉ tiêu này phản ánh lượng hàng hóa ( đối với vận tải hàng hóa) và lượng hành khách ( đối với vận tải hành khách) mà phương tiện chuyên chở được, nhưng không xét tới khoảng cách vận chuyển.

Chỉ tiêu được tính bằng hành khách (HK) đối với vận tải khách và thường được ký hiệu là Q.[3]

Khối lượng vận chuyển được tính theo số hàng thực xếp lên xe đối với vận tải hàng hóa và theo số khách lên xe đối với vận tải khách.

- Lượng hàng hóa hoặc hành khách luân chuyển: Chỉ tiêu này phản ánh bằng lượng hành khách (đối với vận tải hành khách) vận chuyển trên một khoảng cách nhất định. Chỉ tiêu này được tính bằng HK.Km đối với vận tải khách và thường được ký hiệu là P.[3]

Cách tính như sau : P = Q. Lbq

Trong đó : Lbq là cự ly vận chuyển bình quân

2.2.4.3. Chỉ tiêu quy hoạch vận tải hành khách bằng phương tiện ô tô

- Quy hoạch các tuyến đường vận tải hành khách.

- Quy hoạch các bến xe và các điểm dừng đón, trả khách. - Quy hoạch loại xe và số lượng xe vận tải hành khách.

2.2.3.4. Chỉ tiêu quản lý về thanh tra kiểm tra vận tải hành khách bằng phương tiện ô tô

- Số cuộc thanh, kiểm tra hành chính. - Số cuộc thanh tra chuyên ngành

- Số lượng xe phát hiện vi phạm quy định - Số tiền thu từ phạt vi phạm

CHƯƠNG 3:

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI VẬN TẢI HÀNH KHÁCH BẰNG PHƯƠNG TIỆN Ô TÔ TRÊN ĐỊA BÀN

TỈNH YÊN BÁI 3.1. Khái quát chung về tỉnh Yên Bái

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý nhà nước đối với vận tải hành khách bằng phương tiện ô tô trên địa bàn tỉnh yên bái (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)