Một số kiến nghị

Một phần của tài liệu 075 GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA và hạn CHẾ rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG CHI NHÁNH GIẢNG VÕ,KHOÁ LUẬN tốt NGHIỆP (Trang 106)

3.3.1. về phía nhà nước.

Nhà nuớc ta cần nâng cao vai trò điều hành hơn nữa thông qua việc thực hiện các chính sách tài khóa kết hợp với chính sách tiền tệ của NHNN nhằm nâng cao

hiệu quả và ứng phó kịp thời với sự biến đổi của thị trường. Cần có những biện pháp thích hợp nhằm thúc đẩy thị truờng tài chính, đặc biệt là thị truờng tiền tệ và thị truờng liên ngân hàng nhằm tạo điều kiện cho các ngân hàng có một môi trường thuận lợi để phát triển và đa dạng hoá được các sản phẩm của mình để góp phần giảm thiểu rủi ro.

Nhà nước cần tiếp tục thực hiện đơn giản hoá các thủ tục hành chính để tạo điều kiện cho các cá nhân, doanh nghiệp giải quyết nhanh chóng các thủ tục xin vay, tăng vòng quay sử dụng vốn của khách hàng và tạo điều kiện cho khách hàng có đủ vốn kịp thời để có thể phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện trả nợ đúng hạn cho ngân hàng.

Nhà nước cũng cần tạo lập một môi trường kinh doanh lành mạnh đẩy mạnh hơn nữa tiến trình cổ phần hoá các DNNN, hỗ trợ ngân hàng trong việc theo dõi, giám sát quá trình hoạt động của các doanh nghiệp này vì hiện nay có rất nhiều các DNNN làm ăn kém hiệu quả, kinh doanh thua lỗ khiến cho vai trò điều hành của nhóm các đơn vị này bị giảm sút. Nhà nước cần đưa ra các văn bản hướng dẫn cụ thể việc thành lập, sáp nhập và cổ phần hoá doanh nghiệp một cách cụ thể để tạo điều kiện cho doanh nghiệp sớm đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh.

Nhà nước cần xây dựng một hành lang pháp lý an toàn, thuận lợi và đưa ra các chính sách quản lý vĩ mô phù hợp. Hệ thống pháp luật cần đuợc hoàn chỉnh bởi hoạt động của các ngân hàng chịu tác động bởi hệ thống pháp lý mà nhà nuớc ban hành. Chính vì vậy Nhà nuớc cần tiếp tục xây dựng các văn bản để hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến hoạt động ngân hàng như: quy định về giao dịch bảo đảm, đăng ký giao dịch bảo đảm, quy định về quyền sở hữu tài sản và giấy tờ cần thiết chứng minh quyền sở hữu tài sản như công tác cấp sổ đỏ, sổ hồng cho khách hàng nhằm tạo điều kiện cho ngân hàng tiến hành thủ tục xử lý TSĐB để thu hồi vốn một cách nhanh chóng. Ngoài ra các Bộ luật liên quan cần có sự thống nhất vớu nhau về phương thức xử lý TSĐB như Luật đất đai, Bộ luật dân sự.

Ngoài ra, nhà nước cần nâng cao và mở rộng sự minh bạch trong các kênh thông tin. Để đạt được điều này, Nhà nước cần yêu cầu các Bộ, ban ngành kinh tế liên quan yêu cầu các doanh nghiệp phải cung cấp thông tin về Bộ theo hàng tháng, hàng quý, hàng năm. Các thông tin này phải được kiểm tra kiểm soát một cách chính xác thông qua việc yêu cầu các doanh nghiệp cung cấp thông tin đã đuợc kiểm toán để đảm bảo mức độ chính xác hơn trong công tác thẩm định của mình. Đây là một biện pháp mà Nhà nước có thể áp dụng để hỗ trợ công tác thẩm định khách hàng của các ngân hàng hiện nay.

