Kiến nghị đối với Ủy ban Nhân dân tỉnh Bắc Kạn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế kiểm soát chi thường xuyên ngân sách phường qua kho bạc nhà nước trên địa bàn thành phố bắc kạn (Trang 124 - 140)

5. Kết cấu của luận văn

4.3.3. Kiến nghị đối với Ủy ban Nhân dân tỉnh Bắc Kạn

- Tăng cường việc chỉ đạo, xây dựng các văn bản hướng dẫn các nghiệp vụ, quy định quản lý tài chính - ngân sách theo thẩm quyền cấp huyện, đúng chế độ, chính sách hiện hành của Nhà nước, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương nhằm chỉ đạo thực hiện thống nhất trên toàn huyện như quy định về hồ sơ, chứng từ thanh toán chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương theo giá trị thanh toán, hướng dẫn, quy định về mua sắm hàng hóa chuyên môn, quy định tiêu chuẩn ghi nhận tài sản …

- Tăng cường việc kiểm tra thực hiện dự toán, quyết toán ngân sách huyện, kiên quyết yêu cầu hoàn thiện hồ sơ, thủ tục hoặc xuất toán đối với các khoản chi thường xuyên chưa đủ hồ sơ thủ tục theo quy định đối với từng khoản chi hoặc phạm vi chế độ, định mức tiêu chuẩn NSNN.

sắm, sữa chữa khi bổ sung phải tính đến thời gian cho đơn vị đủ để thực hiện việc mua sắm sữa chữa. Cụ thể các khoản sửa chữa phải bổ sung chậm nhất là cuối quý III, các khoản mua sắm chậm nhất là cuối tháng 11 của năm ngân sách, có như vậy đơn vị mới có thời gian thực hiện mua sắm sữa chữa theo chế độ được

KẾT LUẬN

Công cuộc đổi mới quản lý quỹ NSNN là nhiệm vụ trọng tâm của đất nước, mục tiêu hàng đầu của cán bộ công chức trong ngành tài chính. Trong đó, ngành KBNN là một mắt xích quan trọng góp phần kiểm soát các khoản chi tiêu theo đúng chế độ. Hướng tới mục tiêu quản lý chi tiêu tài chính quốc gia ngày càng có hiệu quả cao hơn. Nhằm làm trong sạch, lành mạnh hóa nền tài chính quốc gia, đem lại lợi ích kinh tế và lòng tin của mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội đối với chế độ.

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về quản lý NSNN, các văn bản pháp quy của Nhà nước về công tác kiểm soát chi NSNN; tham khảo tình hình quản lý kiểm soát chi thường xuyên ngân sách phường qua KBNN ở các điạ bàn khác; nghiên cứu thực tiễn công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách xã qua KBNN thành phố Bắc Kạn trong thời gian qua; sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, luận văn “Kiểm soát chi thường xuyên ngân sách phường

qua Kho bạc Nhà nước Thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn” đã hoàn thành

các nhiệm vụ sau:

- Khái quát, luận giải và hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về kiểm soát chi thường xuyên NSNN, những quy định chủ yếu của Nhà nước về công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách phường qua KBNN

- Nghiên cứu thực tiễn tình hình quản lý kiểm soát chi thường xuyên ngân sách phường qua KBNN thành phố Bắc Kạn trong giai đoạn 2016-2018. - Dựa vào thực tế công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách phường và mục tiêu về kiểm soát chi thường xuyên ngân sách phường KBNN thành phố Bắc Kạn. Luận văn đã đề xuất các biện pháp cải tiến tổ chức bộ máy công tác kiểm soát chi tại KBNN, cải cách thủ tục hành chính và cải tiến ứng dụng công nghệ thông tin nhằm hoàn thiện cơ chế kiểm soát chi và từng bước nâng cao hiệu quả công tác kiểm soát chi qua KBNN trong thời gian tới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Tài Chính, Các thông tư hướng dẫn về quản lý thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn vốn NSNN (Thông tư số 209/209/TT-BTC, Thông tư số 27/2007/TT-BTC, Thông tư số 130/2007/TT-BTC, Thông tư số 88/2009/TT-BTC, Thông tư số 89/2009/TT-BTC).

2. Bộ Tài Chính,Công văn số 978/BTC-KHTC ngày 21/1/2009 về việc hướng dẫn thực hiện cam kết chi NSNN qua KBNN.

3. Bộ Tài Chính, Quyết Định số 130/QĐ-BTC ngày 18/8/2013 về việc ban hành chế độ kế toán NSNN và hoạt động nghiệp vụ KBNN.

