Nếu bên cạnh thực tại vật lý này có nhiều thực tại khác, thì hẳn bân cạnh thân vật chất của chúng ta phải có nhiều thân khác, cũng xuất phát từ một Thức cá thể này của chúng ta? Đó là một nghi vấn hợp lý mà ai cũng phải đặt ra. Có thực tại thì phải có “người” nhìn thực tại, có giấc mơ thì phải có cái Tôi trong mơ. Kinh sách hẳn đã nói: “Cái này có thì cái kia có”.
Như đã nói, con rắn và giấc mơ của ta đã sinh ra, đã tác động và như thế là đã có trong những thực tại khác, dù ta phủ nhận chúng trong thực tại vật chất. Chúng đều chỉ là “sản phẩm” của Thức cá thể chúng ta. Vậy thì khi chúng đã có mặt trong những thực tại khác, phải chăng “tác giả” của chúng cũng thế? Phải chăng ta chỉ có mặt trong thế giới ba chiều thôi hay cũng có mặt trong các thế giới khác?
Muốn lý giải vấn đề này ta cần có một quan niệm rộng rãi về khái niệm “thân”. Theo triết học Duy thức, thân do Thức biến hiện, là “phát biểu” của Thức. Thân là dạng sắc thể, thân do thức sinh nhưng trở thành nơi nương tựa của Thức.
Trên một mức độ nhỏ hơn, trong đời sống hàng ngày, thực ra chúng ta cũng liên tục chiếu hiện Thức thành sắc thể. Hãy lấy ra thí dụ của một lá thư do ta viết ra. Lá thư là phương tiện chuyên chở thông tin, cảm xúc, ý tưởng... của người viết. Về mặt chất liệu, lá thư chỉ gồm có giấy và mực. Thế nhưng giấy mực không phải là lá thư. Sau khi đọc xong người nhận có thể vứt bỏ lá thư nhưng nội dung của thư vẫn tồn tại và tác động. Thực tế là, người viết đã truyền cho là thư một phần tinh thần, một phần Thức của người đó. Thế nên lá thư là một hóa thân của người
viết. Hóa thân đó có thân vật chất (giấy mực), có tinh thần (nội dung) và cũng co tác động, có sinh mạng và sự tái sinh. Điềuđó có nghĩa là lá thư có thể làm người đọc buồn vui, tạo kích thích, sinh phản ứng. Lá thư cũng có thể bị xé bỏ, trong trường hợp đó thân vật chất của nó chấm dứt. Sau đó có thể nội dung cũ lá thư vẫn tiếp tục tác động và sinh ra những hoạt động mới nơi người nhận. Nếu tưởng tượng lá thư đó chỉ là một bức điện tín mang vỏn vẹn vài chữ báo tin một điều gì rất quan trọng, ta có thể hình dung sinh động hơn nữa những gì vừa nói ở trên. Lá thư là một hóa thân của người viết, có sinh mạng, có năng lực hẳn hoi.
Hiểu như thế thì trong đời sống hàng ngày, chúng ta liên tục phát ra hóa thân một cách có ý thức hay vô ý thức. Một lá thư, một lời nói, một cử chỉ, một hành động..., tất cả đều là hóa thân cả. Mỗi một lần có quá trình vật chất hóa là một lần ta tạo ra hóa thân cả. Mỗi một lần có quá tình vật chất hóa là một lần ta tạo ra hóa thân. Đặc tính chung của tất cả những hóa thân đó là chúng mang một phần – không phải toàn bộ – tâm ý của chúng ta, nó được phát biểu trong thế giới vật chất, được nhận thức bởi năm giác quan. Thí dụ lá thư được đọc, câu nói được nghe, cử chỉ được thấy.
