Phântích tình hình lưu chuyển tiền tệ

Một phần của tài liệu 157 HOÀN THIỆN CÔNG tác PHÂN TÍCH tài CHÍNH đối với KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP tại NGÂN HÀNG TMCP sài gòn THƯƠNG tín – CHI NHÁNH THỦ đô (Trang 35)

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là một bộ phận hợp thành của Báo cáo tài chính, nó cung cấp thông tin giúp người sử dụng đánh giá các thay đổi trong tài sản thuần, cơ cấu tài chính, khả năng chuyển đổi của tài sản thành tiền, khả năng thanh toán và

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ làm tăng khả năng đánh giá khách quan tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và khả năng so sánh giữa các doanh nghiệp vì nó loại trừ được các ảnh hưởng của việc sử dụng các phương pháp kế toán khác nhau cho cùng giao dịch và hiện tượng.

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ dùng để xem xét và dự đoán khả năng về số lượng,

thời gian và độ tin cậy của các luồng tiền trong tương lai; dùng để kiểm tra lại các đánh giá, dự đoán trước đây về các luồng tiền; kiểm tra mối quan hệ giữa khả năng sinh lời với lượng lưu chuyển tiền thuần và những tác động của thay đổi giá cả.

Theo chuẩn mực kế toán quốc tế số 07 (IAS 07) “thông tin về luồng tiền của DN rất hữu dụng trong việc cung cấp cho những người sử dụng BCTC, cơ sở để đánh

giá khả năng của DN trong việc sử dụng các luồng tiền đó”. Trên Báo cáo lưu chuyển

tiền tệ, các luồng tiền vào và ra được sắp xếp theo ba luồng tiền: từ hoạt động kinh doanh, luồng tiền từ hoạt động đầu tư và từ hoạt động tài chính.

Quá trình lưu chuyển tiền tệ của DN được thực hiện thông qua các hoạt động mà DN tiến hành: hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư, hoạt động tài chính. Dòng

tiền phát sinh từ hoạt động kinh doanh bao gồm dòng tiền vào và dòng tiền ra 21 liên quan đến quá trình thanh toán với người mua, người bán, người lao động... Dòng tiền

phát sinh từ hoạt động đầu tư bao gồm dòng tiền vào và dòng tiền ra có liên quan đến

việc đầu tư, mua sắm, xây dựng, nhượng bán, thanh lý tài sản cố định và các TSDH cùng các khoản đầu tư tài chính khác không thuộc các khoản tương đương tiền. Dòng

tiền phát sinh từ hoạt động tài chính bao gồm dòng tiền vào và dòng tiền ra có liên quan đến tăng, giảm vốn chủ sở hữu (nhận góp vốn, phát hành cổ phiếu, chi trả vốn góp, mua lại cổ phiếu quỹ) và nợ phải trả tiền vay ngắn hạn, vay dài hạn đã nhận; tiền

chi trả nợ gốc vay đã trả; tiền chi trả nợ thuê tài chính đã trả; cổ tức, lợi nhuận đã chi trả cho chủ sở hữu).

Bao gồm các thông tin chung về tình hình kinh tế, môi trường pháp lý, thông tin về ngành hoạt động của DN có ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của DN. Nền kinh tế hoặc ngành mà DN đang hoạt động ở trạng thái tăng trưởng hoặc suy thoái đều có tác động mạnh mẽ đến cơ hội kinh doanh, đến sự biến động của giá cả các yếu tố đầu vào và thị trường tiêu thụ sản phẩm đầu ra, từ đó tác động đến hiệu quả kinh doanh của DN. Khi các tác động diễn ra theo chiều hướng tích cực, hoạt động sản xuất kinh doanh của DN được mở rộng, lợi nhuận gia tăng và do vậy kết quả kinh doanh đem lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, khi những biến động của tình hình kinh tế là tiêu cực, nó sẽ ảnh hưởng không tốt đến kết quả kinh doanh của DN. Việc kết hợp các thông tin theo ngành kinh tế cùng với thông tin chung về tình hình kinh tế và các thông tin liên quan khác, sẽ đem lại một cái nhìn tổng quát và chính xác nhất về tình hình tài chính của DN.

- Thông tin bên trong của KHDN

Phân tích tài chính sử dụng mọi nguồn thông tin, từ những thông tin nội bộ đến những thông tin bên ngoài, từ những thông tin về mặt số lượng đến những thông tin về mặt giá trị đều giúp cho nhà phân tích có thể đưa ra nhận xét, kết luận sát thực.

