Khái quát về Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Một phần của tài liệu 170 PHÁT TRIỂN DỊCH vụ THẺ NGÂN HÀNG tại NGÂN HÀNG đầu tư và PHÁT TRIỂN VIỆT NAM,LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế (Trang 39 - 69)

2.1.1.1 Sự hình thành phát triển và cơ cấu tổ chức

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (tiền thân là Ngân hàng kiến thiết Việt Nam) được thành lập ngày 26/4/1957 trực thuộc Bộ Tài chính. Từ khi thành lập đến nay, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt nam đã nhiều lần thay đổi tên gọi: Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam (giai đoạn năm 1957 - 1981), Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam (giai đoạn năm 1981 - 1990), Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (từ năm 1990 đến nay).

Tính đến năm 2009, sau 52 năm hình thành và phát triển, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã trở thành một trong năm ngân hàng thương mại lớn nhất Việt Nam với qui mô không ngừng mở rộng và tăng trưởng bền vững với tỷ lệ tăng trưởng hàng năm trên 18%. Đến 31/12/2006, lần đầu tiên tổng tài sản của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam vượt ngưỡng 10 tỷ USD, đạt 158.219 tỷ VND, vốn chủ sở hữu đạt 4.502 tỷ VND, các chỉ số phản ánh hiệu quả hoạt động tiệm cận với chuẩn mực (ROA đạt 0,44%; ROE đạt 13,23%), lần đầu tiên hệ số an toàn vốn đạt 5,9%, phát hành thành công 3.250 tỷ VND trái phiếu tăng vốn và thực hiện niêm yết trên thị trường chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh. Đến năm 2008, tổng tài sản của BIDV đã đạt 243.867 tỷ đồng. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam có một mạng lưới rộng khắp các tỉnh thành trong cả nước với 108 chi nhánh cấp 1 cùng hàng ngàn Phòng, điểm giao dịch truyền thống và phi truyền thống

cùng với hơn 14.000 cán bộ nhân viên. Một đặc điểm dễ nhận biết của đội ngũ nhân viên Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đó là sự trẻ trung, tâm huyết và được đào tạo bài bản, đúng chuyên môn. Đồng thời, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam còn là doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên thuê tổ chức định hạng tín nhiệm uy tín quốc tế Moody’s thực hiện xếp hạng tín nhiệm với kết quả đạt trần tín nhiệm quốc gia. Và cũng là Ngân hàng thương mại đầu tiên của Việt Nam triển khai phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo Điều 7 Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN, một bước tiến đột phá quan trọng, tạo thêm nền tảng vững chắc cho hoạt động quản trị rủi ro theo thông lệ quốc tế.

Mục tiêu phấn đấu của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam là nâng cao năng lực tài chính, năng lực cạnh tranh, ngày càng đa dạng hóa các sản phẩm và dịch vụ, tăng trưởng ổn định đảm bảo chủ động giữ vững thị phần trước biến động của thị trường, hướng tới một mô hình ngân hàng hiện đại, từng bước hội nhập quốc tế theo các chuẩn mực tài chính quốc tế.

Về mô hình tổ chức, hiện nay ngân hàng được tổ chức theo 4 khối: Khối ngân hàng với 108 chi nhánh cấp 1 tại tất cả các tỉnh, thành phố trên cả nước; Khối công ty gồm 5 công ty độc lập (Công ty Chứng khoán, Công ty Cho thuê tài chính 1, Công ty cho thuê tài chính 2, Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản, Công ty bảo hiểm); khối liên doanh (gồm ngân hàng liên doanh VID-Public, ngân hàng liên doanh Lào - Việt, công ty liên doanh tháp BIDV, Công ty liên doanh quản lý đầu tư và ngân hàng liên doanh Việt - Nga); khối đơn vị sự nghiệp (gồm Trung tâm Công nghệ thông tin và Trung tâm đào tạo).

ST T

Chỉ tiêu Đvị Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

1 Tổng tài sản tỷ đồng 204.992 243.867 296.4 32 2 Huy động vốn cuối kỳ tỷ đồng 149.744 200.539 203.2 98 3 Dư nợ tín dụng cuối kỳ tỷ đồng 125.596 149.418 206.4 02

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

2.1.1.2. Tình hình hoạt động kinh doanh

về kết quả kinh doanh, theo chuẩn mực kế toán quốc tế, lợi nhuận sau thuế của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam gia tăng qua các năm, ROA và ROE cũng gia tăng, tuy nhiên vẫn ở mức thấp. Trong tổng thu nhập thuần, thì thu nhập lãi từ hoạt động tín dụng chiếm tỷ trọng cao nhất, luôn ở mức trên 50%. Như vậy, có thể nói hoạt động tín dụng vẫn đem lại phần lớn thu nhập cho ngân hàng.