Một đặc tính rất quan trọng của các hóa thân đó là, chúng cuất phát từ Thức, từ tâm ý vốn nhiều mức độ, nhiều tầng lớp và có khi hết sức phức tạp, nhưng khi thành hóa thân vật chất chúng phải tuân theo qui luật của vật chất. Thí dụ một lá thư phải viết bằng một ngôn ngữ nhất định mới chuyên chở được nội dung của nó. Một thí dụ khác dễ hiểu hơn là khi nhà họa sĩ vẽ một bức tranh về thiên nhiên, phải tuân thủ qui luật họa hình nhất định thì người xem mới cảm nhận được. Cũng thế, nhà soạn nhạc, khi “phát biểu” cảm xúc của mình qua bài nhạc, anh cũng phải nắm vững những qui luật của âm nhạc để người nghe nhận biết đó là một bài nhạc.
Thông qua các hóa thân giản đơn ở trên, hãy hiểu ngược lại về toàn bộ thân mạng và thế giới của chúng ta mà thuật ngữ gọi là chính báo và y báo. Nói đơn giản, chính báo là thân mạng của cá thể, bao gồm thân thể, điều kiện tâm lý, khả năng và trình độ, nó nói lên biệt nghiệp của cá thể đó. Y báo là môi trường xung quanh, gồm có gia đình, xã hội, thế giới, trong đó các thể đang sống, nó phản ánh cộng nghiệp. Hiển nhiên giữa chính báo và y báo có mối quan hệ mật thiết với nhau.
Hiểu theo đạo Phật thì cả chính báo lẫn y báo đều là biến hiện của Thức. Trong các tập Bộ kinh, ta thường đọc thấy, Đức Phật biết rõ “…chúng sinh, người hạ liệt, kẻ cao sang; người đẹp đẽ, kẻ thô xấu; người may mắn, kẻ bất hạnh, đều do hạnh nghiệp của họ”. Kinh Hoa Nghiêm viết: “Tâm như người họa sĩ, vẽ vời cảnh thế gian”. Thức của mỗi cá thể nào thì thân của nó được tạo ra thế đó, vũ trụ được “vẽ vời”, được trình hiện thế đó.
Hãy đi xuống một tầng và nhớ lại, mỗi ngày Thức của ta cũng sinh ra vô số hóa thân đúng như tính chất của Thức. Lời nói, cử chỉ, lá thư, bức họa, bài hát… đều là sự biến hiện một cách trung thành một phần tâm thức của chúng ta, chúng là những hóa thân trong thế giới vật chất. Dựa trên tâm lý hàng ngày và sự biến hiện của nó thành những hành động thông thường, ta có thể suy ngược lại; và dựa trên y báo, chính báo hiện nay của ta mà đoán biết trạng thái tâm thức đích thực của mình.
Thế nhưng con rắn thì sao? Các giấc mơ thì sao? Có con rắn tức là có người thấy con rắn, có giấc mơ tức là có người nằm mơ. Điều đó có nghĩa là khi cơn sợ nổi lên và con rắn “trình hiện”, ta đã có một hóa thân thấy con rắn đó. Cái Tôi trong mơ thấy thế giới, có không gian thời gian, thấy sự việc có thành có hoại…, con người đó cũng là hoá thân của ta. Nói một cách chính xác hơn, cả con rắn lẫn người thấy con rắn, cả cảnh vật trong mơ lẫn cái Tôi trong mơ, tất cả đều là hóa thân của ta cả. Cũng như ngược lại, cả thân tâm lẫn thế giới xung quanh đều là biến hiện của Thức của một cá thể.
Như ta đã nói, mỗi hóa thân đều phải có thân vật chất để chuyên chở cho nó. Vậy “thân vật chất” của con rắn, của giấc mơ là gì? Chúng cũng có thân vật chất, chúng không hoàn toàn “không có” như nhiều người lầm tưởng. Thân vật chất của chúng là một dạng sóng. Đó là loại vật chất chuyên chở tư tưởng, cảm xúc, tâm ý, một loại vật chất mà khoa học chưa khám phá ra nhưng trên nhiều lĩnh vực khác của ngành tâm lý, người ta đang tìm cách xác định chúng. Chính loại sóng này là môi trường truyền dẫn cảm xúc và tư tưởng, nó là giấy và mực của lá thư.
