Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hang nông nghiệp và phát

Một phần của tài liệu 163 HOÀN THIỆN cơ CHẾ KIỂM TRA, KIỂM SOÁT nội bộ tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH THANH TRÌ,LUẬN văn THẠC sỹ KINH tế (Trang 52 - 59)

triển nông thôn - Chi nhánh Thanh Trì qua các năm

- Hoạt động huy động vốn:

Đến 31/12/2012 Tổng nguồn vốn huy động (gồm cả ngoại tệ quy VND) đạt 3.675 tỷ đồng, tăng 779 tỷ (26%) so với 31/12/2011, đạt 106% chỉ tiêu KH năm.

Biểu đồ 2.1. Tình hình huy động vốn tại NHNo & PTNT Thanh Trì giai đoạn 2012 - 2014

ĐVT: tỷ đồng

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh NHNo & PTNT Thanh Trì)

Vốn huy động bằng VND tăng trưởng khá tốt, đạt 3.460 tỷ đổng, tăng 781 tỷ (+ 27%, vượt mục tiêu tăng trường đã đề ra năm 2012 tăng từ 12% - 15%) so với đầu năm và đạt 106% chì tiêu kế hoạch. Vốn huy động USD đã được duy trì ổn định trở lại, không giảm nhiều so đầu năm. Đến 31/12/2012 huy động ngoạ i tệ USD đạt 9.154 tr, giảm 63 ngàn (- 0,7%) so đầu năm; đạt 102% KH.

Trong năm 2012 do thực hiện tốt các giải pháp huy độns, nhờ vậy nguồn vốn của hầu hết các đơn vị trong Chi nhánh đều có mức tăng trưởng khá. Đặc biệt một số đơn vị có mức tăng trưởng cao như: Hội sở trụ sở chính tăng 243 tỷ (35,8%); Hội sở chi nhánh loại III Hùng vương tăng 221 tỷ (27,9%); PGD Đồng Mỹ tăng 69 tỷ (39,9%); PGD Ngũ Hiệp tăng 36 tỷ (36,9%); PGD Nam Linh đàm tăng 71,6 tỷ (37,6%)....

31/12/2013 đạt 3.972 tỷ, tăng 298 tỷ so với 31/12/2012, đạt 102% KH năm. Trong đó, nguồn vốn huy động nội tệ đạt: 3.763 tỷ, tăng 292 tỷ so với 31/12/2012, đạt 102% KH năm, nguồn vốn ngoại tệ quy đổi: 209 tỷ, tăng 6 tỷ so với 31/12/2012; Đạt 101% KH năm.

Có thể thấy, vốn huy động bằng VND tăng trưởng khá tốt, tăng 292 tỷ (+8.4%) so với đầu năm, vốn huy động USD đà được duy trì ổn định trở lại và tăng nhẹ so đầu năm. Điều này thể hiện nỗ lực lớn của toàn Chi nhánh trong điều kiện cạnh tranh về lãi suất huy động ngày một gia tăng trên địa bàn. Sự tăng trường nguồn vốn về cả ngoại tệ và nội tệ sẽ giúp Chi nhánh chủ động về vốn để phát triển các biện pháp tăng trưởng tín dụng: Cho vay ngoại tệ, cho vay các chương trình ưu đãi của Chính phủ, của Nhà nước và các chương trình ưu đãi của địa phương....

Năm 2013 chi nhánh đã thực hiện triển khai quyết liệt đồng bộ các giải pháp huy động vốn và điều hành kế hoạch kinh doanh theo sự chỉ đạo của Agribank Việt Nam. Mặc dù trần lãi suất huy động vốn Việt Nam đồng giảm xuống 7%/năm, nhưng công tác huy động; vốn vẫn đạt kết quả khá tốt, tiền gửi dân cư đạt 4.136 tỷ, chiếm 93.4% tổng NV, tăng 12.5% so với đầu năm. Điều này thể hiện uy tín, thương hiệu của Agribank Thanh Trì, thề hiện sức cạnh tranh tương đối tốt cua Chi nhánh so với các đối thủ cạnh tranh khác trên địa bàn Sang năm 2014, nguồn vốn huy động (gồm cả ngoại tệ quy VND) thực hiện đến 31/12/2014 đạt 4.428 tỷ, tăng 455 tỷ so với 31/12/2013, đạt 104% KH năm. Nhìn chung, năm 2014 là một năm mà mặt bằng lãi suất tiền gửi biến động theo hướng giảm dần. Điều này ảnh hưởng lớn đến kế hoạch phát triển nguồn vốn huy động của Chi nhánh.Tuy nhiên, với những chính sách và giải pháp hợp lý của Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, nguồn vốn huy động cúa Agribank Chi nhánh Thanh Trì vẫn tăng trưởng khá cao so với con số đầu năm 2013.

