ĐẨY MẠNH LIÊN KẾT GIỮA CÁC DOANH NGHIỆP LOGISTIC VỚI NHAU VÀ DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT

Một phần của tài liệu BÁO cáo NGHIÊN cứu KHOA học cơ hội và THÁCH THỨC đối với NGÀNH LOGISTICS tại VIỆT NAM TRONG bối CẢNH HIỆP ĐỊNH EVFTA (Trang 69 - 70)

MM. Tính đến hết tháng 5/2020, cả nước có 1.232 đại lý hải quan với khoảng 3

HIỆU QUẢ NGÀNH LOGISTIC KHI THAM GIA EVFTA

3.2. ĐẨY MẠNH LIÊN KẾT GIỮA CÁC DOANH NGHIỆP LOGISTIC VỚI NHAU VÀ DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT

NHAU VÀ DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT

OP. Dịch bệnh đã tác động mạnh trên toàn thế giới, tạo ra những mô hình, phương

thức, giám sát mới trong sản xuất, lưu thông hàng hóa. Thực tế, dưới tác động của dịch COVID-19, những điểm yếu cố hữu của ngành logistics Việt Nam tiếp tục bộc lộ rõ hơn, như là chi phí logistics của Việt Nam vẫn ở mức cao. Bên cạnh đó, việc đẩy mạnh liên kết giữa các doanh nghiệp logistic với nhau và doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp xuất khẩu vẫn còn yếu và chưa hình thành được mạng lưới các doanh nghiệp logistics Việt Nam có quy mô lớn, có năng lực dẫn dắt thị trường để thúc đẩy ngành logistics phát triển. Chuyển đổi số trong ngành logistics còn chậm; nguồn nhân lực của ngành logistics cũng yếu và thiếu, mới chỉ đáp ứng được khoảng 10% nhu cầu của thị trường. Bối cảnh trên đặt ra yêu cầu ngành logistics có giải pháp vừa phải duy trì các chuỗi cung ứng hàng hóa dịch vụ, vừa phải có tư duy định hình thay đổi để bắt kịp với thế giới, tạo ra các bước đột phá nhằm thúc đẩy phục hồi kinh tế-xã hội trong những năm 2022-2023.

OQ. Theo số liệu từ Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ Logistics Việt Nam, hiện nay

95% các doanh nghiệp logistics đang hoạt động là doanh nghiệp Việt Nam. Số lượng doanh nghiệp nhiều nhưng chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ, quy mô hạn chế cả về vốn và nhân lực cũng như kinh nghiệm hoạt động quốc tế, chưa có sự liên kết giữa các khâu trong chuỗi cung ứng logistics và giữa doanh nghiệp dịch vụ logistics với doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Cần đẩy mạnh liên kết giữa các doanh nghiệp logistics với nhau, giữa doanh nghiệp logistics và doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, qua đó sẽ thúc đẩy sự chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, tạo dựng niềm tin giữa các doanh nghiệp.

OR. Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2025, tỷ trọng đóng góp của dịch vụ logistics

vào GDP đạt 5-6%, tốc độ tăng trưởng dịch vụ logistics đạt 15-20%, tỷ lệ thuê ngoài dịch vụ logistics đạt 50-60%, chi phí logistics giảm xuống tương đương 16-20% GDP, xếp hạng theo chỉ số LPI trên thế giới đạt thứ 50 trở lên. Bên cạnh đó, cần hình thành mạng lưới các doanh nghiệp lớn, có năng lực dẫn dắt thị trường; tìm kiếm, chia sẻ đơn hàng, giảm chi phí logistics, nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm, hàng hóa Việt Nam.

OS. Thách thức trong ngành logistics hiện nay là đang rất thiếu sự liên kết

giữa các

cửa hàng trực tuyến và cửa hàng trực tiếp; thiếu liên kết các hệ thống vận tải/hệ thống thanh toán; thiếu hệ thống quản lý các đơn vị vận đơn trung gian, thiếu thông tin theo dõi vận đơn thời gian thực. Bên cạnh đó, cần làm thế nào để tối ưu lộ trình xe, giảm tình trạng tải rỗng đường về, xác định điểm giao hàng gần nhất; làm thế nào để kiểm soát đội xe và các chi phí liên quan, sự minh bạch về thời gian. Việc ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số có thể giúp tối ưu hóa hoạt động logistics.

OT. Hạ tầng giao thông chưa đồng bộ; kết nối giữa phương thức vận tải và các

doanh nghiệp còn hạn chế vẫn tiếp tục là nguyên nhân dẫn đến chi phí vận tải tại Việt Nam còn quá cao, thiếu tính cạnh tranh. Để tăng cường sự liên kết, các doanh nghiệpViệt Nam phải thực sự cởi mở, đừng coi các doanh nghiệp nội địa là đối thủ của nhau.

Đặc biệt vai trò kết nối của hiệp hội là rất quan trọng.

Một phần của tài liệu BÁO cáo NGHIÊN cứu KHOA học cơ hội và THÁCH THỨC đối với NGÀNH LOGISTICS tại VIỆT NAM TRONG bối CẢNH HIỆP ĐỊNH EVFTA (Trang 69 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(96 trang)
w