Các yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý nhà nước đối với vận tải hành khách bằng phương tiện ô tô trên địa bàn tỉnh yên bái (Trang 93 - 96)

4. Đóng góp của luận văn

3.4.1. Các yếu tố khách quan

3.4.1.1. Thể chế pháp luật, chính sách của Nhà nước

Kết quả khảo sát cho thấy, các cấp quản lý về hoạt động VTHK bằng xe ô tô tại tỉnh Yên Bái cho rằng, các thể chế pháp luật, chính sách của Nhà nước về lĩnh vực vận tải hành khách đã chặt chẽ và phù hợp, cụ thể: Tỷ lệ các nhà quản lý cảm thấy rất hài lòng và hài lòng về pháp luật đạt 53,33%; ngược lại tỷ lệ không hài lòng và rất không hài lòng chỉ chiếm 13,33%. Còn lại là cảm thấy bình thường. Kết quả khảo sát về thể chế pháp luật, chính sách của Nhà nước được thể hiện dưới bảng sau:

Bảng 3.16: Mức độ hài lòng về thể chế pháp luật, chính sách của Nhà nước STT Mức độ hài lòng Tần suất Tỷ lệ (%) 1 Rất không hài lòng 0 0,00 2 Không hài lòng 2 13,33 3 Bình thường 5 43,34 4 Hài lòng 6 40,00 5 Rất hài lòng 2 13,33

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra)

3.4.1.2. Vai trò của các cấp chính quyền tỉnh

Theo kết quả khảo sát, các cấp quản lý đều nhất trí cao với vai trò quản lý của Tỉnh trong công tác quản lý vận tải hành khách bằng xe ô tô đặc biệt là xây dựng hạ tầng giao thông và thúc đẩy phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh.

Đối với tỉnh Yên Bái trong quá trình tổ chức thực hiện nhiệm vụ phát triển giao thông trên địa bàn, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn về vốn, thời tiết khắc nghiệt, địa hình khó khăn, hiểm trở, tỉnh Yên Bái là một tỉnh còn nghèo, huy động nguồn lực cho giao thông còn rất hạn chế. Nhưng với sự quan tâm, sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh cùng với sự nỗ lực cố gắng của các cấp, các ngành của địa phương, hệ thống giao thông trên địa bàn tỉnh đã có bước phát triển đồng bộ từ thành thị đến nông thôn, tạo diện mạo mới cho tỉnh. Thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Yên Bái lần thứ XVIII, từ 2016 đến nay tỉnh Yên Bái đã huy động được hơn 6.000 tỷ đồng đầu tư cho phát triển kết cấu hạ tầng giao thông trong đó tập trung ưu tiên đầu tư một số công trình trọng điểm, có tác động lớn đến phát triển mở rộng không gian đô thị và kinh tế - xã hội của tỉnh. Đặc biệt, trong năm 2018 với tổng vốn đầu tư 2.400 tỷ đồng tỉnh đã tập trung mọi nguồn lực để phát triển kết cấu hạ tầng giao thông trong đó ưu tiên đầu tư các công trình trọng điểm, các công trình khắc phục do ảnh hưởng của thiên tai, bão lũ như: công trình

cầu Bách Lẫm; cầu Tuần Quán; cầu Khe Dài thuộc Dự án đường nối Quốc lộ 37 với đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai; đường nối Quốc lộ 32C với đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai; đường xã Chế Tạo; đường Văn Chấn - Trạm Tấu; cầu Ngòi Thia.

Theo kết quả khảo sát, vai trò của tỉnh được các cấp quản lý VTHK đánh giá ở mức độ hài lòng cao chiếm trên 70%. Cụ thể:

Bảng 3.17: Mức độ hài lòng về sự quan tâm của chính quyển tỉnh STT Mức độ hài lòng Tần suất Tỷ lệ (%) 1 Rất không hài lòng 0 0,00 2 Không hài lòng 1 6,67 3 Bình thường 3 20,00 4 Hài lòng 7 46,67 5 Rất hài lòng 4 26,66

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra) Tuy nhiên, với mục tiêu năm 2020 Yên Bái trở thành trung tâm Kinh tế của vùng Tây Bắc thì cơ sở hạ tầng giao thông và công tác quản lý vận tải hành khách bằng phương tiện ô tô vẫn cần sự quan tâm nhiều hơn nữa của các cấp lãnh đạo tỉnh.

3.4.1.3. Môi trường kinh doanh

Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của tỉnh liên tục được cải thiện và chuyển biến tích cực. Theo kết quả công bố PCI năm 2018, của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), tỉnh Yên Bái xếp thứ hạng 42/63 tỉnh, thành phố cả nước với 62,22 điểm, tăng 4 bậc so với năm 2017 và 9 bậc so với năm 2015. Điểm nhấn nổi bật theo kết quả điều tra PCI tỉnh Yên Bái là cải cách hành chính tiếp tục chuyển biến mạnh mẽ. Nhờ đó, chỉ số gia nhập thị trường đã tăng 18 bậc trên bảng xếp hạng, đứng vị trí 25/63. Thứ hạng được cải thiện nhờ sự đóng góp tích cực của chỉ tiêu về thời gian đăng ký thành lập doanh nghiệp.

Môi trường kinh tế vĩ mô thuận lợi giúp cho Vận tải hành khách bằng phương tiện ô tô ngày càng phát triển, các doanh nghiệp kinh doanh VTHK cũng có nhiều điều kiện thuận lợi, thu nhập người dân tăng cao, số lượng xe vận tải khu vực tư nhân tăng mạnh, nhu cầu đi lại bằng ô tô của người dân cũng theo đó mà tăng mạnh.

Ngược lại, hệ thống giao thông phát triển lại tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại, kinh tế phát triển. Theo kết quả khảo sát, môi trường kinh tế vĩ mô thuận lợi ở Yên Bái được đánh giá là 3,75 điểm trong thang điểm 5.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý nhà nước đối với vận tải hành khách bằng phương tiện ô tô trên địa bàn tỉnh yên bái (Trang 93 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)