- Hoạt động tín dụng:

Biểu đồ 2.2. Tình hình dư nợ tín dụng và tỷ lệ nợ xấu tại NHNo & PTNT Thanh Trì giai đoạn 2012 - 2014

ĐVT: Tỷ đồng

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh NHNo & PTNT Thanh Trì)

Tổng dư nợ cho vay và đầu tư đến 31/12/2012 là: 1.276 tỷ đồng; giảm 296 tỷ so 31/12/2011, đạt 83,4% kế hoạch.Trong đó dư nợ cho vay VND 1.258 tỷ đồng, giảm 294 tỷ, đạt 84% KH năm; Ngoại tệ quy đổi 18 tỷ, giảm 2,5 tỷ, không đạt KH năm. Dư nợ ngắn hạn: 946 tỷ, giảm 244 tỷ so đầu năm, chiếm 74% Tổng dư nợ. Nợ trung dài hạn: 330 tỷ, giảm 52 tỷ so với đầu năm chiếm 26% Tổng dư nợ. Dư nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn đạt 475 tỷ đồng với số khách hàng doanh nghiệp 153 DN và 1.649 hộ; Chiếm 37,2% trong tổng dư nợ. Tỷ lệ cho vay nông nghiệp, nông thôn của Chi nhánh giảm do dư nợ của chi nhánh loại III Hùng Vương chủ yếu thuộc lĩnh vực xây dựng, thương mại và dịch vụ.

Trong năm 2012, thực hiện chỉ đạo của NHNo Việt Nam, tiếp tục bám sát mục tiêu phát triển KTXH của địa phương, Chi nhánh đã tập trung thu hồi những khoản nợ đến hạn, nợ quá hạn, đẩy mạnh đầu tư cho nông nghiệp, nông

thôn, cho vay hộ sản xuất, DN NVV, cho vay thu mua lương thực, nông sản xuất khẩu. Vì vậy cơ cấu dư nợ theo ngành kinh tế có sự chuyển dịch đáng kể so với năm 2011. Mặc dù vậy, trước những khó khăn của nền kinh tế, hàng hoá tồn kho cao, SXKD bị ngưng trệ, doanh nghiệp phải thu hẹp quy mô hoạt động. Nhiều DN thiếu vốn đầu tư nhưng không đủ điều kiện vay vốn, vì vậy dư nợ của Chi nhánh giảm.

Để giảm nợ xấu và ngăn chặn nợ xấu có chiều hướng gia tăng do khó khăn của doanh nghiệp trong hoạt động SXKD, Chi nhánh đã tập chung thực hiện triển khai đồng bộ và quyết liệt các giải pháp như: Tổ chức phân tích đánh giá khả năng thu hồi nợ đối với từng khoản nợ xấu của khách hàng, tiến hành phân loại, sử lý và cơ cấu lại nợ, triển khai thực hiện triệt để việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro, đồng thời thiết lập hồ sơ xử lý rủi ro các khoản nợ đủ điều kiện đúng theo quy định, thực hiện giao chí tiêu thu hồi nợ xấu cho những đơn vị, cá nhân có nợ xấu cao. Tuy nhiên đến 31/12/2012 nợ xấu của toàn Chi nhán h vẫn ở mức cao, số dư nợ xấu là 229,8 tỷ đồng, tăng 38 tỷ so đầu năm; Tỷ lệ nợ Xấu/TDN 18% (Không đạt KH 12%). Nợ xấu tập chung chủ yếu ở lĩnh vực bất động sản, ngành xây dựng, sắt thép, thương mại dịch vụ. Nợ xấu tăng nguyên nhân chủ yếu do tốc độ sử lý và thu hồi nợ xấu tại Chi nhánh Hùng Vương không đạt kế hoạch. Mặc dù sau khi thực hiện việc sáp nhập, Chi nhánh đã xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu và tập chung chỉ dạo sử lý hết sức quyết liệt.

Sang năm 2013, hoạt động tín dụng tại Chi nhánh thực hiện năm 2013 so với năm 2012 chưa có nhiều tiến triển, dư nợ chỉ còn 1045 tỷ, giảm 23ltỷ (tương ứng giảm 18%) và chỉ đạt 87,3% KH năm 2013. Trong đó, tỷ lệ tín dụng ngắn hạn vẫn đang chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng dư nợ, tỷ lệ trung dài hạn còn hơi thấp so với định hướng của Agribank và khiến cho dư nợ cùa Chi nhánh không được ổn định.

Năm 2013, dư nợ tập trung chủ yếu ở khu vực Khách hàng doanh nghiệp. Trong những năm qua, nền kinh tế gặp khủng hoảng, khu vực khách hàng doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn, điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng các khoản tín dụng tại Chi nhánh. Tỷ trọng cho vay cá nhân, hộ sản xuất ở mức thấp (31.6% tổng dư nợ). Mặc dù địa bàn hoạt động của Chi nhánh có thị trường khách hàng cá nhân, hộ sản xuất rất lớn, tuy nhiên Chi nhánh chưa có các biện pháp hữu hiệu đê phát triển tín dụng tại thị trường này.