3.3.2. về phía ngân hàng nhà nước

Với chức năng kiểm soát đối với hoạt động của các TCTD, và là cơ quan quản lý nhà nước. Chính vì vậy vai trò quản lý của NHNN với hoạt động của các TCTD là rất quan trọng.

NHNN cần nâng cao vai trò hướng dẫn và điều hành của mình thông qua việc thường xuyên tổng hợp, phân tích thông tin thị trường, đưa ra những nhận định và dự báo nhằm định hướng cho hoạt động của các NHTM một cách đúng đắn cũng như việc thực hiện chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ để các NHTM có cơ sở để tham khảo và áp dụng vào hoạt động kinh doanh của mình.

NHNN cần đưa ra khung trần lãi suất huy động và cho vay hợp lý phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế trong từng thời kỳ.

NHNN cần tiến hành thanh tra thường xuyên các hoạt động của các NHTM thông qua việc thực hiện các cuộc kiểm tra, phúc tra trong việc chấp hành các quy định của pháp luật và của NHNN trong hoạt động kinh doanh. Cần nâng cao vai trò và hiệu quả của Thanh tra NHNN thông qua việc tiến hành thanh tra giám sát từ xa, thanh tra tại chỗ nhưng kèm theo các cảnh báo sớm cho hoạt động của ngân hàng đó; xây dựng tiêu chí cụ thể để đánh giá rủi ro của NHTM khi tiến hành thanh tra ngân hàng; tiếp cận với các chuẩn mực và thông lệ quốc tế, tiến tới xây dựng hệ thống giám sát từ xa của thanh tra ngân hàng thông qua mạng thông tin trực tuyến với các NHTM.

NHNN cần phải hoàn thiện quy chế cho vay và đảm bảo tiền vay trên cơ sở đảm bảo an toàn cho hoạt động ngân hàng đồng thời tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật một cách tốt nhất, đảm bảo cho các ngân hàng hoạt động kinh doanh hiệu quả, bảo vệ quyền lợi của ngân hàng và khách hàng một cách rõ rang.

Hiện nay thông tin trên CIC được đánh giá là chưa thực sự toàn diện, chưa cung cấp đầy đủ thông tin một cách toàn diện về khách hàng vay vốn. Chính vì vậy việc nâng cao chất lượng của CIC là hoàn toàn cần thiết, bởi đây là nguồn thông tin quan trọng cho các NHTM khi tiến hành thẩm định khách hàng vay vốn. Yêu cầu hoàn thiện hoạt động của CIC thông qua việc cung cấp thông tin phải bao hàm tất cả thông tin về tình hình vay vốn của khách hàng tại các TCTD, ngoài các thông tin tài chính cần có sự phân tích về các thông tin phi tài chính và tình hình hoạt động của khách hàng đó, về ban điều hành...

KẾT LUẬN CHUƠNG 3

Dựa trên cơ sở lý luận về phòng ngừa và hạn chế RRTD tại chương 1 và phân tích thực trạng tình hình RRTD, tìm hiểu những kết quả đạt đuợc cũng như những tồn tại và hạn chế trong hoạt động tín dụng của chương 2 để từ đó đưa ra các giải pháp phòng ngừa, hạn chế RRTD tại VPBank Chi nhánh Giảng Võ tại chương 3, góp phần giúp cho hoạt động tại Chi nhánh hiệu quả hơn và an toàn hơn. Để các giải pháp trên được tiến hành hiệu quả hơn rất cần sự hỗ trợ từ các cơ quan chủ quản nhà nước, các ban ngành liên quan. Chính vì vậy, tác giả đã đưa ra một số kiến nghị với NHNN và nhà nước để có thể tạo điều kiện cho hoạt động của hệ thống NHTM hiệu quả và an toàn hơn.

KẾT LUẬN

Qua phần trình bày ở trên, có thể nhận thấy RRTD là loại rủi ro luôn luôn tiềm ẩn và không thể tránh khỏi trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Các NHTM không thể loại bỏ được rủi ro hoàn toàn nhưng cần có những biện pháp thích hợp để phòg ngừa, hạn chế nó.

