CÔNG TÁC KIỂM TRA, KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI
Tại các nước, hệ thống giám sát ngân hàng (bank supervision) trực thuộc ngân hàng trung ương hoặc Bộ Tài Chính hoặc một cơ quan độc lập được thiết lập để giám sát hoạt động của các NHTM, các tổ chức tài chính nhằm đối phó với các cuộc khủng hoảng tài chính, các biến động kinh tế và chính trị ảnh hưởng đến hoạt động tài chính ngân hàng. Hoạt động giám sát ngân hàng trên phương diện giám sát tính tuân thủ, tập trung vào việc đánh giá hệ thông quản lý rủi ro và kiểm soát rủi ro của các NHTM. Dù hình thức của hệ thông giám sát ngân hàng của các quốc gia có sự khác biệt, nội dung và phương pháp thanh tra ngân hàng cũng đều tập trung vào mục tiêu kiểm soát hoạt động của NHTM, và trong đó một trong những trọng tâm là hệ thống kiểm soát nội bộ của NHTM.
Tại các ngân hàng ở Pháp, một hệ thống kiểm soát nội bộ hiệu quả sẽ làm cho ngân hàng phát triển tốt, do tầm nhìn của nhà quản trị và văn hóa kiểm soát. Nhà quản trị cấp cao quyết định không chỉ dựa trên ý kiến chủ quan của mình mà còn bàn với các thành viên khác, bỏ phiếu để xét quyết định nào đó trong tổ chức, đồng thời nhà quản trị cần cũng tự tin đúng lúc vào khả năng ra quyết định của mình là đúng. Việc điều hành tập trung, thắt chặt kiểm soát, cùng sự chỉ đạo và giám sát của Hội đồng quản trị và Ban điều hành hay và việc phân định trách nhiệm, vai trò quản lý rõ ràng đã giúp cho các ngân hàng phát triển tốt.
Tại Singapore, nhà quản trị kịp thời nhận dạng được các rủi ro do môi trường kinh doanh thay đổi.Việc nhận dạng và đánh giá rủi ro đầy đủ đã giúp cho các NHTM tránh được thua lỗ do khủng hoảng tài chính năm 2008.
Tại Nhật, vấn đề kiểm soát hoạt động và phân chia trách nhiệm được trú trọng: Một hệ thống kiểm soát nội bộ hiệu quả đòi hỏi phân công hợp lý, các công việc của nhân viên không mâu thuẫn với nhau. Những xung đột về quyền lợi phải được nhận biết, giảm thiểu tối đa và tuỳ thuộc vào sự kiểm soát độc lập và thận trọng.
Tại các ngân hàng Hàn Quốc, thông tin và truyền thông được đầu tư : một hệ thống kiểm soát nội bộ hiệu quả đòi hỏi hệ thông thông tin đáng tin cậy, có thể đáp ứng cho hầu hết các hoạt động chủ yếu của ngân hàng. Hệ thống này phải lưu trữ và sử dụng dữ liệu bằng máy tính, an toàn, được theo dõi độc lập và được kiểm tra đột xuất, đầy đủ. Việc gian lận thông tin của nhân viên ngân hàng sẽ dẫn đến những tổn thất không thể lường trước được. Hàn Quốc tập trung công nghệ thông tin để kiểm soát bảo mật dữ liệu của mình từ rất sớm so với các nước khác.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trong chương 1, tác giả đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về kiểm soát nội bộ và cơ chế kiểm soát nội bộ trong ngân hàng thương mại, bao gồm các quan điểm về kiểm soát nội bộ, khái niệm về kiểm soát nội bộ, các yếu tố của kiểm soát nội bộ, nội dung của kiểm soát nội bộ trong ngân hàng. Đồng thời, tác giả cũng đã đưa ra các nhân tố ảnh hưởng đến công tác kiểm soát nội bộ trong hoạt động ngân hàng. Bên cạnh đó, tác giả đã tổng hợp lại kinh nghiệm củng cố hệ thống kiểm soát nội bộ tại một số nước nhằm đưa ra những cơ sở thực tiễn về hoạt động kiểm soát nội bộ. Từ cơ sở lý luận chương 1, tác giả tiến hành phân tích thực tiễn cơ chế kiểm soát nội bộ tại NHNo& PTNT Chi nhánh Thanh Trì.