Quy trình phântích tài chính doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu 157 HOÀN THIỆN CÔNG tác PHÂN TÍCH tài CHÍNH đối với KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP tại NGÂN HÀNG TMCP sài gòn THƯƠNG tín – CHI NHÁNH THỦ đô (Trang 27)

Lập kế hoạch phân tích Thu thập thông tin Xử lý và đánh giá thông tin Thẩm định mức độ tin cậy của báo cáo tài chính Kết luận và đề xuất hạn mức tín dụng 2.4.1. Lập kế hoạch phân tích

Lập kế hoạch phân tích là xác định trước về nội dung, phạm vi, thời gian và cách tổ chức phân tích. Nội dung phân tích cần phải xác định rõ các vấn đề cần phân tích vì đây là cơ sở xây dựng đề cương để tiến hành phân tích. Thời gian ấn định trong

kế hoạch phân tích bao gồm cả thời gian chuẩn bị và thời gian tiến hành công tác phân tích. Ở công đoạn này cần phân công rõ trách nghiệm cho các bộ phận trực tiếp thực hiện và bộ phận phục vụ công tác phân tích để thu thập được nhiều ý kiến, đánh giá đúng thực trạng, phát hiện tiềm năng nhằm giúp công tác phân tích tài chính KHDN đạt được hiệu quả cao.

2.4.2. Thu thập thông tin

Thông tin cần thu thập là mọi nguồn có khả năng lý giải và thuyết minh thực trạng hoạt động TCDN, phục vụ cho quá trình dự đoán tài chính, gồm thông tin do

DN cung cấp và thông tin do cán bộ ngân hàng tự điều tra từ các nguồn thông tin ở các cơ quan có liên quan và thị trường. Yêu cầu cơ bản khi thu thập thông tin là phải đảm bảo chính xác đầy đủ, kịp thời, các BCTC được sử dụng thông thường phải là những báo cáo được kiểm toán của các cơ quan kiểm toán có chức năng.

*Thông tin bên trong DN: - Bảng cân đối kế toán (CĐKT)

Bảng cân đối kế toán là BCTC tổng hợp, phản ảnh tổng quát toàn bộ giá trị TS

hiện có và nguồn hình thành TS đỏ của DN tại một thời điểm nhất định. Số liệu trên Bảng CĐKT cho biết toàn bộ giá trị TS hiện có của DN theo cơ cấu của TS và cơ cấu

NV hình thành các TS đó, Căn cứ vào bảng CĐKT có thể nhận xét, đánh giá khái quát tình hình tài chính của DN.

- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (BCKQHĐKD)

Báo cáo kết quả kinh doanh, hay còn gọi là bảng báo cáo lãi lỗ, chỉ ra sự cân bằng giữa thu nhập và chi phí trong từng kỳ kế toán. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là BCTC tổng hợp, phản ánh tổng quát tình hình và kết quả kinh doanh trong một kỷ hoạt động của DN và chi tiết cho các HĐKD chính. Nói cách khác báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là phương tiện trình bày khả năng sinh lời và thực trạng

HĐKD của DN.

- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (BCLCTT)

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ được lập để trả lời các vấn đề liên quan đến luồng tiền vào ra trong DN, tình hình thu chi ngắn hạn của DN. Những luồng vào ra của tiền và các khoản coi như tiền được tổng hợp thành ba nhóm: LCTT từ hoạt động sản

xuất kinh doanh, LCTT từ hoạt động tài chính và LCTT từ hoạt động bất thường. BCLCTT cung cấp nguồn gốc dòng tiền của một DN, dòng tiền của một DN là cái có thực và ít bị tác động bởi các nguyên tắc của hạch toán kế toán.

- Thuyết minh BCTC

Thuyết minh BCTC được lập để giải thích và bổ sung thông tin về tình hình hoạt động sản xuất - kinh doanh, tình hình tài chính cũng như kết quả kinh doanh của

DN trong kỳ báo cáo mà các bảng báo cáo khác không thể trình bày rõ ràng và chi tiết. Qua đó, nhà đầu tư hiểu rõ và chính xác hơn về tình hình hoạt động thực tế của DN.

Thuyết minh BCTC gồm những nội dung cơ bản sau: + Đặc điểm hoạt động của DN.

+ Kỳ kế toán, đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán. + Chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán áp dụng. + Các chính sách kế toán áp dụng

+ Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong bảng CĐKT.

+ Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong báo cáo kết quả HDKD

+ Thông tin bổ sung cho khoản mục trình bày trong BCLCTT. *Các yếu tố bên ngoài:

Các yếu tố bên ngoài là những yếu tố mang tính khách quan như: chế độ chính

trị xã hội; tăng trưởng kinh tế của nền kinh tế; tiến bộ khoa học kỹ thuật; chính sách tài chính tiền tệ; chính sách thuế... Phân tích tài chính nhằm phục vụ cho những dự đoán tài chính, dự đoán kết quả tương lai của DN, trên cơ sở đó mà đưa ra được những

quyết định phù hợp. Như vậy, không chỉ giới hạn ở việc nghiên cứu những báo biểu tài chính mà phải tập hợp đầy đủ các thông tin liên quan đến tình hình tài chính của DN, như các thông tin chung về kinh tế, tiền tệ, thuế khoá, các thông tin về ngành kinh tế của DN, các thông tin về pháp lý, về kinh tế đối với DN. Cụ thể là:

- Các thông tin chung:

Thông tin chung là những thông tin về tình hình kinh tế chính trị, môi trường pháp lý, kinh tế có liên quan đến cơ hội kinh tế, cơ hội đầu tư, cơ hội về kỹ thuật công

nghệ... Sự suy thoái hoặc tăng trưởng của nền kinh tế có tác động mạnh mẽ đến kết quả kinh doanh của DN. Những thông tin về các cuộc thăm dò thị trường, triển vọng phát triển trong sản xuất, kinh doanh và dịch vụ thương mại... ảnh hưởng lớn đến chiến lược và sách lược kinh doanh trong từng thời kỳ.

Thông tin theo ngành kinh tế là những thông tin mà kết quả hoạt động của DN

mang tính chất của ngành kinh tế như đặc điểm của ngành kinh tế liên quan đến thực thể của sản phẩm, tiến trình kỹ thuật cần tiến hành, cơ cấu sản xuất tác động đến khả năng sinh lời, vòng quay vốn, nhịp độ phát triển của các chu kỳ kinh tế, độ lớn của thị trường và triển vọng phát triển...

- Các thông tin của bản thân DN:

Thông tin về bản thân DN là những thông tin về chiến lược, sách lược kinh doanh của DN trong từng thời kỳ, thông tin về tình hình và kết quả kinh doanh của DN, tình hình tạo lập, phân phối và sử dụng vốn, tình hình và khả năng thanh toán... Những thông tin này được thể hiện qua những giải trình của các nhà quản lý, qua BCTC, báo cáo kế toán quản trị, báo cáo thống kê, hạch toán nghiệp vụ. Bên cạnh hệ thống BCTC, khi phân tích TCDN, các nhà phân tích còn kết hợp sử dụng nhiều nguồn dữ liệu khác nhau như: Báo cáo quản trị, báo cáo chi tiết, các tài liệu kế toán, tài liệu thống kê, bảng công khai một số chỉ tiêu tài chính... Đây là những nguồn dữ liệu quan trọng giúp cho các nhà phân tích xem xét, đánh giá được các mặt khác nhau

trong hoạt động tài chính một cách đầy đủ, chính xác. Tuy nhiên, phần lớn nguồn dữ liệu này chỉ được sử dụng trong nội bộ (trừ các chỉ tiêu tài chính công khai)

2.4.3. Xử lý và đánh giá thông tin

Xử lý và phân tích thông tin: là quá trình sắp xếp các thông tin theo những mục tiêu nhất định nhằm tính toán, so sánh, giải thích, đánh giá, xác định nguyên nhân của các kết quả đã đạt được phục vụ cho quá trình dự đoán và quyết định.

2.4.4. Thẩm định mức độ tin cậy của báo cáo tài chính

- Nghiên cứu kỹ các số liệu của BCTC

+ Sử dụng kiến thức tài chính và khả năng phân tích để phát hiện những điểm đáng nghi ngờ trong các BCTC.

+ Xem xét bảng thuyết minh để hiểu rõ hơn về những điểm đáng ngờ trong BCTC.

+ Mời khách hàng đến thảo luận, phỏng vấn và yêu cầu giải thích về những điểm đáng nghi ngờ đã phát hiện.

+ Đến thăm DN để quan sát và nếu cần tận mắt xem lại các tài liệu kế toán gốc.

+ Kết luận về mức độ tin cậy của các BCTC do DN cung cấp.