Với kết luận này ta thấy hóa thân không phải chỉ là những thứ mang tính chất vật chất như là thư, bức họa, hành động, cử chỉ… mà hóa thân phải được hiểu là cả cảm xúc và tư tưởng. Thế nên hóa thân chính là toàn bộ hoạt động của thân, khẩu và ý của con người. Trên cả ba phương diện này, Thức của ta vận hành, hoạt động và liên tục phát ra sự tạo tác của nó mà ta gọi là hóa thân. Nếu trên mặt thân và khẩu thì dạng vật chất của nó là nghe được, thấy được thì trên mặt ý, dạng vật chất của hóa thân là một dạng sóng mà ngày nay khoa học chưa xác định được.
Thế nên khi chú tiểu định đánh con chó thì thật ra chú đã đánh con chó, nhưng chú chỉ mới đánh bằng ý. Dĩ nhiên ta nói rằng con chó không thể đau, vì cả ta và có lẽ lẫn con chó đều chỉ thấy một thực tại duy nhất, đó là thực tại vật chất mà ý thì chưa phải là thực tại. Thế nhưng Nghiệp lực thì có thể tạo tác trên cả ba thực tại thân, khẩu, ý; và trong nhiều trường hợp Nghiệp tạo bằng ý là thứ Nghiệp mạnh nhất.
Với Duy thức tông – trường phái luận về tướng của sự vật – ta đến với một kết luận bất ngờ. Đó là có vô số thực tại quanh ta, hàng ngày ta phát ra vô số hóa thân, hoạt động trong mọi lĩnh vực từ vật chất thấy được, nghe được
đến mức độ sóng tư tưởng, cảm xúc mà hiện nay chưa ai xác nhận được một cách chắc chắn. Với Duy thức, thực tại nào cũng có “giá trị” cả, mọi thứ có thể gọi là “có”, sợi dây đã có mà con rắn cũng có, thế giới trước mắt có mà thế giới trong mộng cũng có.
Người đọc đến đây chắc chắn cũng sẽ vô cùng thấy khó hiểu với hình ảnh của thực tại Duy thức. Đó là mỗi người sống trong những thực tại và thế giới riêng, một tỉ người sẽ có hàng ngàn tỉ thế giới. Các thế giới riêng biệt đó lại kết chặt với nhau giữa những nhóm cá thể có mối liên hệ, và nói cho cùng thì tất cả đều tác động lên lẫn nhau. Trong những thế giới đó sẽ xuất hiện những vật, những người, những biến cố, gây tác động lên nhau. Chàng ca sĩ Michael Jackson hát cho một ngàn người nghe thì có một ngàn Michael Jackson “trình hiện” trong một ngàn thế giới. Dĩ nhiên bản thân anh ca sĩ cũng có một thế giới, torng đó sẽ xuất hiện sân khấu, khán giả và chính anh. Trong thế giới đó những gì xuất hiện với anh, một ngàn khán giả hay chỉ vài chục khán giả mà anh thấy rõ, điều đó ta không biết. Ta không bao giờ biết người khác thấy đóa hoa hay xem một trận bóng đá có giống ta hay không. Thế nên mỗi Michael Jackson trong mỗi một của ngàn thế giới đó cũng khác hẳn nhau. Và mỗi khán giả, hâm mộ vui thích, lúc nghe hát nhớ đến ai hay nghĩ điều gì, lại rung động phát ra hóa thân của mình, và vì thế mà liên tục phát ra hàng chục hàng trăm thế giới của mình trong suốt buổi diễn. làm sao ta có thể hình dung ra được hàng vạn thực tại chồng chéo như thế?
May thay cho chúng ta không phải thấy hình ảnh này vì nếu thế thì chúng ta sẽ phát điên. Nếu có một cặp mắt thánh nhân mà thấy được hết những cảnh tượng này thì sao? Thực tại trùng trùng duyên khởi này được kinh Hoa Nghiêm gọi là thế giới “Hoa Tạng”. Ta hãy nghe một vài mô tả về nó, dưới mắt nhìn của một thánh nhân: “…Thiện Tài thấy trong lâu các rộng vô lượng, đồng như hư không. Vô số chất báu làm đất, vô số cung điện… Lại thấy trong đó vô lượng trăm ngàn lâu các đẹp, đều nghiêm sức như trên. Mỗi lâu các đều rộng rãi nghiêm lệ, đồng như hư không chẳng ngại nhau cũng chẳng tạp loạn nhau. Thiện Tài ở một chỗ thấy tất cả các chỗ. Nơi tất cả các chỗ đều thấy như vậy… Vừa mới cúi đầu (đảnh lễ), Thiện Tài tự thấy thân của mình ở khắp trong tất cả lâu các, thấy đủ những cảnh giới tự tại bất tư nghì… ”.
