Phòng và điều trị bệnh

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Nghiên cứu một số đặc điểm của bệnh Care ở chó nuôi tại Hà Nội và chế kháng thể phòng trị bệnh (Trang 41 - 44)

2.3.5.1. Phòng bệnh

Miễn dịch bị động (passive immunization) và miễn dịch từ mẹ truyền sang con (maternal immunity)

Miễn dịch tiếp thu bị động tự nhiên xuất hiện ở những chó con nhận được kháng thể truyền từ mẹ sang con, giúp ngăn chặn được sự nhiễm bệnh và miễn dịch đủ cho một giai đoạn sau cai sữa. 3% kháng thể truyền qua tử cung, 97% qua sữa đầu, tạo nên một lượng kháng thể ban đầu ở chó con mới sinh, thường bằng 77% lượng kháng thể ở chó mẹ.

Trong trường hợp không được bú sữa đầu, chó con có thể được bảo hộ ít nhất 1 tuần (Appel Max Jg & Gillespie., 1972). Chó mẹ có nồng độ kháng thể cao có thể truyền tương ứng nhiều kháng thể hơn qua tử cung cho chó con không được bú sữa đầu, bảo vệ chó con khỏi nhiễm CDV gây hại khác trong khoảng từ 3 đến 4 tuần (Krakowka & cs., 1978). Kháng thể truyền từ mẹ sang có thời gian bán thải là 8,4 ngày.

Miễn dịch chủ động và miễn dịch truyền từ mẹ sang con

Chó con được tiêm phòng Vaccine MLV không thể sản xuất đáp ứng miễn dịch thích hợp cho tới khi kháng thể truyền từ mẹ sang con giảm xuống dưới một nồng độ xác định (Baker & Gillespie, 1959). Đánh giá hàm lượng kháng thể ở chó con được thực hiện để xác định độ tuổi mà ở đó chó con tạo miễn dịch thành công. Thông tin này được sử dụng để tạo một biểu đồ dựa trên nồng độ kháng thể của chó mẹ, dựa vào đó để dự đoán thời điểm tối ưu để tiêm phòng cho chó con. Chó con với nông độ kháng thể truyền từ mẹ sang con 1:100 được xem như có sức đề kháng với bệnh và miễn dịch tạo bởi Vaccine MLV có thể không đáng kể. Muộn nhất là 4 tuần tuổi, 96% số chó con thiếu kháng thể truyền từ mẹ sang con có nồng độ kháng thể trong huyết thanh đạt 1:20 và có thể được miễn dịch thành công (Burgher & cs., 1958). Sau lần tiêm phòng đầu tiên, chó con có một nồng độ kháng thể phòng ngừa sẽ giảm xuống 1:100 sau 1 năm ở 33% số chó phòng và sau 2 năm 67% số chó. Tuy nhiên lần tiêm phòng thứ 2 (đáp ứng ghi nhớ - anamestic response), nồng độ kháng thể trong huyết thanh được tăng nhanh hơn và kéo dài hơn. Nồng độ kháng thể được tăng lên sau 7 đến 10 ngày tại lần tiêm phòng đầu tiên và sau 3 đến 5 ngày sau lần tiêm phòng nhắc lại. Do những lý do trên, mặc dù thiếu kháng thể truyền từ mẹ sang con, ít nhất 2 lần tiêm phòng

27

Care cách nhau từ 2 đến 4 tuần nên được tiêm cho chó con không được bú sữa đầu hoặc chó lớn hơn 16 tuần tuổi. Cũng do những lý do trên, tiêm phòng nhắc lại định kì được khuyến cáo để phòng bệnh này, mặc dù miễn dịch lâu dài có thể đạt được thông qua việc tiêm phòng.

Nồng độ kháng thể và tính bảo hộ của Vaccine

Cơ chế miễn dịch dịch thể không hoàn toàn giải thích khả năng kháng bệnh Care. Tiêm phòng qua tĩnh mạch (IV) với virus giảm độc lực để bảo vệ chó được thực hiện trước hoặc 4 ngày sau khi phơi nhiễm với virus Care độc lực (Appel Mjg, 1977).

Sự bảo hộ nhanh chóng này có thể giải phóng interference miễn dịch, interferon hoặc cơ chế miễn dịch qua trung gian tế bào. Mặc dù nồng độ kháng thể giảm, miễn dịch với bệnh Care sau khi tiêm phòng nhắc lại hoặc tiêm phòng ghi nhớ (anamnestic vaccination) được biết có thể kéo dài đến 7 năm như đã được chứng minh trên một số chó thí nghiệm biệt lập (Appel Max Jg & Gillespie, 1972).

