Sức cạnh tranh của doanh nghiệp là phạm trù tổng hợp của nhiều yếu tố, trong

Một phần của tài liệu BÁO cáo NGHIÊN cứu KHOA học cơ hội và THÁCH THỨC đối với NGÀNH LOGISTICS tại VIỆT NAM TRONG bối CẢNH HIỆP ĐỊNH EVFTA (Trang 29 - 32)

trong

đó có những yếu tố bên ngoài như thể chế pháp luật, môi trường kinh doanh, vai trò hỗ trợ của Nhà nước... và những yếu tố bên trong, nội tại của doanh nghiệp.

DM. Những yếu tố nội tại thường được nói đến là chất lượng nguồn nhân lực, chi

phí lao động, chất lượng sản phẩm. Trong khi chi phí lao động chỉ ngày càng tăng chứ không giảm, chất lượng sản phẩm muốn nâng cao phải đòi hỏi nhiều tiền để đầu tư, chất lượng nguồn nhân lực cần có thời gian để nâng lên thì một phương thức khác là thông qua việc tổ chức lại quy trình làm việc, sản xuất, các giảm các chi phí không cần thiết, hay nói cách khác là vận dụng logistics trong hoạt động của doanh nghiệp.

DN. Trong bối cảnh tự do hóa thương mại, cạnh tranh giữa các quốc gia và doanh

nghiệp ngày càng gay gắt do việc dỡ bỏ các hàng rào thuế quan và phi thuế quan cũng như sự có mặt của các doanh nghiệp nước ngoài tham gia thị trường, logistics chính là một công cụ giúp doanh nghiệp tạo ra lợi thế riêng của mình để tăng sức cạnh tranh, vượt qua đối thủ bằng việc cắt giảm chi phí và thỏa mãn tối đa nhu cầu của khách hàng.

1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNHLOGISTICS LOGISTICS

1.3.1. Cơ sở hạ tầng

DO. Cơ sở hạ tầng logistics là một vấn đề quan trọng và có khả năng ảnh

hưởng lớn

đến sự phát triển chung của lĩnh vực logistics. Do bản chất của logistics là sự tính toán tối ưu phương án vận chuyển và lưu thông hàng hóa từ nơi bắt đầu đến nơi cuối cùng. Mà sự di chuyển của hàng hóa từ điểm đầu đến điểm cuối trong thực tế có hiệu quả hay không chịu ảnh hưởng rất lớn từ tính chất, nội dung và cấu trúc của hệ thống cơ sở hạ tầng bao gồm sự bố trí của các cảng, nhà ga, sân bay, bến tàu và các hệ thống giao thông kết nối giữa các công trình ấy.

1.3.2. Nguồn nhân lực Logistics

DP. Nhân lực là nhân tố động nhất, luôn thay đổi và gắn với năng suất, chất lượng

và hiệu quả của hoạt động logistics. Trình độ của nguồn nhân lực logistics phản ánh trình độ phát triển của ngành logistics của một quốc gia. Các quốc gia có nguồn nhân lực ở trình độ cao thì việc phát triển ngành logistics sẽ đi vào chiều sâu, có hàm lượng khoa học - công nghệ cao, giá trị gia tăng cao. Trong thời đại ngày nay, hầu hết các quốc gia đều hướng tới phát triền nền kinh tế tri thức. Vì thế, ngành logistics cũng gắn liền với nền kinh tế tri thức. Tuy nhiên, các quốc gia phát triển sẽ tiến nhanh và gần hơn với nền kinh tế tri thức, ngành logistics sẽ phát triển ở tầm cao hơn. Trái lại, các quốc gia đang phát triển hướng đến nền kinh tế tri thức nhưng nguồn nhân lực hạn hẹp, không đủ trình độ chuyên môn tạo ra khoảng cách xa đối với các nền kinh tế phát triển.

DQ. Việc xây dựng và hoàn thiện liên tục hệ thống pháp luật, chính sách phù hợp

với thông lệ quốc tế, mang tính thời đại và thực tiễn có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển ngành logistics ở bất kì quốc gia nào. Phát triển ngành logistics hay bất kì ngành dịch vụ nào khác nói chung đều không thể thiếu vắng hệ thống pháp luật, chínhsách. Hệ thống pháp luật, chính sách của quốc gia đồng bộ, toàn diện và có chất lượng

cao là điều kiện cần để phát triển ngành logistics. Hệ thống pháp luật, chính sách đó phải phù hợp thông lệ quốc tế, kết nối và tác động thuận chiều với các đối tác song phương và đa phương, đồng thời tổ chức triển khai và thực hiện tốt mới là điều kiện đủ, tạo khung cơ sở pháp lý vững chắc.

1.3.4. Hệ thống thông tin

DR. Trong hoạt động logistics thì vấn đề thông tin là một vấn đề quan trọng. Các

thông tin về loại hình vận chuyển, thông tin về hàng hóa, thông tin về chi phí, thông tin về địa điểm bố trí các nút giao thông và lưu chuyển hàng hóa có vị trí rất quan trọng trong quá trình triển khai hoạt động logistics. Có được thông tin sẽ giúp cho các DN logistics tính toán để đưa ra các giải pháp phù hợp và tối ưu, qua đó làm tăng hiệu quả của hoạt động logistics. Mặt khác, trong các hoạt động của bản thân DN logistics thì rất cần sự đáp ứng của các hoạt động khác như hải quan, ngân hàng, bảo hiểm. Trong xu hướng thế giới hiện nay thì các hoạt động này đã và đang được điện tử hóa qua việc ứng dụng CNTT. Chính việc tận dụng CNTT trong quản lý hoạt động và giao dịch giúp cho các DN cung ứng dịch vụ logistics một cách hiệu quả và hiện đại.

1.3.5. Điều kiện tự nhiên

DS. Khi xem xét nhân tố điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến việc phát triển ngành

logistics của các quốc gia tức là phân tích, đánh giá khả năng vốn có, mang tính chất tự nhiên hay một nguồn lực tự nhiên có thể khai thác, huy động vào phát triển logistics. Chẳng hạn, một quốc gia có cảng nước sâu có thể phát triển dịch vụ cảng biển, một quốc gia có nằm trên tuyến đường hàng hải quốc tế thì ngành logistics có điều kiện phát triển hơn...Bên cạnh đó cũng phải kể đến sự khan hiếm hay dồi dào của các nguyên vật liệu ảnh hưởng đến sản xuất, kinh doanh do điều kiện khí hậu, thời tiết.

1.3.6. Sự cạnh tranh trong ngành Logistics

DT. Cũng như các ngành khác trong nền kinh tế của mọi quốc gia trên thế

giới, sự

cạnh tranh trong ngành logistics là điều tất yếu, khó tránh khỏi. Sự cạnh tranh là động lực của sự phát triển không chỉ mỗi DN logistics mà cả nền kinh tế.

DU. Sự cạnh tranh thúc đẩy DN logistics tìm mọi biện pháp để nâng cao hiệu quả

trong bản thân DN. Trái lại, sự cạnh tranh quá mức đặt ra thách thức to lớn cho sự phát triển và cả sự tồn tại của các DN logistics.

1.3.7. Liên kết và hội nhập kinh tế khu vực và thế giới trong hoạt động logistics

Một phần của tài liệu BÁO cáo NGHIÊN cứu KHOA học cơ hội và THÁCH THỨC đối với NGÀNH LOGISTICS tại VIỆT NAM TRONG bối CẢNH HIỆP ĐỊNH EVFTA (Trang 29 - 32)

w