Xu hướng phát triển thị trường thẻ Việt Nam

Một phần của tài liệu 170 PHÁT TRIỂN DỊCH vụ THẺ NGÂN HÀNG tại NGÂN HÀNG đầu tư và PHÁT TRIỂN VIỆT NAM,LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế (Trang 85 - 90)

3.1.1.1. Môi trường kinh tế vĩ mô

Năm 2008, nền kinh tế thế giới đã rơi vào cuộc khủng hoảng tài chính chưa từng có trong vài thập niên gần đây. Khởi nguồn là sự sụp đổ của hàng loạt các định chế tài chính hàng đầu thế giới sau đó kéo theo sự suy giảm kinh tế của các quốc gia trên toàn cầu. Cùng với khủng hoảng kinh tế thế giới, Việt Nam cũng phải chịu ảnh hưởng to lớn thể hiện ở chất lượng tăng trưởng thấp, hiệu quả đầu tư kém, tăng trưởng tín dụng cao, lạm phát tăng cao...

Bước sang năm 2009, suy thoái kinh tế toàn cầu tiếp tục ảnh hưởng không nhỏ tới kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, với việc thực hiện gói giải pháp hỗ trợ lãi suất, kích cầu đầu tư tiêu dùng với quy mô khoảng trên 8 tỷ USD của Chính Phủ, tình hình kinh tế Việt Nam năm 2009 đã có những diễn biến theo chiều hướng tích cực, tăng trưởng kinh tế cả nước năm 2009 đạt 5,32%.3

Mặc dù vẫn còn nhiều quan ngại song hầu hết các dự đoán đều cho thấy nếu các chính sách kinh tế vĩ mô tiếp tục được áp dụng hiệu quả, năm 2009 nền kinh tế Việt Nam sẽ vượt qua giai đoạn khó khăn nhất những vẫn còn rất nhiều thách thức, có dấu hiệu ổn định và hồi phục vào năm 2010, đầu năm 2011 và sẽ trở lại đà tăng trưởng vào năm 2012.

3.1.1.2. Xu hướng phát triển thị trường thẻ Việt Nam 4

Thu nhập gia tăng. Thu nhập của các hộ gia đình trung lưu của Việt Nam đang gia tăng. Theo số liệu của TNS (một trong những công ty Nghiên cứu thị trường hàng đầu thế giới về lĩnh vực cộng đồng & xã hội), giai đoạn 1999-2008 chứng kiến sự tăng trưởng vật chất rõ rệt của xã hội Việt Nam. Năm 1999, có khoảng 63% hộ gia đình thành thị có thu nhập hàng tháng từ 3 triệu đồng trở xuống, trong khi chỉ 16% kiếm được trên 6,5 triệu đồng/tháng. Trái lại, năm 2008 chỉ 15% hộ gia đình thành thị có thu nhập dưới 3 triệu đồng/tháng, trong khi 1/3 hộ gia đình thành thị hiện nay thu nhập trên 6,5 triệu đồng/tháng. Thu nhập của người dân gia tăng mở ra cơ hội lớn để phát triển những sản phẩm thẻ đa dạng với nhiều mức phí khác nhau nhằm thu hút được nhiều hơn các phân khúc khách hàng có mức thu nhập khác nhau.

Mong muốn sở hữu tài sản có giá trị gia tăng. Những tài sản có giá trị lớn như đồ điện tử giá trị cao, ô tô, nhà ở, chung cư... đang ngày càng trở thành mục tiêu sở hữu của nhiều người Việt Nam tại các đô thị lớn. Mức tiết kiệm trung bình của người Việt đã giảm từ 17% năm 1999 xuống còn 9% năm 2008. Xu hướng này mở ra cơ hội phát triển cho những sản phẩm tín dụng trả góp.

Thương hiệu và hành vi xã hội. Khi vật chất tiếp tục tăng trưởng, mức sống của hộ gia đình trung lưu và tầng lớp tiêu dùng trẻ được nâng cao, Việt Nam đang dần đạt tới giai đoạn “Thương hiệu là Tính cách” với sự chuyển hướng từ những ý tưởng và giá trị khiêm tốn, hướng về cộng đồng sang sự công nhận cá nhân. Mặc dù chỉ trong giai đoạn sơ khai, mong muốn và nhu cầu được nổi bật từ đám đông đang bắt đầu hình thành trong văn hóa tiêu dùng Việt Nam. Tầng lớp giàu có đang chi tiền vào những mặt hàng quý hiếm

4 Nguồn: Nghiên cứu của TNS Việt Nam ngày 29/01/2009 tại website

như một cách làm nổi bật mình trong đám đông. Như vậy, các thương hiệu và thiết kế được cá nhân hóa sẽ cho phép các thương hiệu và sản phẩm đặc biệt thâm nhập vào thị trường bằng cách tiếp cận trực tiếp với nhu cầu tiêu dùng về sự khác biệt và độc nhất. Xu hướng này cho thấy các sản phẩm thẻ đồng thương hiệu, những sản phẩm thẻ cho phép khách hàng lựa chọn về thiết kế, tính năng, cũng như những sản phẩm thẻ có những tính năng độc đáo, riêng biệt sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới.