4. Bộ Tài chính (2010), Thông tư 185/2010/TT-BTC về việc sửa đổi, bổ sung chế độ kế toán HCSN ban hành theo Quyết định 19/2006/QĐ-BTC, Hà Nội.

5. Cao Thị Lan Anh (2010), với nghiên cứu: “Một số giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý, thanh toán vốn đầu tư XDCB thuộc nguồn vốn NSNN qua KBNN”, Tạp chí Quản lý Ngân quỹ Quốc gia KBNN Việt Nam, số 101. 6. Bộ Tài chính (2012), Thông tư số 161/2012/TT-BTC về việc Quy định

chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước, Hà Nội.

7. Chính phủ (2015), Nghị định số 16/2015/NĐ-CP về quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập, Hà Nội.

8. Cục thống kê Bắc Kạn (2018),Niên giám thống kê tỉnh Bắc Kạn, Nxb Thống kê, Hà Nội.

9. Học viện Tài Chính, Giáo trình quản lý tài chính công, NXb Tài chính, Hà Nội - năm 2017.

10. KBNN,Công văn số 383/KBNN-KT ngày 2/3/2010 về hướng dẫn chế độ kế toán Nhà nước cho hệ thống thông tin quản lý ngân sách và Kho bạc

20/4/2012.

12. KBNN,Quy trình kiểm soát chi vốn ngoài nước số 25/QĐ-KBNN ngày 14/1/2017.

13. Nguyễn Thanh Hiếu (2016), “Những vướng mắc và một số giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư”, Tạp chí Quản lý Ngân quỹ Quốc gia Kho bạc Nhà nước Việt nam,(113), tr.35- 38

14. Nguyễn Thanh Hiếu (2017), “Bàn thêm về các quy định để quản lý số dự tạm ứng vốn đầu tư”, Tạp chí Quản lý Ngân quỹ Quốc gia Kho bạc Nhà nước Việt nam,(117), tr.17- 19.

15. Nguyễn Văn Quang, Hà Xuân Hoài (2018), Tích hợp quy trình kiểm soát cam kết chi và kiểm soát chi NSNN qua KBNNphù hợp với lộ trình triển khai chiến lược phát triển KBNN đến năm 2030, Đề tài nghiên cứu khoa học KBNN.

16. Nguyễn Huy Khoa (2016),Một số giải pháp hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh, Luận văn Thạc sĩ kinh tế, Đại học kinh tế và quản trị kinh doanh, Thái Nguyên.

17. Quốc hội (2015), Luật Ngân sách nhà nước số 83/2015/QH13, Hà Nội 18. UBND tỉnh Bắc Kạn, Báo cáo tình hình kinh tế - phường hội và công tác

chỉ đạo điều hành của UBND tỉnh Bắc Kạn các năm 2016, 2017, 2018,

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1: PHIẾU KHẢO SÁT NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NSNN PHƯỜNG QUA KBNN TẠI

THÀNH PHỐ BẮC KẠN, TỈNH BẮC KẠN

I. Thông tin cá nhân của đơn vị sử dụng ngân sách mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước Bắc Kạn.

Đơn vị sử dụng ngân sách:………. Địa chỉ:……….. Số tài khoản:………..

II. Các nhân tố ảnh hưởng đến kiểm soát chi thường xuyên NSNN phường trên địa bàn Thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn

Đề nghị đánh dấu (x) vào cột điểm số mà Ông/ Bà lựa chọn theo các mức được đưa ra dưới đây:

STT Ý nghĩa Thang đo

5 Rất đồng ý 4,21 - 5,00

4 Đồng ý 3,41 - 4,20

3 Không ý kiến 2,61 - 3,40

2 Không đồng ý 1,81 - 2,60

1 Rất không đồng ý 1,00 - 1,80

Theo đơn vị, Nhân tố nào dưới đây có ảnh hưởng đến công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN phường trên địa bàn Thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn

STT Chỉ tiêu 1 2 3 4 5

1 Tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của các phường trong thành phố

2 Tổ chức bộ máy và thủ tục kiểm soát chi 3 Quy trình phối hợp của các cơ quan liên

quan đến kiểm soát chi NSNN

4 Năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm soát chi

STT Chỉ tiêu 1 2 3 4 5

5 Ý thức chấp hành của các đơn vị sử dụng kinh phí NSNN

6 Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quản lý ngân sách.

x

7 Chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi NSNN

8 Dự toán NSNN x

Xin chân thành cảm ơn!