trong năm

5 Lợi nhuận trước thuế tỷ đồng 2.112 2.428 3.605

6 ROA % 0,87% 0,75

% 1,04%

7 ROE % 13,4% 13,6

Tổng nguồn vốn huy động Tỷ đồn g 149.744 200.539 203.298 Tiền gửi % 76 78 78 Tiền vay % 8 8 8 Phát hành giấy tờ có giá % 16" 14 14 Thị phần huy động vốn % __________ 16 _________ 12,8 __________ 13

Nguồn: Báo cáo thường niên 2007-2009

* Hoạt động huy động vốn:

Hoạt động huy động vốn luôn được BIDV chú trọng quan tâm. Nguồn vốn huy động liên tục tăng qua các năm, đảm bảo nguồn vốn bổ sung cho nhu cầu thanh khoản. Có được kết quả đó là do ngân hàng đã đa dạng hoá nguồn vốn bằng việc thực hiện các hình thức, biện pháp, kênh huy động vốn có hiêu quả bên cạnh các sản phẩm huy động vốn truyền thống như: tiết kiệm dự thưởng, phát hành giấy tờ có giá ngắn hạn dưới hình thức kỳ phiếu, phát hành giấy tờ có giá dài hạn dưới hình thức chứng chỉ tiền gửi dài hạn và trái phiếu 03 đến 05 năm và đặc biệt là phát hành thành công trái phiếu dài hạn tăng vốn cấp 2... Mặt khác, kể từ năm 2006 đến nay ngân hàng đã mở rộng mạng lưới

34

huy động vốn, nâng cao chất lượng thanh toán, mở rộng dịch vụ ATM, tổ chức nhận tiền gửi, chi trả và phục vụ thanh toán qua ngân hàng thuận tiện cho khách hàng với nhiều sản phẩm đa dạng chất lượng cao. Bên cạnh đó, việc giải ngân Trái phiếu chính phủ của Vinashin cũng góp phần làm tăng huy động vốn của ngân hàng.

Chỉ tiêu Số tiền (tỷ đồng) +/- (%) Số tiền (tỷ đồng) +/- (%) Số tiền (tỷ đồng) +/- (%) Dư nợ 125.5 96 3 4 149.418 18,9 206.402 38T

Nguồn: Báo cáo thường niên 2007-2009

Nguồn vốn chủ sở hữu của ngân hàng trong những năm qua cũng có xu hướng tăng trưởng liên tục. Điều này góp phần vào việc tăng tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu, nâng cao năng lực tài chính của ngân hàng.

* Hoạt động sử dụng vốn

Trong những năm gần đây, thị phần tín dụng của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam luôn đứng thứ hai trong toàn hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam và đã khẳng định vị thế của BIDV trong việc cung ứng vốn cho nền kinh tế.

Ngân hàng đã nhận được sự đánh giá cao của Chính phủ trong công tác tài trợ vốn cho các chương trình kinh tế lớn, trọng điểm của đất nước và đóng vai trò quan trọng trong việc cung ứng vốn cho các ngành kinh tế giàu tiềm năng phát triển như thủy điện, công nghiệp tàu thủy và khai khoáng.Đồng thời ngân hàng còn thiết lập quan hệ kinh doanh toàn diện và chọn lọc với các Tổng công ty lớn thông qua các thỏa thuận hợp tác. Bên cạnh đó, công tác kiểm soát tín dụng luôn được thực hiện một cách toàn diện trên các mặt quy

35

mô, tổng dư nợ, tốc độ tăng trưởng, cơ cấu tín dụng theo hướng nâng cao hiệu quả, an toàn, bền vững.

Thu dịch vụ ròng 624 1.003 1.404

Nguồn: Báo cáo thường niên 2007-2009

Trong những năm vừa qua, công tác tín dụng của BIDV đã có những chuyển biến theo hướng tích cực:

- Tăng cường kiểm soát tăng trưởng và chất lượng tín dụng, tăng hiệu quả và độ an toàn, gắn chặt giữa tăng trưởng tín dụng và kiểm soát rủi ro.

- Tăng tỷ trọng cho vay thương mại, giảm tỷ trọng cho vay chỉ định và theo KHNN.

- Tăng tỷ trọng cho vay ngắn hạn, giảm tỷ trọng cho vay trung dài hạn. - Tăng tỷ trọng cho vay các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, giảm tỷ trọng

cho vay các doanh nghiệp nhà nước.

- Tăng tỷ trọng cho vay có tài sản đảm bảo, giảm tỷ trọng cho vay không có

tài sản đảm bảo.

