Bài học kinh nghiệm về kiểm soát chi thường xuyên ngân sách phường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế kiểm soát chi thường xuyên ngân sách phường qua kho bạc nhà nước trên địa bàn thành phố bắc kạn (Trang 51)

5. Kết cấu của luận văn

1.3.2. Bài học kinh nghiệm về kiểm soát chi thường xuyên ngân sách phường

Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về chi thường xuyên NSNN, quản lý chi thường xuyên NSNN cũng như áp dụng kinh nghiệm kiểm soát chi thường xuyên NSNN phường qua KBNN của một số địa phương, tác giả rút ra một số kinh nghiệm có ý nghĩa tham khảo, vận dụng vào công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước phường qua KBNN Thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn như sau:

- Cần nhận thức được công tác kiểm soát chi NSNN phường qua KBNN là một nhiệm vụ quan trọng trong hệ thống KBNN. Để đáp ứng được yêu cầu cao của công tác này, đòi hỏi đội ngũ cán bộ công chức KBNN ở thành phố cần có trình độ chuyên môn vững vàng và phẩm chất trong sạch. Vì vậy, KBNN thành phố Bắc Kạn cần quan tâm hơn nữa đến việc nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ KBNN bằng các biện pháp cụ thể như thường xuyên kiểm tra, đánh giá kết quả công việc của cán bộ, khen thưởng, kỷ luật phải căn cứ vào kết quả công tác, đảm bảo nguyên tắc công khai, dân chủ, công bằng.

- Cần nhận thức được rằng công tác kiểm soát chi thường xuyên không phải chỉ đơn thuần là công việc của KBNN mà nó bao gồm nhiều khâu liên quan đến nhiều cấp, ngành và nhiều cơ quan, đơn vị. Vì vậy, để thực hiện tốt công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN tại KBNN, Kho bạc nên biết phối hợp tốt với các cơ quan đơn vị trên địa bàn, tranh thủ sự hỗ trợ của cấp uỷ, chính quyền địa phương, chủ động tham mưu cho UBND, HĐND các cấp ban hành nhanh chóng và đầy đủ các văn bản thuộc lĩnh vực ngân sách để Kho bạc có cơ sở pháp lý thực hiện kiểm soát các khoản chi ngân sách do địa phương quản lý.

- Thực hiện và vận dụng triệt để cải cách hành chính trong lĩnh vực kiểm soát chi thường xuyên NSNN phường qua KBNN, nghiên cứu và áp dụng quy trình một cửa trong kiểm soát chi NSNN, nâng cao kỹ năng xử lý các nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác chi NSNN tại các phường như việc mở các buổi tập huấn nghiệp vụ cho các Chủ tịch phường, cán bộ tài chính phường về việc thực hiện các quy trình chuẩn theo quy định việc tổ chức quản lý chi thường xuyên ngân sách phường trên toàn địa bàn tỉnh Bắc Kạn.

- Chấp hành kỷ luật, tuân thủ nghiêm các quy trình nghiệp vụ và công khai về trình tự thủ tục trong công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN phường. Phối hợp chặt chẽ với các đơn vị xã, phường, thị trấn để nắm bắt

kịp thời những vấn đề phát sinh, vướng mắc trong thực tiễn, từ đó đề ra các biện pháp giải quyết kịp thời trong quá trình kiểm soát chi thường xuyên NSNN phường.

- Tăng cường ứng dụng tin học vào các hoạt động nghiệp vụ KBNN, đặc biệt là công tác quản lý và kiểm soát chi NSNN, tăng cường công tác thanh toán chi NSNN cho các phường thông qua hình thức không sử dụng tiền mặt, vừa tiết kiệm cho đơn vị ngân sách, KBNN trên địa bàn, vừa hướng tới nền cải cách hành chính hiện đại, minh bạch

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu

Căn cứ vào mục tiêu nghiên cứu của đề tài, tác giả xây dựng câu hỏi nghiên cứu như sau:

-Thực trạng kiểm soát chi thường xuyên ngân sách phường qua Kho bạc Nhà nước trên địa bàn Thành phố Bắc Kạn thời gian qua như thế nào?

-Các yếu tố nào ảnh hưởng đến kiểm soát chi thường xuyên ngân sách phường qua Kho bạc Nhà nước trên địa bàn Thành phố Bắc Kạn thời gian qua?

-Giải pháp nào để hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên ngân sách phường qua Kho bạc Nhà nước trên địa bàn Thành phố Bắc Kạn trong thời gian tới.