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA, KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT
NAM - CHI NHÁNH THANH TRÌ
2.1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH THANH TRÌ 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
NHNo&PTNT Thanh Trì được thành lập vào tháng 9/1988. Sau một thời gian dài là chi nhánh cấp 2 trực thuộc NHNo&PTNT Hà Nội, tháng 6/1998 NHNo&PTNT Thanh Trì đã trở thành chi nhánh cấp 2, trực thuộc trực tiếp NHNo&PTNT Việt Nam theo Quyết định số 198/1998/QĐ-NHNN5 ngày 2/6/1998 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
Từ một cơ sở ban đâu thiếu thôn nhiều mặt, đến hêt năm 2010, NHNo&PTNT Thanh Trì đã có 12 cơ sở, gồm: Hội sở (Chi nhánh cấp 1), 9 phòng giao dịch. Tháng 7 năm 2012, NHNo&PTNT Thanh Trì đã sát nhập chi nhánh Hùng Vương, theo đó chi nhánh Hùng Vương trở thành chi nhánh loại III của NHNo&PTNT Thanh Trì.
Trải qua hơn hai mươi năm phát triển, NHNo PTNT chi nhánh Thanh Trì đã khẳng định được vị trí, uy tín của mình, tạo niềm tin cho khách hàng vào một chi nhánh ngân hàng vững mạnh. Cùng với việc mở rộng mạng lưới giao dịch và các phòng ban chuyên môn đã tạo thuận lợi cho NHNo Thanh Trì trong việc phát triển đa dạng các dịch vụ ngân hàng như:
- Nhận tiền gửi của các tổ chức tín dụng, các tổ chức kinh tế xã hội. - Nhận tiền gửi tiết kiệm của dân cư bằng VND, ngoại tệ.
- Cho vay đối với DN, HTX, hộ sản xuất, cho vay tiêu dùng, cho vay cán bộ công nhân viên... với hình thức ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.
- Cho vay xuất nhập khẩu, chiết khấu, tái chiết khấu bộ chứng từ, cho vay các chương trình dự án kinh tế.
- Thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng, thanh toán quốc tế, nghiệp vụ bảo lãnh, kinh doanh ngoại tệ, chuyển tiền nhanh Western Union, thẻ ATM, Visa, SMS Banking, VN TopUP, ví điện tử VN Mart...
Khách hàng chủ yếu của ngân hàng là hộ sản xuất làm nông nghiệp, ngoài ra còn có các doanh nghiệp, hộ kinh doanh, viên chức... Với đối tượng khách hàng đa dạng như vậy nên khối lượng công việc tín dụng có rất nhiều vì vậy NHNo&PTNT Thanh Trì đã căn cứ vào đặc điểm này để xây dựng hệ thống mô hình tổ chức, mạng lưới hoạt động khác phù hợp.
So với các ngân hàng khác trong địa bàn huyện Thanh Trì thì hệ thông tổ chức của NHNo&PTNT Thanh Trì thường bị chi phối và quyết định bởi đặc điểm thị trường khách hàng. Khách hàng chủ yếu của ngân hàng là hộ nông dân vay qua tổ, đây là đặc điểm riêng biệt của ngân hàng nhằm tạo điều kiện thuận lợi vê vốn cho bà con nông dân trong huyện phát triển kinh tế hộ gia đình.