* Hoạt động cung cấp dịch vụ trung gian tài chính

Hoạt động dịch vụ ngày càng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của ngân hàng hiện đại. Đối với Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, hoạt động dịch vụ đã đóng góp một phần quan trọng vào kết quả kinh doanh chung của toàn hệ thống, trong đó kết hợp cả các dịch vụ truyền thống và dịch vụ hiện đại. Thu dịch vụ ròng đã có sự chuyển biến tích cực trong những năm

36

qua, năm 2008 mức thu dịch vụ ròng của toàn khối ngân hàng đạt 1.845 tỷ đồng, tăng trưởng 129% so với năm 2007. Thu dịch vụ chủ yếu vẫn tập trung vào các dịch vụ truyền thống như dịch vụ kinh doanh tiền tệ (25%), dịch vụ thanh toán (15%), dịch vụ bảo lãnh (25%).

Bảng 2.4: Thu dịch vụ ròng giai đoạn 2007-2009

Năm lượng NH

Thẻ nội địa quốc tếThẻ (máy)ATM sử dụng (ty đồng) toán (triệu USD) 2007 3 0" 8.751.55 0 589.78 4 4.596 19.61 6 124.30 0 755 2008 4 0" 13.976.47 2 1.027.46 9 7.480 26.93 0 250.00 0 1.20 0 2009 4 7" 5 19.525.91 5 1.474.08 9.731 334.17 4 349.26 2 1.72

Nguồn: Báo cáo thường niên 2007-2009

2.1.2. Thực trạng thị trường kinh doanh thẻ Việt Nam

Thị trường thẻ Việt Nam trong những năm gần đây đã có những chuyển biến tích cực với nhiều ngân hàng mới tham gia thị trường, hoạt động phát hành thẻ nội

địa/quốc tế sôi động và mạng lưới chấp nhận thẻ ATM/POS rộng phát triển khắp cả nước.

2.1.2.1. Môi trường pháp lý

Trong những năm vừa qua, Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách và những văn bản pháp lý nhằm thúc đẩy các hoạt động phát hành và thanh toán thẻ như: Đề án thanh toán không dùng tiền mặt, Quy định trả lương qua tài khoản, Quyết định số 20 về việc ban hành Quy chế phát hành, thanh

toán, sử dụng và cung cấp dịch vụ hỗ trợ hoạt động thẻ ngân hàng (thay thế Quyết

định số 371 cũ), Quyết định về hạn mức số dư đối với thẻ trả trước vô danh, Quy chế cấp và quản lý mã PIN . . .

37

2.1.2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh thẻ tại thị trường Việt Nam

Bảng 2.5: Số liệu thị trường thẻ Việt Nam

Giai đoạn 2007-2009 chứng kiến số lượng các ngân hàng gia nhập thị trường thẻ Việt Nam ngày càng gia tăng, đặc biệt các ngân hàng thương mại cổ phần nhỏ. Số lượng các ngân hàng tham gia thị trường thẻ năm 2009 tăng hơn 1,5

lần so với năm 2007. Điều này thể hiện dịch vụ thẻ ngày càng giữ một vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển của các ngân hàng, đặc biệt trong giai đoạn

khủng hoảng hiện nay khi việc phát triển các sản phẩm truyền thống gặp nhiều khó khăn. Đồng thời sự cạnh tranh giữa các ngân hàng trên thị trường thẻ ngày càng trở nên gay gắt và căng thẳng hơn.

Thị trường thẻ trong giai đoạn này đạt được mức tăng trưởng nhanh ở trên tất

cả các lĩnh vực phát hành thẻ, thanh toán thẻ và mạng lưới thiết bị chấp nhận thẻ (ATM, POS). Trong hoạt động phát hành thẻ, thẻ nội địa chiếm hơn 90% tổng số thẻ phát hành. Tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm của thẻ nội địa (trong đó hơn 99% là thẻ ghi nợ) là 69%, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng đang có xu hướng giảm dần qua các năm, năm 2007 thẻ nội địa tăng 106% nhưng năm 2008 chỉ tăng

59%, năm 2009 chỉ tăng 40%. Tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm của thẻ quốc tế là 50% với tốc độ tăng trưởng qua các năm như sau: năm 2007 tăng 31%,

nhanh và mạnh của số lượng thẻ lưu hành, số lượng máy ATM cũng gia tăng đáng

kể với tốc độ tăng trung bình 54%/năm, cao hơn 1,5 lần so với tốc độ tăng trưởng

của số lượng POS (tăng trung bình 35%/năm). Số lượng thẻ ghi nợ nội địa và số lượng máy ATM năm 2007, 2008 gia tăng nhanh chóng dưới hiệu ứng tích cực của Chỉ thị 20/CT-TTg ngày 24/8/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc trả lương qua tài khoản cho các đối tượng hưởng lương từ Ngân sách nhà nước. Tuy nhiên bước sang năm 2009, dưới tác động của suy giảm kinh tế do cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, tốc độ gia tăng của số lượng thẻ phát hành cũng như số lượng thiết bị ATM/POS đã giảm đáng kể so với năm 2007, 2008. Theo thống kê của Hội thẻ ngân hàng Việt Nam, tính đến cuối năm 2009, về thị phần thẻ nội địa,

