Phòng ngừa và hạn chế rủi ro tíndụng của Ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu 075 GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA và hạn CHẾ rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG CHI NHÁNH GIẢNG VÕ,KHOÁ LUẬN tốt NGHIỆP (Trang 28)

HÀNG THƯƠNG MẠI

1.2.1. Quan niệm về phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng

Phòng ngừa và hạn chế RRTD của ngân hàng chính là năng lực thực hiện các chính sách, quy trình tín dụng dựa trên cơ cấu tổ chức được thiết lập, cơ sở công nghệ ngân hàng hiện có, khả năng chỉ đạo điều hành của Ban lãnh đạo, khả năng triển khai đội ngũ nhân viên và các công cụ hỗ trợ nhằm giảm thiểu tổn thất của ngân hàng.

Cụ thể hơn thì: Phòng ngừa RRTD tức là các biện pháp mà ngân hàng tiến hành trước khi RRTD xảy ra, đó là các biện pháp chủ động nhằm hạn chế xác suất xảy ra RRTD, đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng của ngân hàng và thường được thực hiện trước khi cấp tín dụng cho khách hàng. Còn hạn chế RRTD là các biện pháp mà ngân hàng áp dụng nhằm giảm thiểu tới mức thấp nhất những tổn thất có thể mang lại từ RRTD, các biện pháp này thường được tiến hành trong và sau quá trình cấp tín dụng cho khách hàng.

1.2.2. Các giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng

1.2.2.1. Nhóm giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng

a. Xây dựng chính sách tín dụng hợp lý

Chính sách tín dụng của ngân hàng phải thực hiện ba mục tiêu cơ bản là lợi nhuận, an toàn và lành mạnh. Một chính sách tín dụng hợp lý sẽ tạo điều kiện cho ngân hàng vừa tối đa hóa lợi ích, vừa giảm thiểu được rủi ro. Để đạt được mục tiêu đó thì chính sách tín dụng phải được xây dựng dựa trên các căn cứ:

• Nguồn vốn của ngân hàng bao gồm cả nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn vốn huy động được. Chính vì vậy cần dựa vào quy mô nguồn vốn để lựa chọn kỳ

hạn đầu tư, loại hình cho vay phù hợp.

• Thị trường mục tiêu của ngân hàng, nguồn lực vật chất và trình độ của đội ngũ cán bộ nhân viên là nhân tố quan trọng để xây dựng chính sách hợp lý.

• Căn cứ vào những dự báo về rủi ro trong hoạt động ngân hàng nói chung và rủi ro trong hoạt động tín dụng nói riêng. Đồng thời việc xây dựng chính

tín dụng còn phụ thuộc vào các chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước trong từng thời kỳ, bởi điều này ảnh hưởng tới nhu cầu tiêu dùng của thị trường.

b. Thắt chặt và thực hiện đúng quy trình tín dụng

Việc tuân thủ quy trình tín dụng trong hoạt động ngân hàng là rất quan trọng. Nếu CBTD thực hiện nghiêm chỉnh quy trình xét duyệt cho vay, kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay, tiến hành phân tích đánh giá khách hàng đúng theo các quy định của ngân hàng thì việc xác suất xảy ra RRTD sẽ được giảm thiểu. Tuy nhiên nếu CBTD không nghiêm túc tuân thủ quy trình, thực hiện không đúng ở bất kể một khâu nào đó trong quá trình cho vay khách hàng, thì khả năng xảy ra rủi ro là rất cao. Do vậy, ngân hàng cần xây dựng một quy trình cho vay rõ ràng, khoa học và yêu cầu mỗi CBTD cần nắm rõ quy trình đó, chủ động tìm ra những rủi ro có thể xảy ra trong từng khâu của quy trình để có thể phòng ngừa được RRTD.

c. Khai thác có hiệu quả thông tin trong hoạt động tín dụng

Một trong những nguyên nhân gây ra RRTD là thông tin bất cân xứng trong hoạt động ngân hàng. Chính vì vậy CBTD cần thu thập thông tin đầy đủ, chính xác và cập nhật thường xuyên về tình hình tài chính cũng như phi tài chính về khách hàng vay vốn cũng như những thông tin có ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng.