Tuy nhiên, thông tin từ bộ phận kế toán là nguồn thông tin đặc biệt cần thiết đối với nguồn thông tin đến từ trong DN. Ngoài ra việc xác thực trực tiếp các thông tin DN cung cấp cho ngân hàng cũng vô cùng quan trọng.

2.6.2. Nhân tố chủ quan

- Quy trình phân tích TCDN

Quy trình phân tích TCDN cần tiến hành theo từng bước. Do vậy, khi tiến hành cần phải thực hiện đầy đủ, chính xác từ khâu đầu tiên để có kết quả đáp ứng yêu

cầu. DN cần phải xây dựng một kế hoạch phân tích và trình tự sắp xếp công việc hợp

lý. Nhà quản trị tài chính cần phải phân chia công vi ệc và nhiệm vụ cụ thể cho nhóm

phân tích, để mỗi cá nhân chuyên trách một phần hành và đảm bảo hoàn thành quá trình phân tích kịp thời và đúng hạn.

Phân tích TCDN có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau và việc lựa chọn phương pháp nào thì các nhà quản trị tài chính phải tính toán sao cho thích hợp nhất. Neu chỉ sử dụng một phương pháp thì có thể đưa đến kết quả phân tích chưa khách quan, nên cần phải kết hợp các phương pháp phân tích khác nhau, để có thể đưa đến kết quả hiệu quả nhất. Tuy nhiên, cần phải dựa vào mục tiêu của phân tích để giới hạn phương pháp sử dụng sao cho phù hợp, mà không nên sử dụng quá nhiều phương pháp.

- Năng lực và đạo đức của Chuyên viên KHDN

Sau khi có được những thông tin bên trong và bên ngoài phù hợp và chính xác

nhưng tập hợp và xử lý thông tin đó như thế nào, để đưa lại kết quả phân tích tài chính

có chất lượng lại là điều hoàn toàn không đơn giản. Để đem lại một kết quả phân tích

chất lượng cao phụ thuộc rất nhiều vào trình độ của nhân viên thực hiện phân tích. Từ các thông tin thu thập được, các nhân viên phân tích phải lựa chọn được phương pháp phân tích phù hợp, hiểu rõ các nội dung và quy trình phân tích. Nhiệm vụ của người phân tích là phải gắn kết, tạo lập mối liên hệ giữa các chỉ tiêu, kết hợp với các thông tin về điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của DN để lý giải tình hình tài chính của DN,

xác định thế mạnh, điểm yếu cũng như nguyên nhân dẫn đến điểm yếu trên. Chính tầm quan trọng và sự phức tạp của phân tích tài chính, đòi hỏi nhân viên phân tích không những phải có trình độ chuyên môn cao, am hiểu sâu sắc về kế toán TCDN, kỹ năng phân tích mà còn phải có kinh nghiệm lập báo cáo, đưa ra các kiến nghị và định hướng, có hiểu biết rộng và phẩm chất đạo đức tốt. Và đặc biệt, trong kinh doanh

ngân hàng thì các ngân hàng luôn phải đối mặt với rủi ro đạo đức của các cán bộ làm việc trong môi trường, ngân hàng. Đội ngũ cán bộ tha hóa, chạy theo đồng tiền, cấu kết với khách hàng sẽ gây lên những tổn thất lớn cho ngân hàng nếu không được phát

hiện và xử lý.

- Cơ sở vật chất phục vụ công tác phân tích

Cơ sở vật chất tốt, đầy đủ trang thiết bị văn phòng sẽ hỗ trợ các Chuyên viên KHDN làm việc hiệu quả năng suất. Nó như một công cụ, phương tiện thực hiện tổ chức, quản lý NHTM, thực hiện các nghiệp vụ giao dịch khác với khách hàng... Một

lượng cao sẽ tạo điều kiện đơn giản hóa các thủ tục, nhanh chóng để phục vụ khách hàng kịp thời. Neu thủ tục rườm rà, phân tích quá lâu, khách hàng sẽ mất cơ hội kinh doanh và ngân hàng cũng mất đi sự uy tín, như vậy việc phân tích không đạt yêu cầu,

CHƯƠNG 3: SỐ LIỆU SỬ DỤNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Số liệu sử dụng trong khóa luận do Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Thủ Đô cung cấp; Tổng hợp qua website ....

- Báo cáo tổng kếtkết quả hoạtđộngkinhdoanh năm 2018 - Báo cáo tổng kếtkết quả hoạtđộngkinhdoanh năm 2019 - Báo cáo tổng kếtkết quả hoạtđộngkinhdoanh năm 2020 - Hồ sơ tín dụng khách hàng

Phương pháp nghiên cứu: Khóa luận sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính mà cụ thể ở đây là thống kê, tổng hợp, phân tích so sánh để luận giải các vấn đề. Trước khi đi vào thực trạng phân tích tài chính doanh nghiệp phục vụ hoạt động tín dụng, bài nghiên cứu đi vào tìm hiểu tổng quan về ngân hàng.