Bên cạnh đó NHNo&PTNT Thanh Trì cũng xác định ngoài việc cho vay kinh tế hộ sản xuất thì việc cho vay các DNNVV đang được quan tâm mở rộng. Đây là một hướng đầu tư mới góp phần mở rộng thị phần trong các sản phẩm dịch vụ ngân hàng
2.1.2. Cơ cấu tổ chức
Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức của NHNo&PTNT Thanh Trì
(Nguồn: Phòng nhân sự NHNo&PTNT Thanh Trì)
và điều hành mọi hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
- Phòng kinh doanh: Với nhiệm vụ là cho vay các doanh nghiệp quốc doanh, doanh nghiệp tư nhân, cho vay kinh tế hộ gia đình, cá nhân sản xuất kinh doanh...huy động vốn thực hiện nhiệm vụ cầm cố, bảo lãnh đơn vị kinh tế, xây dựng, đề án và chiến lược kinh doanh hàng năm.
- Phòng kế toán ngân quỹ: Làm nhiệm vụ trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán thống kê, và thanh toán theo quy định của ngân hàng Nhà nước. Hoạch thu chi tài chính, quỹ tiền lương đối với các chi nhánh NHNo & PTNT trên địa bàn trình NHNo & PTNT cấp trên phê duyệt.Thực hiện nhiệm vụ thanh toán trong và ngoài nước. Quản lý sử dụng các quỹ chuyên dùng. Đồng thời chấp hành quy định vê an toàn kho quỹ.
- Phòng kinh doanh ngoại hối: Thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ, thanh toán quốc tế theo quy định, các dịch vụ kiều hối và chuyên tiền, mở tài khoản khách hàng nước ngoài.
- Phòng hành chính nhân sự : thực thi pháp luật có liên quan tới an ninh, trật tự tại cơ quan lưu trữ các văn bản pháp luật có liên quan, là đầu mối giao tiếp khách hàng đến làm việc, công; tác, trực tiếp quản lý các con dấu, thực hiện công tác hành chính, văn thư, lễ tân, bảo vệ, y tế, hậu cần của chi nhánh.
- Phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ: tổ chức thực hiện, kiểm tra, kiểm toán theo đề cương, chương trình công tác, tố chức kiểm tra xác định, tham mưu cho giám đốc giải quyết đơn thư thuộc thẩm quyền, làm nhiệm vụ thường trực chống tham nhũng, tham ô lãng phí, nhằm tiết kiệm cho chi nhánh.
2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hang nông nghiệp và pháttriển nông thôn - Chi nhánh Thanh Trì qua các năm triển nông thôn - Chi nhánh Thanh Trì qua các năm
- Hoạt động huy động vốn:
Đến 31/12/2012 Tổng nguồn vốn huy động (gồm cả ngoại tệ quy VND) đạt 3.675 tỷ đồng, tăng 779 tỷ (26%) so với 31/12/2011, đạt 106% chỉ tiêu KH năm.
Biểu đồ 2.1. Tình hình huy động vốn tại NHNo & PTNT Thanh Trì giai đoạn 2012 - 2014
ĐVT: tỷ đồng
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh NHNo & PTNT Thanh Trì)
Vốn huy động bằng VND tăng trưởng khá tốt, đạt 3.460 tỷ đổng, tăng 781 tỷ (+ 27%, vượt mục tiêu tăng trường đã đề ra năm 2012 tăng từ 12% - 15%) so với đầu năm và đạt 106% chì tiêu kế hoạch. Vốn huy động USD đã được duy trì ổn định trở lại, không giảm nhiều so đầu năm. Đến 31/12/2012 huy động ngoạ i tệ USD đạt 9.154 tr, giảm 63 ngàn (- 0,7%) so đầu năm; đạt 102% KH.