Một là, điều kiện tự nhiên, tình hình phát triển kinh tế xã hội

Hai là, Các quy định pháp lý liên quan đến kiểm soát chi thường xuyên ngân sách phường

PHỤ LỤC 2 QUY ĐỊNH

VỀ ĐỊNH MỨC PHẦN BỔ DỰ TOÁN CHI THƯỜNG XUYÊN CHO THỜI KỲ ỔN ĐỊNH NGÂN SÁCH MỚI BẮT ĐẦU TỪ NĂM 2017

CỦA TỈNH BẮC KẠN

(Ban hành kèm theo Nghị quyết số: 49/2016/NQ-HĐND ngày 06 tháng 11 năm 2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Kạn)

Điều 1. Định mức phân bổ dự toán chi quản lý hành chính nhà nước, đảng, đoàn thể (các đoàn thể gồm: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc; Hội Cựu chiến binh; Hội liên hiệp Phụ nữ; Hội Nông dân; Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh các cấp)

1. Đảm bảo tính đủ tiền lương, phụ cấp lương và các khoản có tính chất lương (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp).

2. Chi phục vụ hoạt động (không kể tiền lương, phụ cấp lương và các khoản có tính chất lương) tính định mức chi cho 01 biên chế được cấp có thẩm quyền giao như sau:

Đơn vị: Triệu đồng/biên chế/năm

Nội dung Định mức phân bổ

Cấp tỉnh Cấp huyện Cấp xã

a) Cơ quan Đảng, đoàn thể, Văn phòng Hội

đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân 35 32

22 b) Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân

dân 28 Từ 31 biên chế trở lên 28 Từ 21 đến 30 biên chế 28,6 Từ 11 đến 20 biên chế 29,4 Từ 10 biên chế trở xuống 30,4

Định mức chi phục vụ hoạt động nêu trên đã bao gồm chi mua sắm, sửa chữa tài sản thường xuyên và chi thường xuyên khác của các đơn vị.

3. Bổ sung ngoài định mức đối với cấp tỉnh: Một số cơ quan hành chính (Văn phòng Tỉnh ủy, Văn phòng Hội đồng nhân dân, Văn phòng Ủy ban nhân dân) và các cơ quan tổng hợp được bổ sung kinh phí để thực hiện nhiệm vụ, mức kinh phí bổ sung căn cứ vào khả năng cân đối của ngân sách cấp tỉnh. Ngoài ra, các cơ quan, đơn vị được bổ sung kinh phí khi thực hiện các Chương trình, Đề án, Dự án, nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

4. Bổ sung ngoài định mức đối với các huyện, thành phố (bao gồm cấp xã) như sau:

a) Kinh phí phục vụ hoạt động chung trên địa bản các huyện, thành phố theo các mức: Thành phố Bắc Kạn, huyện Pác Nặm: 1.200 triệu đồng/huyện/năm; huyện Chợ Đồn, Na Rì, Ba Bể: 1.100 triệu đồng/huyện/năm; huyện Chợ Mới, Bạch Thông, Ngân Sơn: 1.000 triệu đồng/huyện/năm.

b) Kinh phí chi hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp huyện và cấp xã tính theo quy định hiện hành.

c) Kinh phí phục vụ hoạt động chung của cấp xã tính theo đầu số thôn, tổ dân phố do cấp xã quản lý, mức 05 triệu đồng/01 thôn, tổ dân phố/năm (để thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân, Ban Giám sát cộng đồng, Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ và các nhiệm vụ thường xuyên khác của cấp xã).

d) Kinh phí thực hiện cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, trong đó đối với khu dân cư thuộc xã vùng khó khăn là 06 triệu đồng/năm; khu dân cư thuộc xã vùng còn lại là 05 triệu đồng/năm.

đ) Kinh phí hoạt động cho đội ngũ tri thức trẻ tình nguyện công tác tại các xã thuộc huyện nghèo theo Nghị quyết số: 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền

vững đối với 61 huyện nghèo là 19 triệu đồng/người/năm.

5. Đối với các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp cấp tỉnh và cấp huyện không được cấp có thẩm quyền giao biên chế thì được hỗ trợ kinh phí hoạt động theo phân cấp ngân sách trên cơ sở nhiệm vụ được giao và chính sách, chế độ chi tiêu hiện hành của nhà nước.