Ngân hàng Nông nghiệp đã vươn lên trở thành ngân hàng có số lượng thẻ ATM lớn nhất Việt Nam với gần 4,2 triệu thẻ, chiếm 20,7% thị phần. Tiếp đến là Ngân hàng cổ phần Đông Á với 4 triệu thẻ, chiếm 19,8% thị phần, đứng thứ 3 là Vietcombank với 3,85 triệu thẻ chiếm 19% thị phần.

2.1.2.3. Các đặc điểm chủ yếu của thị trường thẻ Việt Nam trong giai đoạn 2007 - 2009

Xu hướng liên minh, liên kết giữa các ngân hàng ngày càng trở thành xu hướng chủ đạo, với sự tham gia của ngày càng nhiều các ngân hàng. Số thành viên

trong các liên minh thẻ gia tăng cùng với số lượng các ngân hàng mới gia nhập thị

trường thẻ. Hiện tại ở Việt Nam có những liên minh thẻ lớn như Banknetvn, Smartlink (tiền thân là liên minh giữa VCB và các ngân hàng thành viên), VNBC... Dưới sự chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, hai liên minh thẻ lớn nhất ở Việt Nam là Banknetvn và Smartlink đã ký kết thỏa thuận hợp tác kết nối vào tháng 11/2007 và đến tháng 5/2008, 2 liên minh trên đã kết nối hệ thống ATM với nhau. Hiện tại số lượng các ngân hàng tham gia kết nối hệ thống ATM đang ngày càng được mở rộng. Định hướng trong thời gian tới, tại Việt Nam sẽ hình thành tổ chức chuyển mạch quốc gia, kết nối tất cả hệ thống ATM và thiết bị

chấp nhận thẻ của các ngân hàng khác nhau thành một hệ thống liên thông và thống nhất.

Về tính năng sản phẩm thẻ, bên cạnh các tính năng cơ bản của các sản phẩm

thẻ như rút tiền, chuyển khoản, thanh toán tiền hàng hóa dịch vụ, các ngân hàng rất đầu tư chú trọng phát triển các dịch vụ giá trị gia tăng và các tiện ích cho chủ thẻ như thanh toán hóa đơn (tiền điện, nước, viễn thông, bảo hiểm, đặt vé máy bay...), mua hàng qua mạng, các dịch vụ ngân hàng qua điện thoại di động và Internet, tích điểm thưởng để đổi quà.

Danh mục các loại thẻ của các ngân hàng cũng vô cùng đa dạng và phong phú, với các loại thẻ dành riêng cho các đối tượng khác nhau: thẻ dành cho phái nữ, thẻ dành cho giới trẻ, thẻ dành cho doanh nhân, thẻ dành cho sinh viên, thẻ dành cho doanh nghiệp trả lương, thẻ liên kết, thẻ đồng thương hiệu. Phát triển đa

dạng các sản phẩm thẻ để đáp ứng tốt nhất các nhu cầu của những phân khúc khách hàng khác nhau đang ngày càng trở thành một xu hướng rõ rệt trên thị trường thẻ Việt Nam.

Các ngân hàng Việt Nam đầu tư rất mạnh mẽ cho hoạt động marketing, quảng bá thương hiệu thẻ của mình thông qua tổ chức các chương trình khuyến mại thường niên, tài trợ các gameshow truyền hình, quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng.

2.1.2.4. Tồn tại, hạn chế của thị trường thẻ Việt Nam giai đoạn hiện nay

Tuy nhiên bên cạnh những con số tăng trưởng rất ấn tượng về mặt số lượng,

thị trường thẻ Việt Nam giai đoạn này vẫn còn tồn tại một số hạn chế như:

Các ngân hàng phát triển mạnh về số lượng (thẻ phát hành, máy ATM) nhưng chất lượng dịch vụ thẻ nói chung chưa được nâng cao một cách tương ứng.

Cuối năm 2009 Ngân hàng Nông nghiệp đã vươn lên trở thành ngân hàng có số

Một phần của tài liệu 170 PHÁT TRIỂN DỊCH vụ THẺ NGÂN HÀNG tại NGÂN HÀNG đầu tư và PHÁT TRIỂN VIỆT NAM,LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế (Trang 39 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(110 trang)
w