Bài khóa luận: “Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng - Chi nhánh Giảng Võ” được viết với mong muốn đưa ra những giải pháp thích hợp góp phần giảm thiểu rủi ro tại CHI NHÁNH và đã đạt được một số nội dung chính sau:

Một là, nêu lên được những vấn đề cơ bản về tín dụng và phòng ngừa, hạn chế RRTD trong hoạt động kinh doanh của NHTM.

Hai là, phân tích hoạt động tín dụng và RRTD tại ngân hàng để từ đó nhận thức được các kết quả đạt được cũng như những tồn tại và nguyên nhân của tồn tại đó trong công tác phòng ngừa RRTD tại VPBank Chi nhánh Giảng Võ

Ba là, đưa ra những giải pháp phù hợp với những tồn tại đã được phân tích và các kiến nghị lên các cơ quan chủ quản nền kinh tế.

Kết thúc khoá luận, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới các thầy cô giáo trong trường Học Viện Ngân hàng đã tận tình dạy bảo em trong suốt thời gian học tập tại trường. Em xin gửi lời cảm ơn tới TS. Lê Văn Luyện đã dành thời gian và tâm huyết hướng dẫn em hoàn thành khoá luận này. Đồng thời em cũng xin gửi lời cảm ơn Ban lãnh đạo Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng - Chi nhánh Giảng Võ cùng các anh chị trong Phòng phục vụ khách hàng đã tạo điều kiện cho em được thực tập tại một môi trường năng động và được tiếp xúc với thực tế, hỗ trợ số liệu báo cáo cho em có thể hoàn thành bài khoá luận này.

Mặc dù đã cố gắng tìm hiểu và nghiên cứu, xong đây là một vấn đề phức tạp và do kinh nghiệm nghiên cứu còn hạn chế nên khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự đóng góp qúy báu của thầy cô và các bạn.

Em xin chân thành cảm ơn!!!

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Hồ Diệu (2000), Tín dụng ngân hàng, Học Viện Ngân hàng, NXB Thống kê. [2] Tô Kim Ngọc (2005), Lý thuyết tiền tệ ngân hàng, NXB Thống kê, Hà Nội. [3] Peter S.Rose, Hiệu đính GS.TS Nguyễn Văn Nam, PGS.TS Vương Trọng

Nghĩa (2001), Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Tài chính, Hà Nội. [4] Quyết định 493/2005/QĐ - NHNN ngày 22 tháng 04 năm 2005 của ngân

hàng nhà nước ban hành về quy định phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng

rủi ro trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng.

[5] Quyết định số 18/2007/QĐ - NHNN ngày 25/04/2007 do thống đốc NHNN ban hành về sửa đổi bổ sung quy định 493/2005/QĐ - NHNN

[6] Thông tư 02/2013/TT - NHNN ban hành ngày 21/01/2013 quy định về phân loại tài sản có, mức trích và phương pháp trích lập DPRR và việc sử dụng DPRR

trong hoạt động của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

[7] Báo cáo kết quả kinh doanh của VP Bank chi nhánh Giảng Võ năm 2010, 2011, 2012

[8] Báo cáo tổng kết cuối năm của VP Bank chi nhánh Giảng Võ năm 2010, 2011, 2012

[9] Bảng cân đối kế toán của VP Bank chi nhánh Giảng Võ năm 2010, 2011, 2012

[10] Số liệu phòng phục vụ khách hàng của VP Bank chi nhánh Giảng Võ năm

2010, 2011, 2012

[11] Báo cáo thường niên của ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng năm

2010, 2011, 2012.

[12] Slide bài giảng quản trị rủi ro - Học viện ngân hàng năm 2012 [13] Các website:

V Phapluat.tuoitre.com.vn V sbv.gov.vn

Một phần của tài liệu 075 GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA và hạn CHẾ rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG CHI NHÁNH GIẢNG VÕ,KHOÁ LUẬN tốt NGHIỆP (Trang 106)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(110 trang)
w