Độ dài bảo hộ được lâu hơn dự kiến so với chỉ dựa vào thông tin về nồng độ kháng thể, đã chứng minh rằng việc thử nghiệm trên cá thể mang virus có ý nghĩa hơn chỉ dựa trên nồng độ kháng thể trung hòa để dự đoán độ dài miễn dịch.

Kiểm soát môi trường

Virus Care vô cùng nhạy cảm với các chất sát trùng thông thường. Các động vật bị nhiễm là nguồn gốc sơ cấp của virus và chúng nên được tách riêng ra khỏi những con chó khỏe. Chó thường xuyên bài thải virus thông qua bài tiết trong vòng một đến hai tuần sau khi bị bệnh toàn thân cấp tính. Những chú chó này sau khi hồi phục hoặc xuất hiện dấu hiệu thần kinh muộn (không bị bệnh toàn thân) thì không bài thải virus.

Vệ sinh phòng bệnh

Nuôi dưỡng, chăm sóc tốt, cho ăn no và đầy đủ chất dinh dưỡng, thường xuyên vệ sinh sạch sẽ nơi ở của chó là những biện pháp tốt nhất để tăng sức đề kháng tự nhiên cho chó.

Những con ốm phải nuôi cách ly, cũi, chuồng nuôi chó ốm phải tiêu độc bằng nước vôi hoặc phun thuốc sát trùng, xử lý chất bài tiết và thức ăn nước uống thừa của chó bị bệnh.

28

Chó mới mua về phải nhốt riêng theo dõi 10 ngày, nếu không thấy có biểu hiện của bệnh mới cho nhập đàn.

Tiêm phòng vaccine

Tiêm vaccine là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất đối với các bệnh do virus gây ra nói chung, trong đó có bệnh Care. Vaccine phòng bệnh Care được tiêm lần đầu khi chó được 60 ngày tuổi, sau đó tiêm nhắc lại mũi 2 sau 21 ngày. Định kỳ tái chủng hàng mỗi năm một lần để đảm bảo khả năng bảo hộ.

Theo Greene & cs. (2001) kháng thể thụ động truyền qua nhau thai và sữa đầu có tác dụng bảo vệ cho chó con sau sinh và cai sữa. Trong đó 3% kháng thể truyền qua nhau thai và 97% truyền qua sữa đầu, kết quả cho thấy hiệu giá kháng thể ban đầu ở chó con mới sinh bằng 77% lượng kháng thể ở chó mẹ. Nếu không có sự hấp thu sữa đầu chó con có thể được bảo vệ ít nhất 1-4 tuần. Kháng thể thụ động thường biến mất sau 12-14 tuần. Vì vậy để phòng bệnh Care cho chó con, tiêm phòng vaccin đầy đủ cho chó mẹ là một việc làm rất cần thiết và hữu ích.

2.3.5.2. Điều trị

Theo Nguyễn Văn Thanh & cs. (2016) ở các cơ sở điều trị theo các bước sau đây:

1. Cắt nôn bằng cách tiêm atropin hay primeran 2ml/10 kg thể trọng, tiêm dưới da.

2. Bổ sung nước và chất điện giải bằng cách cho uống Ozeron 5%, truyền dung dịch Ringger lactat 5%, dung dịch đường Glucoza 5% vào tĩnh mạch kheo hay tĩnh mạch bàn của chó.

3. Cầm ỉa chảy bằng cách cho uống thuốc đặc trị tiêu chảy chó mèo (ADP), Imodium hay Bisepton, Hampiseptol.v.v. ngày uống 1 lần.

4. Chống bội nhiễm bằng cách tiêm các loại kháng sinh như: Gentamycin, Streptomycin + Penicillin G 5000 v.v.

5. An thần, trợ sức, trợ lực: Seduxen, Meprobamat, Novocain, Analgin, Cafein, Spartein, Vitamin B1, Vitamin B12, Vitamin K, Vitamin C.

6. Trợ sức, trợ lực cho chó: sử dụng các thuốc trợ tim mạch, trợ sức, trợ lực, cầm máu cho chó như: Cafein, Spartein, Vitamin B1, Vitamin B12, Vitamin K, Vitamin C.

29

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Nghiên cứu một số đặc điểm của bệnh Care ở chó nuôi tại Hà Nội và chế kháng thể phòng trị bệnh (Trang 41 - 44)