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. Tổng quan về Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Saigon Thuong Tin Commercial Joint Stock Bank) gọi tắt là Sacombank là một ngân hàng Thương mại Cổ phần (TMCP) của Việt Nam được thành lập và đi vào hoạt động vào ngày 21/12/1991 khi hợp nhất 3 Hợp Tác Xã Tín Dụng: Tân Bình - Thành Công - Lữ Gia và Ngân hàng phát triển kinh tế Gò Vấp.

Ngân hàng có trụ sở chính đặt tại số 266 - 268 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Sacombank là ngân hàng TMCP có ưu thế về mạng lưới hoạt động với 567 điểm giao dịch (gồm 106 chi nhánh

và 447 phòng giao dịch), là Ngân hàng TMCP tiên phong mở rộng phạm vi hoạt động

ra khỏi lãnh thổ Việt Nam với việc thành lập ngân hàng con tại Lào và Campuchia. Với tổng số vốn điều lệ lên tới 18,852,157 triệu đồng, lượng giao dịch tài chính

mỗi ngày của hệ thống Sacombank luôn đứng nhất nhì trong xếp loại bảng giao dịch chung của toàn hệ thống ngân hàng và luôn giữ vững phong độ và liên tục có mặt trong bảng xếp hạng các ngân hàng xuất sắc nhất Việt Nam.

Với tầm nhìn “Trở thành Ngân hàng bán lẻ hiện đại, đa năng hàng đầu Việt Nam”, Sacombank đã không ngừng sáng tạo, tìm tòi và phát huy nền tảng sẵn có để có thể đem lại những dấu ấn mới trong ngành tài chính - ngân hàng và bồi đắp thêm các giá trị niềm tin từ khách hàng, cổ đông, nhà đầu tư. Ngân hàng tạo được sự chú ý với người tiêu dùng bằng ứng dụng công nghệ Robot (RPA), trí tuệ nhân tạo (Chatbot), ... trong tương tác với khách hàng. Bên cạnh đó, Sacombank còn trở thành

ngân hàng Việt Nam đầu tiên triển khai tính năng NFC - thanh toán không tiếp xúc bằng điện thoại di động cùng với công nghệ Tap to phone - chấp nhận thanh toán không tiếp xúc bằng điện thoại di động.

4.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Sài GònThương Tín — Chi nhánh Thủ Đô Thương Tín — Chi nhánh Thủ Đô

Do nhu cầu mở rộng mạng lưới trên cả nước, ngày 15/09/2005 Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) - chi nhánh Thủ Đô đã được thành lập với tên gọi đầu tiên là Sở giao dịch Hà Nội (sau này đổi tên thành chi nhánh Thủ Đô) đặt

tại địa chỉ 88 Lý Thường Kiệt, phường Cửa Nam, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.

Từ những ngày đầu thành lập với 3 phòng giao dịch trực thuộc là Hàng Bạc, Đồng Xuân, Hoàn Kiếm, sau nhiều năm không ngừng phấn đấu, từng bước đi lên Sacombank Thủ Đô đã trở thành một trong những CN có tốc độ tăng trưởng hàng năm cao nhất khu vực Hà Nội và đóng góp không nhỏ vào sự phát triển chung của Ngân hàng. Đến nay chi nhánh Thủ Đô hiện có 204 CBNV và 06 PGD trực thuộc, trong đó có 03 phòng giao dịch tiềm năng, đứng Top đầu về tỷ trọng đóng góp lợi nhuận tại khu vực Hà Nội. Ngoài chức năng, nhiệm như mọi chi nhánh khác, Chi nhánh Thủ Đô còn là trung tâm thanh toán, giữ thanh khoản chung cho cả khu vực Hà Nội.

4.1.2. Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín — CN Thủ Đô

S Huy động vốn bằng VNĐ, ngoại tệ, vàng của các tổ chức và cá nhân.

S Cấp tín dụng dưới nhiều hình thức đa dạng về kỳ hạn và loại tiền.

S Kinh doanh ngoại tệ và vàng.

*Nhiệm vụ của chi nhánh

S Một là, tổ chức thực hiện hoạt động kinh doanh theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín.

S Hai là, được phép quyết định các mức lãi suất huy động, lãi suất cho vay, tỷ giá mua bán trong một khoảng nhất định theo quy định của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín cấp cho chi nhánh.

