Phân tích SWOT hoạt động dịch vụ thẻ của BIDV

Một phần của tài liệu 170 PHÁT TRIỂN DỊCH vụ THẺ NGÂN HÀNG tại NGÂN HÀNG đầu tư và PHÁT TRIỂN VIỆT NAM,LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế (Trang 69 - 73)

2.2.2.1. Điểm mạnh

Với ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam, BIDV có những thế mạnh trong hoạt động dịch vụ thẻ, thể hiện qua các điểm chính như sau:

Nền tảng phát triển của Ngân hàng lớn tại Việt Nam:

BIDV là một trong những ngân hàng lớn nhất Việt Nam, là Ngân hàng có lịch sử phát triển lâu đời, được chứng nhận bảo hộ thương hiệu tại Mỹ và nhiều năm dành được các giải thưởng lớn của các tổ chức, định chế tài chính trong và ngoài nước.

Bên cạnh đó, điểm mạnh của BIDV là đối tác chiến lược của nhiều tổng công ty, tập đoàn lớn, có quan hệ hợp tác kinh doanh với hơn 800 ngân hàng trên thế giới; đồng thời cũng là một trong những ngân hàng lớn thực hiện tài trợ cho nhiều dự án lớn và các dự án trọng điểm quốc gia, đặc biệt các dự án liên quan đến đầu tư cơ sở hạ tầng.

Có cơ sở, hệ thống hạ tầng kĩ thuật và công nghệ đảm bảo: Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin của BIDV hiện đại, được triển khai đầy đủ và đồng bộ bao gồm các hệ thống ngân hàng cốt lõi, mạng, truyền thông, bảo mật, trung tâm dự phòng..., đây là nền tảng quan trọng để hỗ trợ phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại, trong đó có dịch vụ thẻ.

Mạng lưới chấp nhận thẻ: BIDV là một trong các ngân hàng có thị phần mạng lưới thanh toán lớn nhất, mạng lưới chấp nhận thẻ rộng khắp 63 tỉnh thành phố trên cả nước với hơn 1000 ATM, 1000 POS và liên tục mở rộng,..

ngân hàng của BIDV lớn, đặc biệt là khách hàng cá nhân - là đối tượng sử dụng dịch vụ thẻ, cụ thể năm 2009 BIDV có gần 3 triệu CIF khách hàng cá nhân. Bên cạnh đó, BIDV có quan hệ với nhiều khách hàng là doanh nghiệp, tổ chức lớn.

2.2.2.2. Điểm yếu

Bên cạnh những điểm mạnh còn tồn tại một số điểm yếu cơ bản trong hoạt động dịch vụ thẻ, đó là:

Công nghệ chưa ổn định, kém hiệu quả, tiếp cận các dự án mới còn chậm:

Hệ thống công nghệ cốt lõi thẻ hoạt động chưa ổn định, kém hiệu quả, khó khăn trong quá trình phát triển các tính năng, sản phẩm và dịch vụ mới; các dự án công nghệ về thẻ triển khai còn chậm, đặc biệt về mặt quy trình, thủ tục đầu tư kéo dài dẫn đến bỏ lỡ nhiều cơ hội kinh doanh.

Còn thiếu nhiều ứng dụng quan trọng như chưa có hệ thống Contact - Center và CRM tập trung để có thể hỗ trợ khách hàng tốt hơn, các kênh thanh toán hiện đại như Internet Banking/Mobile Banking đang trong quá trình đầu tư. Bên cạnh đó dịch vụ thẻ BIDV chưa kết nối thanh toán với các tổ chức thẻ khác như: MasterCard, JCB, American Expresss...

Sản phẩm thẻ và các dịch vụ gia tăng còn chưa đa dạng, mạng lưới dàn trải:

Sản phẩm thẻ không đa dạng trong đó sản phẩm thẻ tín dụng quốc tế mới triển khai trong năm 2009, chậm so với thị trường.

Mạng lưới ATM rộng khắp nhưng dàn trải, còn nhiều điểm chưa hiệu quả (tần suất giao dịch và thu phí giao dịch thấp).

Tốc độ mở rộng mạng lưới POS còn chậm so với thị trường, hạn chế về độ bao phủ tại các địa bàn trọng điểm và các sản phẩm thẻ thanh toán chấp nhận (chỉ chấp nhận thẻ ghi nợ BIDV và thẻ Visa).

Kinh nghiệm triển khai sản phẩm thẻ tín dụng quốc tế còn hạn chế.

Công tác bán hàng chưa đạt hiệu quả cao: Kênh bán hàng chưa đa đạng, chủ yếu qua kênh truyền thống là chi nhánh nhưng lại chưa hiệu quả; chưa triển khai các kênh bán hàng trực tiếp, bán hàng qua internet, telemarketing; chưa phát triển dịch vụ chăm sóc khách hàng sau bán hàng.

