Kiến nghị đối với Chính phủ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế kiểm soát chi thường xuyên ngân sách phường qua kho bạc nhà nước trên địa bàn thành phố bắc kạn (Trang 121 - 123)

5. Kết cấu của luận văn

4.3.1. Kiến nghị đối với Chính phủ

Cơ chế chính sách là công cụ mà thông qua đó cơ quan quản lý có thể kiểm tra, giám sát được chi tiêu của đơn vị, nên phải xây dựng một hệ thống cơ chế, chính sách đầy đủ rõ ràng và thống nhất, phải đổi mới các chế độ đinh mức

phù hợp với nhiệm vụ cụ thể.

Để hoàn thiện công tác kiểm soát chi cũng như cơ chế chính sách giúp KBNN trong việc kiểm soát chi, tôi có một số ý kiến sau:

- Tiếp tục bổ sung, sửa đổi Luật NSNN nhằm đảm bảo tính khoa học, hiện đại, phù hợp với thông lệ quốc tế và thực tiễn của Việt Nam.

- Việc lập dự toán theo kết quả đầu vào đang làm cho việc lập dự toán hàng năm không sát với thực tế dẫn đến tình trạng khi quyết toán ngân sách, dự toán đầu năm và số liệu quyết toán chênh lệch quá xa. Do đó, nên cho phép việc lập dự toán theo kết quả đầu ra để giúp đánh giá chính xác hơn kết quả thực hiện nhiệm vụ. Với phương thức này ngay từ khâu lập dự toán, các cơ quan, đơn vị phải căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao; chỉ tiêu nhiệm vụ của năm kế hoạch; chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu; dự toán và kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao của năm trước để xây dựng dự toán chi của năm kế hoạch.

Do đó, để quá trình lập, chấp hành, quyết toán ngân sách được đảm bảo hiệu quả thì cơ sở pháp lý cao nhất đó là luật ngân sách cần được bổ sung, sửa đổi để phù hợp với thực tiễn cũng như thông lệ quốc tế.

- Cần ban hành đồng bộ và kịp thời các nghị định, thông tư và các văn bản hướng dẫn luật nhằm bảo đảm tính thống nhất.

Việc ban hành đồng bộ và kịp thời các văn bản hướng dẫn Luật NSNN nhằm đảo bảo tính thống nhất tạo điều kiện thuận lợi cho đơn vị sử dụng NSNN trong quá trình thực hiện cũng như việc kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan chức năng.

- Hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, định mức chi thường xuyên phù hợp với thực tiễn.

Việc hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, định mức chi thường xuyên để đảm bảo đặc thù của vùng miền, phù hợp với điệu kiện thực tế tại địa phương, tránh xa rời thực tế, giúp cho quá trình kiểm soát chi được dễ dàng kiểm tra, kiểm

soát.

Đến nay, hệ thống tiêu chuẩn định mức chi tiêu cho trong công việc, từng đối tượng vẫn chưa xác định một cách cụ thể và thống nhất, một số khoản định mức chi tiêu đã khác xa so với thực tế do vấn đề “trượt giá” dẫn đến đơn vị sử dụng NSNN hay lách luật để chi thêm cao hơn tiêu chuẩn nhưng KBNN không thể từ chối khoản chi đó vì đủ hồ sơ, chứng từ . Do đó, cần sớm quy định và thống nhất các chế độ, tiêu chuẩn, định mức các khoản chi phổ biến như chi phí hội nghị, tổng kết, sơ kết, tiếp khách…

- Hoàn thiện hệ thống thanh tra, kiểm soát, kiểm toán NSNN

Cần xem xét, hoàn thiện hệ thống thanh tra, kiểm soát, kiểm toán NSNN để đảm bảo NSNN được kiểm soát chặt chẽ, tránh thất thoát nhưng không gây phiền hà cho đơn vị sử dụng NSNN và cơ quan quản lý NSNN.

- Nâng cao chất lượng của dự toán chi thường xuyên NSNN

- Dự toán chi thường xuyên NSNN phải được xây dựng từ cơ sở, bảo đảm phản ánh được dự toán chi của từng chương trình, vừa phản ảnh nguồn vốn và không bị trùng lắp. Đồng thời dự toán phải được xây dựng trên cơ sở phân tích, đánh giá hiệu quả từng khoản chi. Tiến tới mọi khoản chi đều phải chi tiết trước, có trong dự toán và đúng chế độ tiêu chuẩn định mức của Nhà nước.

- Xây dựng hệ thống thanh toán KBNN hiện đại

Xây dựng hệ thống thanh toán hiện đại giúp đảm bảo thanh toán mọi khoản thu chi NSNN và các giao dịch được an toàn, nhanh chóng, kịp thời và chính xác. Giảm dần các giao dịch bằng tiền mặt tại KBNN, giúp minh bạch hóa sử dụng nguồn lực tài chính Nhà nước, góp phần ổn định nền kinh tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế kiểm soát chi thường xuyên ngân sách phường qua kho bạc nhà nước trên địa bàn thành phố bắc kạn (Trang 121 - 123)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)