Trong năm 2012 do thực hiện tốt các giải pháp huy độns, nhờ vậy nguồn vốn của hầu hết các đơn vị trong Chi nhánh đều có mức tăng trưởng khá. Đặc biệt một số đơn vị có mức tăng trưởng cao như: Hội sở trụ sở chính tăng 243 tỷ (35,8%); Hội sở chi nhánh loại III Hùng vương tăng 221 tỷ (27,9%); PGD Đồng Mỹ tăng 69 tỷ (39,9%); PGD Ngũ Hiệp tăng 36 tỷ (36,9%); PGD Nam Linh đàm tăng 71,6 tỷ (37,6%)....
31/12/2013 đạt 3.972 tỷ, tăng 298 tỷ so với 31/12/2012, đạt 102% KH năm. Trong đó, nguồn vốn huy động nội tệ đạt: 3.763 tỷ, tăng 292 tỷ so với 31/12/2012, đạt 102% KH năm, nguồn vốn ngoại tệ quy đổi: 209 tỷ, tăng 6 tỷ so với 31/12/2012; Đạt 101% KH năm.
Có thể thấy, vốn huy động bằng VND tăng trưởng khá tốt, tăng 292 tỷ (+8.4%) so với đầu năm, vốn huy động USD đà được duy trì ổn định trở lại và tăng nhẹ so đầu năm. Điều này thể hiện nỗ lực lớn của toàn Chi nhánh trong điều kiện cạnh tranh về lãi suất huy động ngày một gia tăng trên địa bàn. Sự tăng trường nguồn vốn về cả ngoại tệ và nội tệ sẽ giúp Chi nhánh chủ động về vốn để phát triển các biện pháp tăng trưởng tín dụng: Cho vay ngoại tệ, cho vay các chương trình ưu đãi của Chính phủ, của Nhà nước và các chương trình ưu đãi của địa phương....
Năm 2013 chi nhánh đã thực hiện triển khai quyết liệt đồng bộ các giải pháp huy động vốn và điều hành kế hoạch kinh doanh theo sự chỉ đạo của Agribank Việt Nam. Mặc dù trần lãi suất huy động vốn Việt Nam đồng giảm xuống 7%/năm, nhưng công tác huy động; vốn vẫn đạt kết quả khá tốt, tiền gửi dân cư đạt 4.136 tỷ, chiếm 93.4% tổng NV, tăng 12.5% so với đầu năm. Điều này thể hiện uy tín, thương hiệu của Agribank Thanh Trì, thề hiện sức cạnh tranh tương đối tốt cua Chi nhánh so với các đối thủ cạnh tranh khác trên địa bàn Sang năm 2014, nguồn vốn huy động (gồm cả ngoại tệ quy VND) thực hiện đến 31/12/2014 đạt 4.428 tỷ, tăng 455 tỷ so với 31/12/2013, đạt 104% KH năm. Nhìn chung, năm 2014 là một năm mà mặt bằng lãi suất tiền gửi biến động theo hướng giảm dần. Điều này ảnh hưởng lớn đến kế hoạch phát triển nguồn vốn huy động của Chi nhánh.Tuy nhiên, với những chính sách và giải pháp hợp lý của Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, nguồn vốn huy động cúa Agribank Chi nhánh Thanh Trì vẫn tăng trưởng khá cao so với con số đầu năm 2013.
- Hoạt động tín dụng:
Biểu đồ 2.2. Tình hình dư nợ tín dụng và tỷ lệ nợ xấu tại NHNo & PTNT Thanh Trì giai đoạn 2012 - 2014
ĐVT: Tỷ đồng
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh NHNo & PTNT Thanh Trì)
Tổng dư nợ cho vay và đầu tư đến 31/12/2012 là: 1.276 tỷ đồng; giảm 296 tỷ so 31/12/2011, đạt 83,4% kế hoạch.Trong đó dư nợ cho vay VND 1.258 tỷ đồng, giảm 294 tỷ, đạt 84% KH năm; Ngoại tệ quy đổi 18 tỷ, giảm 2,5 tỷ, không đạt KH năm. Dư nợ ngắn hạn: 946 tỷ, giảm 244 tỷ so đầu năm, chiếm 74% Tổng dư nợ. Nợ trung dài hạn: 330 tỷ, giảm 52 tỷ so với đầu năm chiếm 26% Tổng dư nợ. Dư nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn đạt 475 tỷ đồng với số khách hàng doanh nghiệp 153 DN và 1.649 hộ; Chiếm 37,2% trong tổng dư nợ. Tỷ lệ cho vay nông nghiệp, nông thôn của Chi nhánh giảm do dư nợ của chi nhánh loại III Hùng Vương chủ yếu thuộc lĩnh vực xây dựng, thương mại và dịch vụ.
