Giải pháp về Khả năng chi trả

Một phần của tài liệu MỞ RỘNG đối TƯỢNG THAM GIA bảo HIỂM y tế NHÀ nước ở KHU vực ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG (Trang 104 - 108)

- Nguyễn Văn Phúc và Cao

CHƯƠNG V: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ

5.2.5. Giải pháp về Khả năng chi trả

Cuối cùng, Biến độc lập “Khả năng chi trả” là biến có tác động yếu nhất đến biến phụ thuộc và chỉ gồm hai biến quan sát. Biến quan sát “Thu nhập có ảnh hưởng đến việc mua BHYT của tơi” có sức ảnh hưởng lớn hơn biến quan sát “Trong nhà, nhiều người đi làm có thu nhập ảnh hưởng đến quyết định mua BHYT của tôi”.

Đây đều là những vấn đề chủ quan của mỗi cá nhân mà nhóm nghiên cứu không thể đưa ra giải pháp một cách xác đáng được. Tuy nhiên nhóm vẫn đề xuất giải pháp rằng Bộ Y tế nên nghiên cứu nâng mức hỗ trợ đóng từ 30% đến 50%; đơn giản hóa thủ tục KCB BHYT nhằm tạo thuận lợi cho người tham gia BHYT khi đi KCB; kiểm tra giám sát và có chế tài xử lý đối với trường hợp cơ sở KCB thu thêm các chi phí đã kết cấu trong giá dịch vụ y tế, chi phí thuộc phạm vi thanh tốn BHYT và hạn chế thu thêm các chi phí ngồi phạm vi thanh tốn BHYT. Có như vậy mới khuyến khích được người dân tham gia BHYT.

5.3. Kiến nghị

Vấn đề nghiên cứu của đề tài rất cấp bách và thiết thực trong điều kiện kinh tế xã hội hiện nay. Qua việc nghiên cứu đề tài, nhóm đã đưa ra được những giải pháp khả thi nhằm thúc đẩy việc nhận thức về BHYT và hành vi mua của các đối tượng tham gia BHYT nhà nước. Đây đều là những giải pháp có khả năng ứng dụng trong thực tế qua những phân tích về điều kiện áp dụng của nhóm nghiên cứu. Tuy nhiên, để những kết quả nghiên cứu phù hợp hơn với điều kiện thực tế, nhóm xin đưa ra một vài đề xuất cho các cơ quan quản lý, các nhà hoạch định chính sách và những nghiên cứu tiếp theo.

Nhà nước và các nhà hoạch định chính sách cần có lộ trình rõ ràng, cơng khai rộng rãi với người dân và thực hiện đúng như chính sách, giảm tình trạng bất ngờ và đột ngột của sự thay đổi chính sách. Đầu tiên, cần tiếp tục mở rộng điều tra và tham khảo những ý kiến của người dân dù chính sách đã được áp dụng để thấy được thái độ của họ khi thực hiện chính sách trên. Dựa trên những ý kiến đã thu nhận, đánh giá và có những thay đổi phù hợp trong lộ trình thực hiện, áp dụng dần dần, thay đổi và tác động đến người dân trong một thời gian dài. Với kiến nghị này, như đã đề ra tại giải pháp, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trực tiếp quản lý, thu thập kết quả và phân chia thực hiện với các Vụ, Viện,... trên từng địa phương và những doanh nghiệp để nắm được nhận thức của người dân về ảnh hưởng của việc thay đổi chính sách. Các phương tiện truyền thơng cần cơng khai chính sách rõ ràng, nhận định đúng tình trạngđến tồn dân, tránh những thơng tin sai lệch, “dắt mũi” người dân, gây hoang

mang và

hiểu nhầm.

Ngồi ra, cần có những kế hoạch đảm bảo và đầu tư quỹ Bảo hiểm xã hội đúng đắn, cải thiện tình trạng thiếu hụt, vỡ quỹ trong tương lai. Cần thắt chặt các quy định để hạn chế tình trạng các doanh nghiệp, tổ chức trốn đóng BHYT, BHXH cho người lao động và nâng cao các chế độ ngắn hạn quan tâm đến người lao động. Cần thắt chặt và có những chế tài quy định, rõ ràng, đặt mục tiêu cho sự ổn định, quyền lợi và những chính sách phúc lợi của người tham gia BHYT lên hàng đầu. Vừa tạo niềm tin, an tâm cho người dân hiện tại, mà còn thể hiện sự quan tâm đến vấn đề phát triển xã hội và đầu tư cho nguồn nhân lực sau này.

Các nhà hoạch định chính sách và các cơ quan về BHYT khi có những kiến nghị và thay đổi cần được cân bằng cũng như thực hiện cải cách từ từ để đảm bảo người dân và doanh nghiệp có đủ thời gian để điều chỉnh. Chỉ có như vậy mới đảm bảo tính bền vững về tài chính và cơng bằng xã hội của hệ thống BHYT và tạo những động thái tích cực đến người dân. Muốn có được điều này, gốc rễ là cần có sự quan tâm, lắng nghe thực trạng tình hình người dân hiện nay để áp dụng điều chỉnh hợp lý. Sự quan tâm đó khơng chỉ một chiều từ các cấp đến sức khỏe, đời sống của mỗi cơng dân, mà cịn từ phía từng người dân đến những chính sách có ảnh hưởng trực tiếp đến

quyền lợi của bản thân họ. Những sự thay đổi trong chính sách đều được nghiên cứu kỹ lưỡng, với mục đích thúc đẩy sự phát triển an sinh xã hội, đảm bảo công bằng xã hội và định hướng theo xu thế tất yếu của toàn cầu, song, vì những cơng tác tun truyền và nhận định đánh giá sai lầm khiến một bộ phận người dân hiểu nhầm và dẫn đến những thái độ, nhận thức chưa tích cực về BHYT. Cải thiện và nâng cao được công tác tuyên truyền và khả năng nhận thức của người dân trên mọi độ tuổi sẽ giúp những chính sách cải cách tiếp cận đúng người, đúng thời điểm và đúng mục đích, tạo hiệu quả tích cực.

Bên cạnh đó, khi khảo sát và nghiên cứu, nhóm đã tìm ra được một số nhân tố ảnh hưởng đến hành vi mua BHYT của người dân, điều này giúp ích khi đưa ra những biện pháp cải thiện tích cực về những ảnh hưởng của chính sách đến đối tượng. Cụ thểvề nhân tố thái độ đối với hành vi, gồm có một số yếu tố: sức khỏe, tần suất KCB, viện

phí. Dựa vào những yếu trên có thể thấy, sự thay đổi mạnh mẽ và hiệu quả nhất chính là thay đổi từ những nhận thức, cách chăm sóc bản thân và nâng cao hiểu biết về KCB bằng BHYT.

Những chính sách thay đổi, đều mang mục đích cuối cùng là phù hợp với xu thế, phát triển xã hội. Và để BHYT được chấp nhận và hiểu biết rộng rãi, đúng đắn và tích cực hơn, cần có sự chung tay vào cuộc của nhiều bên từ những nhà hoạch định chính sách, các Sở, Bộ, Ban, Ngành, các doanh nghiệp, những tổ chức, cần có những việc làm cải thiện tình hình, đem lại giá trị cho bản thân và xã hội.

Một phần của tài liệu MỞ RỘNG đối TƯỢNG THAM GIA bảo HIỂM y tế NHÀ nước ở KHU vực ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG (Trang 104 - 108)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(170 trang)
w