Công nghệ thay đổi thói quen giao tiếp và tiêu dùng. Tỷ lệ người sử dụng điện thoại di động tại đô thị Việt Nam đã tăng từ 53% năm 2006 lên 84% năm 2008. 1/3 hộ gia đình Việt Nam thành thị Việt Nam sử dụng Internet. Khảo sát năm 2009 của cục Thống kê TPHCM cho thấy 91% hộ gia đình tại thành phố có kết nối Internet. Mặc dù hiện nay việc đọc tin tức, nghe nhạc, chat, tìm kiếm thông tin và email vẫn là những hoạt động chính của người sử dụng Internet (60%) nhưng hoạt động mua sắm trực tuyến đang tăng trưởng ổn định. Điều này mở ra cơ hội lớn cho thị trường chấp nhận thanh toán thẻ trên Internet. Ngoài ra, việc ứng dụng các thành tựu công nghệ mới trong lĩnh vực thanh toán như thanh toán di động, thanh toán không tiếp xúc, thanh toán tầm gần NFC.. .vừa tạo ra áp lực cũng như cơ hội khai thác những mảng thị trường hoàn toàn mới nhưng đầy tiềm năng cho các ngân hàng Việt Nam.

Cạnh tranh ngày càng gay gắt. Thị trường thẻ Việt Nam tiếp tục chứng kiến mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt trong thời gian tới với số lượng ngân hàng gia nhập thị trường ngày càng gia tăng. Lĩnh vực cạnh tranh sẽ chuyển dần từ cạnh tranh về phí để thu hút số lượng sang cạnh tranh về chất lượng dịch vụ và chất lượng chăm sóc khách hàng.

3.1.1.3. Phân tích các đối thủ cạnh tranh chủ yếu trên thị trường

+ Nhóm các ngân hàng quốc doanh và tiền thân là ngân hàng quốc doanh (bao gồm VCB, Vietinbank, Agribank)

Đây là nhóm các ngân hàng có vị thế đặc biệt quan trọng trong ngành ngân hàng Việt Nam với quy mô tổng tài sản và thị phần tín dụng đều chiếm trên 60% so với toàn ngành. Các ngân hàng này đều có tỷ lệ vốn nhà nước trên 50%, có sự hỗ trợ mạnh mẽ từ Chính phủ và Ngân hàng nhà nước. Trong thời gian tới, các ngân hàng trong nhóm đều có mục tiêu và lộ trình rõ ràng để trở thành ngân hàng hiện đại đa năng, nâng cao tỷ trọng doanh thu từ hoạt động ngân hàng bán lẻ.

Điểm mạnh

Thương hiệu ngân hàng lớn, có uy tín trên thị trường trong nước và quốc tế, được các tổ chức thẻ quốc tế lựa chọn là ngân hàng thanh toán bù trừ trên địa bàn (Visa với VCB, Master Card với BIDV); Có nền tảng khách hàng lớn bao gồm cả mảng huy động vốn và tín dụng; Đội ngũ nhân sự: đội ngũ nhân sự đông đảo, có trình độ.

Bắt đầu từ năm 2008, các ngân hàng như Vietinbank và Agribank đã có những bước tăng trưởng đột phá về quy mô, số lượng thẻ cũng như mạng lưới chấp nhận thẻ.

Vietinbank và Agribank tổ chức mô hình Trung tâm thẻ như một đơn vị sự nghiệp có thu, do đó nâng cao tính tự chủ trong hoạt động kinh doanh thẻ.

Nguồn vốn lớn sẵn sàng đầu tư cho công nghệ và mạng lưới: chiếm gần 56% thị phần máy ATM, 45% thị phần mạng lưới POS trong đó VCB dẫn đầu nhóm về mạng lưới. Trong thời gian tới với lợi thế kể trên, nhóm dự kiến vẫn đứng đầu thị trường về mạng lưới thanh toán thẻ.

Đứng đầu về thị phần phát hành thẻ trên thị trường Việt Nam chiếm 65% số lượng thẻ phát hành toàn thị trường (trong đó VCB chiếm 26%).