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin, tài liệu

2.2.1.1. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp

Trong luận văn tác giả sử dụng phương pháp thu thập số liệu thứ cấp để tổng hợp những vấn đề mang tính lý luận về công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách phường; nghiên cứu kinh nghiệm kiểm soát chi thường xuyên ngân sách phường của một số địa phương trong nước; phân tích thực trạng công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách phường qua Kho bạc Nhà nước trên địa bàn Thành phố Bắc Kạn. Qua số liệu thực tế đã thu thập được để đánh giá kết quả đạt được đồng thời đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên ngân sách phường qua Kho bạc Nhà nước trên địa bàn Thành phố Bắc Kạn trong thời gian tới.

Dữ liệu được thu thập cho luận văn bao gồm những tài liệu, các công trình nghiên cứu, các ấn phẩm của các học giả trong và ngoài nước liên quan đến vấn đề nghiên cứu; các văn bản, chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước về chi thường xuyên ngân sách phường; các lý thuyết về quản lý kinh tế, kinh tế học vĩ mô và vi mô, các lý thuyết về tài chính - tiền tệ... thông tin và dữ liệu từ các công trình nghiên cứu khoa học đã có; các báo cáo có liên quan như báo cáo

quyết toán thu, chi NSNN trên địa bàn thành phố qua KBNN Bắc Kạn các năm 2016 đến 2018; báo cáo kiểm soát chi NSNN trên địa bàn thành phố qua KBNN Bắc Kạn; Niên giám thống kê trên địa bàn thành phố qua KBNN Bắc Kạn năm 2016, 2017, 2018...vv. Trên cơ sở những dữ liệu, thông tin đã thu thập nghiên cứu sẽ tiến hành hệ thống hóa và phân tích nhằm đối chiếu, so sánh giữa lý luận với kinh nghiệm thực tiễn phục vụ cho đối tượng nghiên cứu của luận văn.

2.1.1.2. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp

+ Đối tượng điều tra

Hiện nay, trên địa bàn Thành phố Bắc Kạn có 100 đơn vị sử dụng ngân sách phường (phường thuộc Thành phố Bắc Kạn là phường Đức Xuân, phường Huyền Tụng, phường Nguyễn Thị Minh Khai, phường Phùng Chí Kiên, phường Sông Cầu, phường Xuất Hóa) mở tài khoản tại KBNN

Như vậy, tác giả sẽ điều tra ngẫu nhiên, phân theo nhóm như sau:

- Nhóm thứ nhất: Các kế toán của đơn vị sử dụng ngân sách với 100 đơn vị sử dụng ngân sách phường mở tài khoản tại KBNN

- Nhóm thứ hai: Các cán bộ lãnh đạo của 6 phường thuộc khối ngân sách phường mở tài khoản tại KBNN trên địa bàn thành phố Bắc Kạn

- Bên cạnh đó, tác giả lựa chọn nhóm thứ 3 là cán bộ KBNN đang trực tiếp tham gia kiểm soát tại KBNN đối với chi thường xuyên NSNN của các đơn vị sử dụng ngân sách. KBNN thành phố Bắc Kạn hiện đang có 14 cán bộ đảm nhận công việc này.

+ Số lượng mẫu điều tra

Với việc áp dụng cách chọn mẫu phân tầng có trọng số, công thức như sau:

n = N/(1+N*e2)

Trong đó:

n: Số mẫu cần điều tra N: Tổng thể mẫu

Như vậy, với nhóm thứ nhất ta sẽ điều tra: n=100/(1+100*0,052) = 80 người

Nhóm thứ 2: n = 6/(1+6*0,052)= 5,91; làm tròn là 6 người Nhóm thứ 3: n= 14/(1+14*0,052) = 13,53; làm tròn là 14 người Như vậy, tổng số phiếu điều tra phát ra và thu về là 100 phiếu

+ Mẫu phiếu điều tra

Để đánh giá được tình hình kiểm soát chi thường xuyên ngân sách phường, nội dung phiếu điều tra được lập tìm hiểu về những nhân tố ảnh hưởng đến công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách phường qua Kho bạc Nhà nước trên địa bàn Thành phố Bắc Kạn.

Nội dung của phiếu điều tra gồm 2 phần:

- Phần I: Thông tin cá nhân của các kế toán đơn vị sử dụng ngân sách mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước thành phố Bắc Kạn, của các cán bộ lãnh đạo phường và các cán bộ kiểm soát chi thường xuyên tại KBNN thành phố Bắc Kạn

- Phần II: Các câu hỏi điều tra cụ thể được chọn lọc từ vấn đề cần giải quyết, xoay quanh những nhân tố ảnh hưởng đến kiểm soát chi thường xuyên ngân sách phương qua KBNN thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn.