2.4.5. Kết luận và đề xuất hạn mức tín dụng

Dựa vào tất cả những thông tin phân tích được, CBTD sẽ kết luận được trách nghiệm pháp lý, tính hiệu quả, mức sinh lời và mức độ phù hợp với quy định Tín dụng hiện hành, chính sách tín dụng, giới hạn cấp tín dụng và giới hạn rủi ro của KHDN. Trên cơ sở đó, Chuyên viên KHDN sẽ chấm điểm và xếp hạng tín dụng, từ đó lập báo cáo thẩm định khách hàng. Cuối cùng, bộ phận thẩm định sẽ nhận lại hồ sơ và đánh giá lại hồ sơ của DN.

2.5. Nội dung phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp

2.5.1. Phân tích khái quát tình hình tài chính qua các mối quan hệ trên bảng cânđối kế toán đối kế toán

Bộ Tài Chính (2014) cho biết “Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát toàn bộ giá trị hiện có và nguồn hình thành tài sản của doanh

nghiệp tại một thời điểm nhất định. Bảng cân đối kế toán sẽ được lập dựa trên những số liệu thực tế trong kinh doanh của doanh nghiệp.” Bảng cân đối kế toán có kết cấu 2 phần, thực chất là phản ánh tính hai mặt của một lượng TS, cho nên tổng tài sản luôn bằng tổng NV, tức là:

Tài sản = Nguồn vốn

Như vậy, bảng CĐKT là một tài liệu quan trọng để ngân hàng nghiên cứu đánh

giá một cách tổng quát tình hình và kết quả kinh doanh, trình độ sử dụng vốn và những triển vọng kinh tế, tài chính của DN. Thông qua các chi tiêu trong bảng cân đối, bộ phận phân tích sẽ:

- Tổng hợp được toàn bộ tài sản (TS) của DN tại một thời điểm. Do các chỉ tiêu trong bảng CĐKT được phản ánh dưới hình thái giá trị. Từ đó, cho phép ta đánh giá khái quát tình hình TC qua các chỉ tiêu trên.

- Đánh giá những biến động của TS và NV giữa các kỳ kế toán căn cứ vào hai

phản ánh tại một thời điểm nhất định, thời điểm đó thường là vào ngày cuối cùng của

kỳ hạch toán).

- Có thể biết được toàn bộ tài sản hiện có của DN, hình thái vật chất, cơ cấu của tài sản, NV và cơ cấu NV.

2.5.2. Phân tích tình hình tài chính qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Nguyễn Năng Phúc (2018) định nghĩa rằng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là một báo cáo tài chính phản ánh tóm lược các khoản doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh của DN trong một năm kế tốn nhất định, bao gồm kết quả hoạt động kinh doanh (hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ, hoạt động tài chính) và hoạt động khác. Báo cáo kết quả kinh doanh cho biết sự dịch chuyển của tiền tệ trong

quá trình sản xuất kinh doanh của DN và cho phép dự tính khả năng hoạt động của DN trong tương lai. Báo cáo này giúp nhà phân tích so sánh DT với số tiền thực tế nhập quĩ khi bán hàng, cung cấp dịch vụ, so sánh tổng chi phí phát sinh với số tiền thực xuất ra để vận hành DN. Trên cơ sở doanh thu chi phí, có thể xác định kết quả sản xuất kinh doanh của đơn vị lãi hay lỗ trong một giai đoạn thường tính theo tháng,

quý, năm. Khác với bảng CĐKT cho biết số liệu thời điểm, báo cáo kết quả kinh doanh phản ánh kết quả kinh doanh trong cả một giai đoạn, thời kì nhất định. Nó cung

cấp những thông tin tổng hợp về tình hình và kết quả sử dụng các yếu tố đầu vào như

nhân công, nguyên vật liệu, kinh doanh của bản thân DN.

2.5.3. Phân tích các chỉ số tài chính

Kaplan (2009) đã nghiên cứu các tỷ số tài chính: *Các chỉ số về năng lực hoạt động của tài sản

,r, ' 11 , , ,. .1 DT thuần trong kì

Vòng quay các khoản phải thu = ————, ———

Các khoản phải thu bình quân

Vòng quay các khoản phải thu phản ánh tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu

thành tiền mặt của DN. Vòng quay cảng lớn, chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản phải thu nhanh là tốt, vì DN không phải đầu tư nhiều vào các khoản phải thu (không phải cấp tín dụng cho khách hàng)

Số ngày 1 vòng HTK = ʊɪ ɜ65

b - b Vòng quay HTK

Số vòng HTK là số lần mà HTK bình quân luân chuyển trong ki. Hệ số vòng quay HTK chỉ ra chất lượng HTK và hiệu quả sử dụng vốn đầu tư vào vật tư hàng hóa của DN. Hệ số này cao hay thấp là do đặc điểm SXKD của DN quyết định. Nhưng

nói chung, hệ số này cao thì việc kinh doanh thường được đánh giá là tốt. Nếu hệ số này thấp, có nghĩa là hàng tồn kho nhiều, luân chuyển chậm, vốn bị ứ đọng.