Về công nghệ, các ngân hàng đều đã hoàn thành hệ thống công nghệ cốt lõi cho hoạt động kinh doanh thẻ, là nền tảng quan trọng để phát triển hoạt động kinh doanh. Các ngân hàng đều sẵn sàng tiếp tục đầu tư các công nghệ

hiện đại để nâng cao năng lực hệ thống. (Agribank trong 6 tháng đầu năm 2009 đầu tư thêm 500 máy ATM, nâng tổng số máy ATM hiện nay của Agribank là 1700 chiếc).

Điểm yếu

Nguồn thu từ hoạt động kinh doanh thẻ còn chưa tương xứng với tổng giá trị đầu tư.

Công tác chăm sóc khách hàng chưa tốt.

Chất lượng hoạt động dịch vụ thẻ chưa được nâng cao tương ứng với tốc độ tăng trưởng về số lượng chủ thẻ và mạng lưới.

≠ Nhóm các ngân hàng TMCP phát triển trong mảng kinh doanh thẻ (ACB, Sacombank, Eximbank, Đông Á, Techcombank)

Điểm mạnh

Ngân hàng ra đời sau, có chiến lược rõ ràng trong việc xây dựng thương hiệu gắn với các dịch vụ ngân hàng bán lẻ.

Sản phẩm dịch vụ ngân hàng bán lẻ đa dạng, chất lượng tốt thu hút được ngày càng nhiều khách hàng (bao gồm cả khách hàng cá nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏ).

Có sự hỗ trợ của các cổ đông chiến lược là các ngân hàng nước ngoài có thế mạnh và kinh nghiệm về quản trị, công nghệ trong hoạt động ngân hàng bán lẻ.

Công tác truyền thông quảng bá cho thương hiệu và sản phẩm dịch vụ tốt, có hiệu ứng tích cực từ người tiêu dùng.

Công tác chăm sóc khách hàng tốt, tận dụng mọi cơ hội để tiếp cận tìm hiểu nhu cầu và cung cấp dịch vụ cho khách hàng qua các kênh hỗ trợ.

Đối với hoạt động kinh doanh thẻ có chiến lược rõ ràng trong việc phát triển hoạt động kinh doanh thẻ (Đông Á phát triển mạnh thẻ ghi nợ, ACB và Techcombank phát triển mạnh thẻ quốc tế trong đó ACB đứng đầu thị trường phát hành thẻ quốc tế, đứng thứ 2 về thanh toán thẻ quốc tế tại Việt Nam).

Mạng lưới thanh toán thẻ tốt, tập trung ở mảng POS và các ĐVCNT có chất lượng và có doanh số cao.

Điểm yếu

Nguồn vốn hạn chế, không có nhiều khả năng trong việc đầu tư mạnh về mạng lưới đặc biệt là mạng lưới ATM.

Không có nhiều khách hàng là các doanh nghiệp, tập đoàn lớn.

≠ Kết luận rút ra từ việc phân tích đối thủ cạnh tranh:

Từ phân tích trên cho thấy, trong giai đoạn 2010-2012, Vietcombank vẫn sẽ tiếp tục giữ vững vị trí dẫn đầu trên thị trường thẻ Việt Nam trên lĩnh vực phát hành và thanh toán thẻ quốc tế cũng như tiên phong trong việc ứng dụng những công nghệ mới trong lĩnh vực kinh doanh thẻ. Thị trường thẻ ghi nợ nội địa sẽ chứng kiến sự cạnh tranh gay gắt giữa Vietcombank, Vietinbank và Agribank để chiếm lĩnh vị trí đứng đầu. Các ngân hàng thương mại quốc doanh sẽ tiếp tục đầu tư mở rộng mạng lưới ATM và POS để khẳng định và củng cố thế mạnh về mạng lưới của mình trên thị trường.

Các ngân hàng thương mại cổ phần sẽ tiếp tục tập trung vào những mảng thị trường mang lại hiệu quả cao như phát hành và thanh toán thẻ quốc tế. Các ngân hàng thương mại cổ phần sẽ tiếp tục đầu tư mở rộng mạng lưới POS, không tập trung đầu tư mở rộng mạng lưới ATM mà tận dụng mạng lưới của những công ty chuyển mạch như Banknetvn và Smartlink.

Một phần của tài liệu 170 PHÁT TRIỂN DỊCH vụ THẺ NGÂN HÀNG tại NGÂN HÀNG đầu tư và PHÁT TRIỂN VIỆT NAM,LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế (Trang 85 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(110 trang)
w