Trong đoạn kinh trên “lâu các” cần được hiểu là những thực tại, những thế giới mà Thiện Tài cảm nhận. Các thế giới đó xuất phát từ bản thân của Thiện Tài, đống thời từ các vị Bồ-tát. Điều quan trọng nhất cần hiểu nơi đây là các thế giới đó trình hiện một cách không ngăn ngại. Thiện Tài thấy bản thân mình trong vô số các thế giới, vì các thế giới đó xuất phát từ tân thức Thiện Tài với đầy đủ chủ thể và khách thể. Thiện Tài cũng thấy các thế giới khác của quá khứ, hiện tại, vị lai cùng tồn tại bên nhau; vì tất cả mọi thực tại đều tồn tại đồng thời trong Hoa Tạng. Tất cả thế giới nằm trong một thế giới, một thế giới chứa trong tất cả thế giới. Tất cả trong một, một trong tất cả. “Nhỏ cũng trong mà lớn cũng không ngoài”. Đó là hình ảnh về thực tại trong đạo Phật.
Thế nhưng, tất cả những thực tại đó đều không có tự tính, không tồn tại độc lập, chúng đều là sự trình hiện cho mỗi tâm thức chúng ta. Vì thế nên cũng chính Thiện Tài được Bồ-tát Di-lặc nhắc nhở ngay sau khi chiêm ngưỡng cảnh tượng đó: “Thiện nam tử! Pháp tánh là như vậy. Đây là những tướng của trí biết các pháp của Bồ-tát làm nhân duyên tụ tập mà hiện ra. Tự tánh (của chúng) là như vậy, như huyễn, như mộng, như ảnh, như tượng, đều chẳng thành tựu”.
“Chẳng có thành tựu” có nghĩa là không tồn tại độc lập, không có tự tính, có nhưng không thực có, nói theo ngôn ngữ ngày nay.
Tới đây, ta thấy quan niệm của đạo Phật về “có-không” thật là kỳ lạ. nền vật lý của chúng ta, cũng như người thông thường, xem thế giới trước mắt là có, là độc lập và chỉ nó mới có thực. Còn đạo Phật, nhìn trên mặt tướng của sự vật thì không những thế giới trước mắt là có, mà mọi tư duy, cảm xúc, suy tư đều tạo nên thực tại riêng của chúng và tất cả đều có. Mỗi cá thể có vô số thực tại mà vũ trụ chứa vô số cá thể nên tổng thể thế giới của thực tại là một biển thực tại, chúng biến đổi không ngừng, tác động lẫn nhau, trùng trùng sinh khởi. Cái “có” của chúng ta nằm ngoài sức tưởng tượng của chúng ta, một cái chứa tất cả những cái khác, đầu “sợi lông mà chứa vô số núi Tu-di”. Thế nên cái có trong đạo Phật cũng là một thứ “bất khả tư nghì”, không thể nghĩ bàn mà kinh sách gọi là “diệu hữu”.
Về mặt tính thì tất cả đều không có tự tính, “như huyễn, như mộng”, như hoa xuất hiện giữa hư không, như bóng trăng trong nước, thế nên tất cả đều không. Giữa tính và tướng có mối liên hệ mật thiết. Chính nhờ tính Không mà mọi hiện tượng mới có thiên hình vạn trạng và thay đổi không ngừng. Mọi hiện tượng đều dó, nhưng chúng không thực có. “Có thì có tự mảy may, Không thì cả thế gian này cũng không”. Đó là mối liên hệ giữa có và không mà đạo Phật gọi là “Chân không-Diệu hữu”.
Phần kết