Truyền thông, quảng cáo chưa được chú trọng:

Truyền thông bên ngoài: Thương hiệu của BIDV chưa được nhiều người tiêu dùng biết đến do hiệu quả hoạt động truyền thông quảng cáo chưa cao; Chưa có những chương trình truyền thông xuyên suốt và lâu dài, thường các chương trình khuyến mại đơn điệu, thường triển khai chậm so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường và đạt hiệu quả chưa cao.

Truyền thông nội bộ: Chưa đạt hiệu quả cao, cán bộ trong ngân hàng còn chưa hiểu biết nhiều về sản phẩm thẻ của BIDV, chưa trở thành kênh tuyên truyền quảng bá tốt về dịch vụ.

2.2.2.3. Cơ hội

Tuy thị trường thẻ hiện nay cạnh tranh gay gắt nhưng vẫn còn nhiều cơ hội mở rộng và nâng cao hiệu quả trong dịch vụ thẻ ngân hàng, đó là:

Dân số:

- Số lượng: với dân số Việt Nam vào khoảng 87 triệu người, trong đó số lượng thẻ phát hành tính đến cuối năm 2009 đạt hơn 21 triệu thẻ (chiếm 24%). Với số lượng dân cư hiện tại và số lượng thẻ đã phát hành trong thời gian qua, thị trường thẻ Việt Nam đem lại rất nhiều cơ hội cho các ngân hàng khai thác, phát triển dịch vụ thẻ.

- Đặc điểm:

Đặc điểm dân số trẻ, với 30% dân số dưới 30 tuổi: đây là đối tượng khách hàng tiềm năng luôn có nhu cầu, kiến thức cũng như trình độ để sử dụng các dịch vụ ngân hàng hiện đại đặc biệt là dịch vụ thẻ.

Số người trong độ tuổi lao động cao: chiếm khoảng 65% dân số, tỷ lệ phụ thuộc có xu hướng giảm (từ 53.7% năm 2007 xuống 48.7% năm 2010).

Thu nhập và tỷ lệ tiêu dùng trên thu nhập1:

Thu nhập trung bình: ngày càng cao, trong đó nhóm có tốc độ tăng thu nhập nhanh nhất trong khoảng 500 - 1.000 USD/tháng.

Tỷ lệ tiêu dùng trên thu nhập: ngày càng gia tăng (khoảng 70% thu nhập hàng tháng), và hiện đang là nước có tỷ lệ cao nhất so với các quốc gia Đông Nam Á.

Tỷ lệ mua sắm tại các siêu thị, trung tâm thương mại: tăng từ 9% năm 2005 lên 14% năm 2007, và dự kiến sẽ tăng lên 24% vào năm 2010.

Số lượng khách hàng mở tài khoản tại ngân hàng còn ít:

Số người hưởng lương Ngân sách nhà nước trả lương qua tài khoản vào cuối năm 2009 là hơn 2 triệu tài khoản.2

2.2.2.4. Thách thức

Bên cạnh những lợi thế đã đề cấp, công tác phát triển dịch vụ thẻ của BIDV cũng sẽ gặp những thách thức không nhỏ, đó là:

Thói quen tiêu dùng bằng tiền mặt: Phương thức chợ truyền thống và các cửa hàng bán lẻ nhỏ vẫn chiếm đến 90% trong thói quen tiêu dùng của người Việt Nam. Do đó, thói quen tiêu dùng bằng tiền mặt vẫn đang ăn sâu trong tiềm thức người Việt.

Phát sinh loại tội phạm công nghệ cao, đặc biệt trong lĩnh vực thẻ, đang có xu hướng chuyển dịch sang các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Đây là một nhân tố cần quan tâm trong định hướng phát triển mạnh mẽ hoạt động kinh doanh thẻ trong thời gian tới.

1

Nguồn: Thị trường mặt bằng bán lẻ - cơ hội và thách thức năm 2009. www.tuoitre.com.vn

Cạnh tranh trên thị trường

Số lượng Ngân hàng tham gia thị trường thẻ ngày càng gia tăng. Tính đến thời điểm 10.2009 số lượng Ngân hàng hoạt động tại Việt Nam lên đến gần 50 Ngân hàng trong đó bao gồm 43 ngân hàng nội địa (3 NHTM quốc doanh, 40 NHTM cổ phần), 5 ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam mà 47 ngân hàng tham gia hoạt động phát hành và thanh toán thẻ. Sự tham gia ngày càng nhiều của các Ngân hàng khiến cho tính cạnh tranh trên thị trường thẻ ngày càng khốc liệt.

Các ngân hàng nước ngoài với thế mạnh về tài chính, công nghệ và quản trị đang dần dần thâm nhập và mở rộng hoạt động trong lĩnh vực thẻ; Sản phẩm chất lượng cao, các dịch vụ gia tăng phong phú, nhiều ưu đãi dành cho khách hàng.

Một phần của tài liệu 170 PHÁT TRIỂN DỊCH vụ THẺ NGÂN HÀNG tại NGÂN HÀNG đầu tư và PHÁT TRIỂN VIỆT NAM,LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế (Trang 69 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(110 trang)
w