Điều 2. Định mức phân bổ chi sự nghiệp giáo dục, văn hóa thông tin, phát thanh - truyền hình, thể dục - thể thao, sự nghiệp khác

1. Đảm bảo tính đủ tiền lương, phụ cấp lương và các khoản có tính chất lương (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp).

2. Định mức chi phục vụ hoạt động (không kể tiền lương, phụ cấp lương và các khoản có tính chất lương) tính cho 01 biên chế được cấp có thẩm quyền giao như sau:

Đơn vị: Triệu đồng/biên chế/năm

Nội dung Định mức phân bổ

Cấp tỉnh Cấp huyện

a) Sự nghiệp giáo dục 23 21

b) Các sự nghiệp văn hóa thông tin, phát thanh - truyền hình, thể dục - thể thao, sự nghiệp khác 19 Từ 31 biên chế trở lên 19 Từ 21 đến 30 biên chế 19,5 Từ 11 đến 20 biên chế 20,5 Từ 10 biên chế trở xuống 22,5

3. Bổ sung ngoài định mức đối với cấp tỉnh: Các nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao theo khả năng cân đối của ngân sách cấp tỉnh.

a) Sự nghiệp giáo dục: Kinh phí hỗ trợ học sinh bán trú và trường Phổ thông dân tộc bán trú; kinh phí hỗ trợ tiền ăn trưa cho trẻ 03 - 05 tuổi; hỗ trợ chi phí học tập đối với sinh viên là người dân tộc thiểu số học tại các cơ sở giáo dục đại học; kinh phí hỗ trợ học bổng, chi phí học tập cho học sinh khuyết tật.

b) Sự nghiệp văn hóa thông tin, thể dục - thể thao: Kinh phí hoạt động 180 triệu đồng/huyện/năm.

c) Sự nghiệp phát thanh - truyền hình: Kinh phí hoạt động 130 triệu đồng/huyện/năm.

5. Bổ sung ngoài định mức đối với cấp xã:

Đơn vị: Triệu đồng/xã/năm

Nội dung Định mức phân bổ

Sự nghiệp văn hoá thông tin, thể dục - thể thao 17

Sự nghiệp phát thanh - truyền thanh 12

Điều 3. Định mức phân bổ đối với chi sự nghiệp đào tạo và dạy nghề

1. Cấp tỉnh

a) Đảm bảo tính đủ tiền lương, phụ cấp lương và các khoản có tính chất lương (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp).

b) Các khoản chi liên quan đến công tác đào tạo và dạy nghề được tính theo số lượng học sinh, sinh viên theo kế hoạch được giao:

Hệ cao đẳng 5,0 triệu đồng/sinh viên/năm Hệ trung cấp 4,8 triệu đồng/học sinh/năm Hệ ngắn hạn 0,75 triệu đồng/học viên/tháng

Hệ cử tuyển Thực hiện theo các quy định hiện hành c) Bổ sung ngoài định mức nêu trên: Chi trợ cấp xã hội cho học sinh theo Thông tư số: 53/1998/TTLT/BGD&ĐT-BTC-BLĐ-TB&XH ngày 25 tháng 8 năm 1998 của liên Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện chế độ học bổng và trợ cấp xã hội

đối với học sinh, sinh viên các trường đào tạo công lập.

d) Đối với hệ đào tạo theo đơn đặt hàng của nhà nước, định mức phân bổ theo chỉ tiêu số lượng học viên theo kế hoạch dược giao:

Hệ cao đẳng, đại học 10 triệu đồng/học viên/năm

Hệ trung cấp 9 triệu đồng/học viên/năm

đ) Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức: Căn cứ khả năng ngân sách để bố trí theo quy định hiện hành.

e) Đối với các đơn vị có cán bộ được tỉnh cử đi đào tạo trình độ sau đại học, được hỗ trợ theo chế độ quy định hiện hành.

2. Cấp huyện

a) Được phân bổ theo quy định tại Khoản 1 và Điểm b, Khoản 2, Điều 2 của Định mức phân bổ này.

b) Đối với các lớp đào tạo, bồi dưỡng, được tính thêm kinh phí theo đúng quy định hiện hành và theo phân cấp ngân sách.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế kiểm soát chi thường xuyên ngân sách phường qua kho bạc nhà nước trên địa bàn thành phố bắc kạn (Trang 124 - 140)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)