Xét về tỷ trọng cho vay Nông nghiệp nông thôn: Đến 31/12/2013 dư nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn đạt 452 tỷ đồng với số khách hàng doanh nghiệp 145 DN và 1.624 hộ; Chiếm 43.3% trong tổng dư nợ. Tỷ lệ cho vay nông nghiệp, nông thôn của Chi nhánh thấp do dư nợ của chi nhánh loại III Hùng Vương chủ yếu thuộc lĩnh vực xây dựng, thương mại và dịch vụ. Mặt khá, từ tình hình thực tế, dư nợ của Chi nhánh thấp so bình quân chung toàn ngành, vì vậy trong năm Chi nhánh đã triệt để triển khai một số giải pháp nhằm tăng trưởng tín dụng như: Áp dụng các mức lãi suất cho vay mềm dẻo. linh hoạt và thấp hơn so với các NHTM khác trên địa bàn nhằm giữ khách hàng cũ và thu hút thêm khách hàng mới, thực hiện giao chỉ tiêu kế hoạch tăng trưởng dư nợ đến từng đơn vị, cá nhân cán bộ làm công tác tín dụng, có các cơ chế thi đua khen thưởng phù hợp, kịp thời động viên những đơn vị, cá nhân có mức tăng trường dư nợ cao, chất lượng tín dụng đảm bảo. Tuy nhiên, dư nợ của Chi nhánh vẫn giảm so đầu năm và không đạt kế hoạch TW giao, tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu cao.

Dư nợ quá hạn của Chi nhánh đến thời điểm 31/12/2013 là 292,5 tỷ đồng, giảm 220 tỷ so với đầu năm. Trong đó: số dư nợ xấu 234 tỷ đồng, tăng 4,2 tỷ(1,82%) so với đầu năm. Tỷ lệ nợ Xấu/TDN 22,4% (KH năm: 14%). Nợ xấu chủ yếu tập trung tại Chi nhánh loại III Hùng Vương (204,6 tỷ).

Sang năm 2014, tổng dư nợ Chi nhánh thực hiện đến 31/12/2014 là 953 tỷ đồng, giảm 92 tỷ đồng so với năm 2013, đạt 96.4% KH năm. Dư nợ Chi nhánh

giảm là do trong năm xử lý rủi ro theo quy định 62 tỷ đồng, bán nợ VAMC 76.6 tỷ đồng, đây đều là các khoản nợ xấu tại Chi nhánh Hùng Vương.

Hiện nay tỷ lệ tín dụng ngắn hạn vẫn đang chiếm tỷ trọng chú yếu trong tổng dư nợ . Chi nhánh cần phải nâng tỷ lệ cho vay trung dài hạn lên trên trong trong những năm tiếp theo nhằm ổn định số lượng khách hàng và dư nợ.

Bên cạnh đó,kinh tế gặp khủng hoảng, khu vực khách hàng doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, nhu cầu vốn tín dụng giảm. Chi nhánh đă chủ động đấy mạnh cho vay kinh tế HXS và cá nhân, cho vay tiêu dùng nhằm mục đích đảm bảo khả năng tăng trưởng và mở rộng khách hàng. Tuy nhiên dư nợ cho vay HSX và cá nhân tại Chi nhánh vẫn ở mức thấp, chưa tương sứng với tiềm năng trong địa bàn.

Cho vay lĩnh vực Nông nghiệp nông thôn: Đến 31/12/2014 dư nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn đạt 490 tỷ đồng, chiếm 51% trong tổng dư nợ. Tỷ lệ cho vay nông nghiệp, nông thôn của Chi nhánh thấp do dư nợ của chi nhánh loại III Hùng Vương chủ yếu thuộc lĩnh vực xây dựng, thương mại và dịch vụ.

Trong năm 2014, tiếp tục bám sát mục tiêu phát triển KTXH của Đảng bộ, UBND Huyện, thực hiện chỉ đạo của NHNo Việt Nam, Chi nhánh đã tập trung đẩy mạnh đầu tư vốn cho nông nghiệp, nông thôn, cho vay hộ sản xuất, cho vay thu mua lương thực, nông sản xuất khẩu, cho vay các DN NVV. Thực hiện đồng bộ các giải pháp tháo gỡ cho các khách hàng cũ gặp khó khăn trong hoạt động SXKD, mở rộng cho vay khách hàng mới, phát triển tín dụng tiêu dùng. Vì vậy cơ cấu dư nợ theo ngành kinh tế có sự chuyển dịch đáng kể so với năm 2013, góp phần thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng tín dụng còn chậm, chưa đạt so với yêu cầu đặt ra.

Đến thời điềm 31/12/2014, NQH của Chi nhánh là 82.2 tỷ đồng, giảm 210 tỷ so với đầu năm. Số dư nợ xấu 58.2 tỷ đồng, giảm 175.8 tỷ (75.2%) so với đầu năm. Tỷ lệ nợ Xấu/TDN 6.1% (KH năm: 11.2%). Nợ xấu chủ yếu tập trung tại Chi nhánh loại III Hùng Vương (39.7 tỷ).

Một phần của tài liệu 163 HOÀN THIỆN cơ CHẾ KIỂM TRA, KIỂM SOÁT nội bộ tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH THANH TRÌ,LUẬN văn THẠC sỹ KINH tế (Trang 52 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(106 trang)
w