- Thang đo của bảng hỏi: Thang đo Likert 5 mức độ được sử dụng trong

nghiên cứu này. Thang đo được tính như sau:

STT Thang đo Ý nghĩa

1 1,0 đến 1,8 Rất không đồng ý 2 1,81 đến 2,6 Không đồng ý 3 2,61 đến 3,4 Không ý kiến 4 3,41 đến 4,2 Đồng ý 5 4,21 đến 5,0 Rất đồng ý 2.2.2. Phương pháp tổng hợp số liệu

tin theo thứ tự ưu tiên về độ quan trọng của thông tin. Đối với các thông tin là số liệu lịch sử và số liệu khảo sát thực tế thì tiến hành lập lên các bảng biểu, sơ đồ, hình vẽ...

Toàn bộ số liệu thu thập được xử lý bởi chương trình Excel trên máy tính. Đối với những thông tin là số liệu định lượng thì tiến hành tính toán các chỉ tiêu cần thiết như số tuyệt đối, số tương đối, số trung bình và lập thành các bảng biểu, đồ thị.

2.2.2.1. Phương pháp thống kê mô tả

Thống kê là hệ thống các phương pháp dùng để thu nhập xử lý và phân tích các con số (mặt lượng) của những hiện tượng số lớn để tìm hiểu bản chất và tính quy luật vốn có của chúng (mặt chất) trong điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể. Thống kê mô tả được sử dụng để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập được từ nghiên cứu thực nghiệm qua các cách thức khác nhau.

2.2.2.2. Phương pháp so sánh

- Sau khi tính toán số liệu ta tiến hành so sánh số liệu giữa các năm. Từ đó đưa ra được những nhận xét, đánh giá thông qua kết quả tổng hợp và tính toán số liệu về công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách phường qua Kho bạc Nhà nước trên địa bàn Thành phố Bắc Kạn.

2.2.2.3. Phương pháp phân tổ thống kê

Phương pháp này được sử dụng trong việc chọn mẫu, điều tra, tổng hợp và phân tích các dữ liệu thu thập được trên cơ sở đó tìm ra được bản chất của vấn đề nghiên cứu.

Trong luận văn này phương pháp thống kê được dùng để mô tả thực trạng tình hình kiểm soát chi thường xuyên ngân sách phường qua Kho bạc Nhà nước trên địa bàn Thành phố Bắc Kạn; hệ thống hoá bằng phân tổ thống kê, tính các chỉ tiêu tổng hợp về số tuyệt đối, tương đối, số bình quân, cơ cấu, tỷ trọng... để phân tích tình hình biến động của hiện tượng theo thời gian cũng như ảnh hưởng của hiện tượng. Từ đó thấy được sự biến đổi về lượng và chất của vấn đề nghiên cứu để rút ra bản chất, tính quy luật, dự báo xu hướng phát triển và đề xuất giải

pháp mang tính khoa học.

2.2.2.4. Phương pháp phân tích tổng hợp

Phân tích tổng hợp là chia cái toàn thể của đối tượng nghiên cứu thành những bộ phận, những mặt, những yếu tố cấu thành giản đơn hơn để nghiên cứu, phát hiện ra từng thuộc tính và bản chất của từng yếu tố đó, và từ đó giúp chúng ta hiểu được đối tượng nghiên cứu một cách mạch lạc hơn, hiểu được cái chung phức tạp từ những yếu tố bộ phận ấy bằng cách tổng hợp và đúc kết lại.

Trong luận văn, tác giả sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp nhằm phân chia các nội dung của kiểm soát chi thường xuyên ngân sách phường qua Kho bạc Nhà nước trên địa bàn Thành phố Bắc Kạn thành các vấn đề nhỏ. Tác giả tiến hành phân tích từng nội dung nhỏ và tổng hợp lại để rút ra những mặt đạt được và hạn chế trong công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách phường qua Kho bạc Nhà nước trên địa bàn Thành phố Bắc Kạn.

2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu đề tài

2.3.1. Nhóm chỉ tiêu về phản ánh tình hình chi NSNN

Đánh giá kết quả chi NSNN bao gồm các chỉ tiêu:

- Cơ cấu chi theo lĩnh vực:

Cơ cấu chi theo lĩnh vực

(%) =

Số chi theo từng lĩnh vực năm i

x 100% Tổng chi ngân sách năm i

Chỉ tiêu này nhằm phản ánh cơ cấu chi theo lĩnh vực mà tỉnh Bắc Kạn sử dụng nguồn chi ưu tiên cho lĩnh vực nào nhất.