ɪɪ-ʌ Ẵ. , 1 DT về bán hàng và cung cấp dịch vụ

Hiệu suất sử dụng TSCĐ =---' , A---i- --

b TSCĐ bình quân

Hệ số này cho biết 1 đồng TSCĐ tạo ra được bao nhiêu đồng DT tuần trong ki. So với kì trước, nếu hệ số này giảm phản ánh sức sản xuất của TSCĐ giảm. DN sử dụng TSCĐ không hiệu quả.

TT.„ Ẵ, , 1 ,Ẵ DT và thu nhập khác trong kỳ

Hiệu suất sử dụng tong TS =---——" Z- - - - -

b b Tổng TS bình quân

Trong đó: Tổng TS bình quân = TSNH bình quân + TSDH bình quân

Hệ số này cho biết 1 đồng TS đưa vào hoạt động SXKD trong 1 kì thì tạo ra bao nhiêu đồng thu nhập. So với kì trước, hệ số giảm phản ánh sức sản xuất của tổng tài sản giảm.

*Các chỉ số về khả năng thanh toán

Tình hình TC của DN được thể hiện khá rõ nét qua các chỉ tiêu về khả năng thanh toán của DN. Khả năng thanh toán của DN phản ánh mối quan hệ tài chính giữa

các khoản có khả năng thanh toán trong kỷ với các khoản phải thanh toán trong kỳ. Do đặc điểm của tài sản ngắn hạn (TSNH) có tính thanh khoản cao cho nên việc sử dụng hiệu quả TSNH là sự lựa chọn đánh đổi giữa khả năng sinh lời với tính thanh khoản. Do đó, khi phân tích khả năng thanh toán của DN, các nhà phân tích thường chọn các chỉ tiêu sau:

- Khả năng thanh toán ngắn hạn

Tổng LN VCSH bình quân

Tỷ số này đo lường khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của DN, nó cho biết các mức độ các khoản nợ ngắn hạn được trang trải bằng các tài sản có thể chuyển thành tiền trong một giai đoạn tương đương với thời hạn của các khoản nợ đó. Ý nghĩa của tỷ số này cho biết cứ mỗi đồng nợ ngắn hạn mà DN đang giữ thì DN có bao nhiêu đồng TSNH có thể sử dụng để thanh toán.

Hệ số này càng cao, khả năng trả nợ ngắn hạn của DN càng lớn. Nếu hệ số này

nhỏ hơn 1 thì DN có khả năng không hoàn thành được nghĩa vụ trả nợ của mình khi tới hạn. Ngược lại, nếu chỉ tiêu này lớn hơn hoặc bằng 1, DN đủ khả năng thanh toán

các khoản nợ ngắn hạn và tình hình tài chính khả quan. - Khả năng thanh toán nhanh

Khả năng thanh toán nhanh

_ Tiền và tương đương tiền + ĐTTCNH + Phải thu KH

Nợ ngắn hạn

Hệ số khả năng thanh toán nhanh đo lường khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của DN bằng việc chuyển đổi các TSNH, không kể hàng tồn kho. Hệ số này

càng cao càng tốt, nếu hệ số này quá nhỏ thì DN sẽ gặp khó khăn trong khả năng thanh toán. Nhưng nếu hệ số này cao mà không có khả năng thanh toán nợ đến hạn thì cũng không tốt, thể hiện hàng tồn kho chưa chuyển hóa được thành tiền, các khoản

thu chưa thu hồi được, DN bị chiếm dụng vốn nhiều, giảm hiệu quả sử dụng vốn. - Khả năng thanh toán ngay:

... , 1 1 , , Tiền và tương đương tiền + DTTCNH

Khả năng thanh toán ngay =---'~ ' ,---

Nợ ngắn hạn

Hệ số này phản ánh khả năng đáp ứng ngay các khoản nợ đến hạn. Hệ số này phải lớn hơn hoặc bằng 1, nếu nhỏ hơn 1 thi chứng tỏ tình hình SXKD hoặc nguồn

Một phần của tài liệu 157 HOÀN THIỆN CÔNG tác PHÂN TÍCH tài CHÍNH đối với KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP tại NGÂN HÀNG TMCP sài gòn THƯƠNG tín – CHI NHÁNH THỦ đô (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(80 trang)
w