- Nguyễn Văn Phúc và Cao
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Phân tích thống kê mơ tả
Phiếu khảo sát của nhóm gồm có 6 phần (Xem phụ l) , trong đó phần đầu để giới thiệu thơng tin bài nghiên cứu của nhóm. Phần thứ hai là các câu hỏi lọc để tiếp nhận các đối tượng khảo sát theo đúng nghiên cứu yêu cầu. Ba phần tiếp theo là các câu hỏi liên quan đến biến độc lập. Phần cuối cùng là câu hỏi phụ và lời cảm ơn dành cho người làm khảo sát.
Nhóm dự định sẽ phát 500 phiếu khảo sát, trong đó có 300 phiếu phát trên mạng Internet và 200 phiếu phát ngẫu nhiên ở 5 tỉnh đại diện cho đồng bằng sông Hồng bao gồm: Nam Định, Hà Nam, Hải Phòng, Hưng Yên và thành phố Hà Nội. Tuy nhiên do tình hình dịch bệnh, nhóm chúng em quyết định tiến hành phát phiếu khảo sát ngẫu nhiên bằng cả hai phương pháp trên mạng và trực tiếp. Kết quả thu được 689 phiếu trả lời, trong đó 628 phiếu hợp lệ, chiếm tỷ lệ 91,1%. 72 phiếu trả lời không đạt yêu cầu do trả lời qua loa chiếu lệ. Cụ thể, kết quả phân tích thống kê mơ tả sẽ được trích dẫn ở phụ lục 3, được tóm lược lại theo các biểu đồ sau đây:
0.3%
■ Nam ■ Nữ ■ GT 3
Hình 4.1: Biểu đồ tỷ lệ giới tính
Kết quả khảo sát theo giới tính: Có tất cả 409 phiếu do nam giới trả lời (chiếm
tỉ lệ 65,1%), 217 phiếu do nữ giới trả lời (chiếm tỉ lệ 34,6%) và 2 phiếu do người có giới tính thứ 3 trả lời (chiếm tỉ lệ 0.3%).
■ Từ 16 đến 25 tuổi BTừ 26 đến 35 tuổi BTừ 36 đến 45 tuổi ■ Từ 46 đến 55 tuổi BTừ 56 đến 65 tuổi ■Trên 65 tuổi
Hình 4.2: Biểu đồ thể hiện độ tuổi
Nguồn: Nhóm nghiên cứu tổng hợp Kết quả khảo sát theo tuổi: Trong hình vẽ biểu đồ thể hiện độ tuổi các đối
tượng khảo sát, ta có thể thấy 56 nhóm tuổi dao động dao động từ 16 tuổi đến 82 tuổi. Mỗi nhóm tuổi được thể hiện bằng một màu khác nhau trong biểu đồ. Có thể thấy, việc nhận được mẫu khảo sát với các độ tuổi đa dạng như vậy làm tăng độ tin cậy và tính khách quan của nghiên cứu. Lý giải cho việc độ tuổi 20 làm 206 phiếu (chiếm đến 32,8%) là vì nghiên cứu được thực hiện trong thời gian cả nước thực hiện cách ly xã hội, chúng em bắt buộc phải phát một số phiếu online, và người thực hiện là các bạn học sinh, sinh viên. Đây cũng là điểm yếu không tránh khỏi của nghiên cứu.
Hình 4.3: Biểu đồ thể hiện khoảng thu nhập
Nguồn: Nhóm nghiên cứu tổng hợp Kết quả khảo sát theo thu nhập: Có 412 người có thu nhập dưới 5 triệu đồng
(chiếm 65,6%) là nhóm thu nhập chiếm tỷ lệ cao nhất trong nghiên cứu, 122 người có thu nhập từ 5 đến 10 triệu đồng (chiếm 19,4%), 62 người có thu nhập từ 10 đến 20 triệu đồng (chiếm 9,9%) và 32 người có thu nhập trên 20 triệu đồng (chiếm 5,1%) cũng là nhóm thu nhập chiếm tỷ lệ ít nhất được khảo sát.
Hình 4.4: Biểu đồ thể hiện trình độ học vấn
Nguồn: Nhóm nghiên cứu tổng hợp Kết quả khảo sát theo trình độ học vấn: Có 79 người có trình độ học vấn Phổ
thơng (chiếm 12,6%), 11 người có trình độ học vấn Trung cấp (chiếm 1,8%), 9 người có trình độ Cao đẳng (chiếm 1,4%), 487 người có trình độ Đại học (chiếm 77,5%) và 42 người có trình độ Sau đại học (chiếm 6,7%). Nhóm người trình độ Đại học chiếm tỷ lệ cao nhất, nhóm người có trình độ Trung cấp chiếm tỷ lệ thấp nhất trong nghiên cứu.
9.4
90.6
■ Chưa từng mua ■ Đã từng mua
Hình 4.5: Biểu đồ thể hiện tình trạng mua BHYT
Nguồn: Nhóm nghiên cứu tổng hợp Kết quả khảo sát theo Tình trạng mua BHYT: Có 59 người tham gia khảo sát
chưa từng mua BHYT (chiếm 9,4%) và 596 người tham gia khảo sát đã từng mua BHYT (chiếm 90,6%).