Trong năm 2012, thực hiện chỉ đạo của NHNo Việt Nam, tiếp tục bám sát mục tiêu phát triển KTXH của địa phương, Chi nhánh đã tập trung thu hồi những khoản nợ đến hạn, nợ quá hạn, đẩy mạnh đầu tư cho nông nghiệp, nông
thôn, cho vay hộ sản xuất, DN NVV, cho vay thu mua lương thực, nông sản xuất khẩu. Vì vậy cơ cấu dư nợ theo ngành kinh tế có sự chuyển dịch đáng kể so với năm 2011. Mặc dù vậy, trước những khó khăn của nền kinh tế, hàng hoá tồn kho cao, SXKD bị ngưng trệ, doanh nghiệp phải thu hẹp quy mô hoạt động. Nhiều DN thiếu vốn đầu tư nhưng không đủ điều kiện vay vốn, vì vậy dư nợ của Chi nhánh giảm.
Để giảm nợ xấu và ngăn chặn nợ xấu có chiều hướng gia tăng do khó khăn của doanh nghiệp trong hoạt động SXKD, Chi nhánh đã tập chung thực hiện triển khai đồng bộ và quyết liệt các giải pháp như: Tổ chức phân tích đánh giá khả năng thu hồi nợ đối với từng khoản nợ xấu của khách hàng, tiến hành phân loại, sử lý và cơ cấu lại nợ, triển khai thực hiện triệt để việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro, đồng thời thiết lập hồ sơ xử lý rủi ro các khoản nợ đủ điều kiện đúng theo quy định, thực hiện giao chí tiêu thu hồi nợ xấu cho những đơn vị, cá nhân có nợ xấu cao. Tuy nhiên đến 31/12/2012 nợ xấu của toàn Chi nhán h vẫn ở mức cao, số dư nợ xấu là 229,8 tỷ đồng, tăng 38 tỷ so đầu năm; Tỷ lệ nợ Xấu/TDN 18% (Không đạt KH 12%). Nợ xấu tập chung chủ yếu ở lĩnh vực bất động sản, ngành xây dựng, sắt thép, thương mại dịch vụ. Nợ xấu tăng nguyên nhân chủ yếu do tốc độ sử lý và thu hồi nợ xấu tại Chi nhánh Hùng Vương không đạt kế hoạch. Mặc dù sau khi thực hiện việc sáp nhập, Chi nhánh đã xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu và tập chung chỉ dạo sử lý hết sức quyết liệt.
Sang năm 2013, hoạt động tín dụng tại Chi nhánh thực hiện năm 2013 so với năm 2012 chưa có nhiều tiến triển, dư nợ chỉ còn 1045 tỷ, giảm 23ltỷ (tương ứng giảm 18%) và chỉ đạt 87,3% KH năm 2013. Trong đó, tỷ lệ tín dụng ngắn hạn vẫn đang chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng dư nợ, tỷ lệ trung dài hạn còn hơi thấp so với định hướng của Agribank và khiến cho dư nợ cùa Chi nhánh không được ổn định.
Năm 2013, dư nợ tập trung chủ yếu ở khu vực Khách hàng doanh nghiệp. Trong những năm qua, nền kinh tế gặp khủng hoảng, khu vực khách hàng doanh