- Cơ cấu chi theo ngành nghề:

Cơ cấu chi theo ngành nghề (%) = Số chi theo ngành nghề năm i x 100% Tổng chi ngân sách năm i

Chỉ tiêu này nhằm phản ánh cơ cấu chi theo ngành nghề mà tỉnh Bắc Kạn sử dụng nguồn chi ưu tiên cho lĩnh vực nào nhất.

- Cơ cấu chi theo nội dung chuyên môn:

dung chuyên môn (%) Tổng chi ngân sách năm i

Chỉ tiêu này nhằm phản ánh cơ cấu chi theo nội dung chuyên môn mà tỉnh Bắc Kạn sử dụng nguồn chi ưu tiên cho các cơ quan sử dụng ngân sách trung ương, địa phương như đầu tư mua sắm tài sản công, sửa chữa tài sản công,….

2.3.2. Nhóm chỉ tiêu để đánh giá kiểm soát chi NSNN

- Định mức chi NSNN: Quyết định quản lý định mức chi được đưa ra trong giai đoạn 2016-2018. Các quyết định quản lý định mức chi NSNN của cấp trên vào ngân sách tỉnh Bắc Kạn.

- Kiểm soát việc lập dự toán chi NSNN: Những tồn tại, hạn chế trong lĩnh vực chi thường xuyên NSNN để đảm bảo dự toán đúng, đủ và sát với nhu cầu thực tế.

- Kiểm soát việc thực hiện dự toán chi NSNN: Tỷ lệ thực hiện chi thường xuyên NSNN trong năm so với số dự toán giao đầu năm.

- Kiểm soát công tác quyết toán, thanh tra, kiểm tra các khoản chi NSNN: Số lượng các chứng từ chi hạch toán sai được phát hiện sau thanh tra, kiểm tra. Số tiền đã xuất toán, thu hồi các khoản chi không đúng chi NSNN. Từ những khoản chi được phát hiện và thu hồi nộp trả NSNN giúp cơ quan tài chính quản lý tốt được việc quyết toán, thanh tra, kiểm tra chi NSNN, tránh thất thoát vốn NN, rút kinh nghiệm trong các khoản chi sai NSNN.

- Công tác Kiểm soát chi NSNN được đánh giá thông qua việc thực hiện đồng bộ tất cả các khâu trên: lập, phân bổ, chấp hành, quyết toán, kiểm tra... và quá trình quản lý chi NSNN đạt được mục tiêu đề ra, đảm bảo hợp lý, tiết kiệm.

2.3.3. Nhóm chỉ tiêu để đánh giá công tác quản lý chi NSNN

- Dự toán chi ngân sách

+ Dự toán chi ngân sách cho đầu tư phát triển

Dự toán chi ngân sách cho đầu tư phát triển = Số dự toán chi đầu tư XDCB + Chi cho xã phường

Chỉ tiêu phản ánh quy mô dự toán chi ngân sách cho đầu tư phát triển, nếu quy mô năm sau nhiều hơn năm trước chứng tỏ địa phương vẫn tiếp tục cho phát triển cơ sở hạ tầng vật chất phục vụ nhu cầu đời sống cho người dân, là tiêu chí thu hút các nhà đầu tư đến với địa phương.

+ Dự toán chi ngân sách cho chi thường xuyên

Dự toán chi thường xuyên = ∑ số chi cho các lĩnh vực

Chỉ tiêu phản ánh quy mô dự toán chi ngân sách cho hoạt động sử dụng ngân sách thường xuyên trong các lĩnh vực như kinh tế, y tế, thể thao, văn hóa thông tin, khoa học công nghệ, chi khác… quy mô mỗi lĩnh vực chi này càng lớn càng cho thấy mức độ ưu tiên của địa phương cho phục vụ đời sống người dân và nhu cầu phát triển KT-XH.

- Số tiền thanh tra, kiểm tra khi phát hiện sai phạm

Số tiền vi phạm = ∑ số tiền khi thanh tra và kiểm tra qua các năm Chỉ tiêu này nhằm phản ánh trong hoạt động chi NS địa phương quy mô ngân sách sai phạm qua thanh tra, kiểm tra ở mức độ diễn ra hàng năm thế nào. Quy mô này càng lớn càng cho thấy công tác quản lý chi ngân sách bị buông lỏng, nhiều khoản chi sai làm thất thoát NSNN và ngược lại.

- Đánh giá thông qua phiếu điều tra khảo sát:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế kiểm soát chi thường xuyên ngân sách phường qua kho bạc nhà nước trên địa bàn thành phố bắc kạn (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)