S Ba là, chủ động tổ chức quản lý và kinh doanh với mục tiêu sử dụng hiệu quả, phát triển vốn, TS được giao và thực hiện tốt mục tiêu kinh doanh của Sacombank.

4.1.3. Tình hình kinh doanh của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín — Chi nhánh Thủ Đô giai đoạn 2018- 2020

4.1.3.1. Tình hình huy động vốn

Để có thể đảm bảo hiệu quả hoạt động cao, vận hành trơn tru, và đem lại lợi nhuận lớn thì trước hết, ngân hàng phải có được NV dồi dào. Trong đó, vốn huy động

là NV không thể thay thế, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng NV của một ngân hàng. Hình 4.2. Sơ đồ thể hiện phân loại huy động vốn từ khách hàng theo đối tượng

Nguồn vốn huy động của Sacombank chi nhánh Thủ Đô chủ yếu đến từ tiền gửi của khách hàng và tiền thu lãi bán vốn cho Hội sở. Công tác huy động vốn của chi nhánh được cải thiện dần qua các năm, đặc biệt là trong năm 2019 khi lượng huy động vốn từ dân cư và tổ chức kinh tế tăng gấp 268.90% so với năm 2018, từ mức 1,768,748 triệu đồng năm 2018 và đến năm 2019 đạt 4,756,205 triệu đồng.

Năm 2020, đại dịch Covid-19 đã tạo ra ảnh hưởng tiêu cực đến hầu hết các ngành nghề, lãi suất huy động vốn của ngân hàng từ đó cũng giảm theo. Giảm lãi suất

huy động vốn đã khiến một bộ phận dân cư chuyển dời phần vốn sang các kênh đầu tư khác như đầu tư cổ phiếu, trái phiếu, vàng, bất động sản, ... Điều này khiến tiền gửi dân cư năm 2020 tại Sacombank chi nhánh Thủ Đô tăng ít hơn nhiều so với mức tăng của năm 2019, tăng 3.60% (tương đương với 171,258 triệu đồng) so với năm 2019.

Nhìn chung trong 3 năm gần đây, tình hình huy động vốn theo đối tượng khách

hàng của Sacombank chi nhánh Thủ Đô thay đổi không đáng kể. Từ biểu đồ, có thể dễ dàng thấy được rằng mức huy động vốn đến từ khách hàng cá nhân so với khách hàng là tổ chức KT tại Sacombank nói chung và CN Thủ Đô nói riêng có sự chênh lệch khá lớn. Tại chi nhánh Thủ Đô, tỷ lệ NV huy động từ tổ chức KT và từ dân cư lần lượt là 54.42%, 51.48% và 47.99% qua các năm 2018, 2019, 2020. Điều này cho thấy các mức lãi suất, ưu đãi, các chính sách của Sacombank đã thu hút được nhiều khách hàng cá nhân hơn tương đối so với khách hàng là các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế khác.

4.1.3.2. Hoạt động cho vay

Mặc dù tính hình huy động NV của CN là rất khả quan, song tăng trưởng tín dụng lại có độ sụt giảm qua các năm. Điều này cho thấy nhu cầu về vốn của dân cư và doanh nghiệp khi đến với ngân hàng Sacombank chi nhánh Thủ Đô là chưa quá cao, NV huy động tăng nhưng tăng trưởng tín dụng lại trì trệ, đòi hỏi ngân hàng cần có các chính sách phù hợp để kéo gần hai chỉ số này lại.

Cá nhân 501,451 472,056 415,795 -29,394 -5.86% - 56,261 -11.92% TCTD 882,200 784,986 689,533 -97,213 - 11.02 - 95,453 - 12.16%

Dư nợ cho vay theo thời hạn vay

Ngắn hạn 310,987 259,426 226,845 -51,560 - 16.58 -32,581 -12.56% Trung dài hạn 1,072,663 997,616 878,483 -75,047 -7.00% 119,13- -11.94% Tổng 1,383,6 50 1,257,0 42 1,105,3 28 -126608 - 9.15% - 15171 - 12.07

Khoản mục Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Chênh lệch2018-2019 Chênh lệch2019-2020 Số tiền % Số tiền % Thu nhập lãi thuần 136,73 3 157,436 144,679 20,703 15.14% -12,757 -8.10% - Thu thuần cho vay 91,487 78,954 64,683 - 12,533 -13.70% -14,271 - 18.08% - Thu thuần

Một phần của tài liệu 157 HOÀN THIỆN CÔNG tác PHÂN TÍCH tài CHÍNH đối với KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP tại NGÂN HÀNG TMCP sài gòn THƯƠNG tín – CHI NHÁNH THỦ đô (Trang 35)

w