• Về phía khách hàng vay vốn: Ngoài những thông tin mà khách hàng cung cấp, CBTD cần thu thập thêm các thông tin từ bên ngoài, từ các đối tác có liên

quan đến khách hàng vay vốn đồng thời có chiến lược thu thập thông tin hiệu quả từ các nguồn khác nhau như: cơ quan báo chí, các tổ chức, ban ngành có liên

quan...

• Về phía thị trường: Khi khách hàng đặt quan hệ tín dụng với ngân hàng, bên cạnh việc khai thác thông tin về chính khách hàng đó, CBTD cần phải tìm

Thẩm định khách hàng vay vốn là một khâu rất quan trọng và ảnh hưởng đến tất cả các khâu trong quy trình tín dụng. Nếu quá trình thẩm định được tiến hành một cách khách quan, trung thực và chính xác sẽ đưa đến quyết định đúng đắn trong việc có nên cho khách hàng vay vốn hay không. Nhưng nếu có một sai sót xong quá trình thẩm định dẫn tới quyết định sai lầm thì RRTD xảy ra là không tránh khỏi. Vì vậy ngân hàng cần phải nâng cao hơn nữa chất lượng thẩm định khách hàng để phòng ngừa những tổn thất có thể xảy ra sau này.

Thẩm định khách hàng vay vốn không phải là một việc đơn giản, nó yêu cầu CBTD không những phải có trình độ chuyên môn tốt mà còn phải có các kỹ năng và kinh nghiệm thực tế trong lĩnh vực này. Để thẩm định khách hàng một cách chính xác trước khi cho vay cần:

• Đánh giá uy tín khách hàng vay vốn, tư cách đạo đức của cán bộ lãnh đạo, ban điều hành.

• Đánh giá năng lực pháp lý của khách hàng

• Đánh giá năng lực tài chính của khách hàng

• Đánh giá bảo đảm tiền vay

• Đánh giá môi trường kinh doanh, các yếu tố thị trường

• Bên cạnh việc đánh giá khách hàng, CBTD cần thường xuyên đánh giá từng khoản vay, khả năng thu hồi của khoản vay đó để từ đó đưa ra những nhận

xét chính xác nhất và là dấu hiệu để cảnh báo RRTD trong hoạt động ngân hàng

để có những biện pháp thích hợp đảm bảo cho ngân hàng chủ động phòng ngừa

RRTD.

e. Phân tán rủi ro tín dụng

Đây là một biện pháp mà ngân hàng cần chủ động tiến hành nhằm phòng ngừa RRTD thông qua các cách sau:

• Đa dạng hóa khách hàng vay vốn: để phân tán rủi ro và đạt được mục tiêu lợi nhuận, các ngân hàng có thể mở rộng cho vay các thành phần kinh tế khác nhau, các ngành kinh tế khác nhau, tránh tập trung tín dụng vào một đối tượng khách hàng quen thuộc.

• Đa dạng hóa lĩnh vực đầu tư: Như đã phân tích ở trên, RRTD còn bắt nguồn từ một nguyên nhân là mức độ tập trung tín dụng do vậy ngân hàng càng

đa dạng hóa được danh mục đầu tư của mình tức là ngân hàng đang thực hiện phòng ngừa RRTD. Chính vì vậy, ngân hàng cần phải tôn trọng các giới hạn trong cho vay, thực hiện đồng bộ với chỉ tiêu an toàn vốn tối thiểu trong hoạt động kinh doanh đồng thời không nên tập trung đầu tư quá nhiều vào một ngành,

lĩnh vực đối tượng nào đó nhằm phân tán rủi ro, tăng cường khả năng xử lý linh

hoạt các tình huống có thể xảy ra.

f. Nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng, có chế độ khen thưởng, kỷ luật rõ ràng.

Đây là một biện pháp chủ động trong công tác phòng ngừa RRTD của ngân hàng, có thể nói con người là yếu tố rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của bất kỳ ngân hàng nào, đặc biệt là hoạt động tín dụng. Cho dù một sai sót rất nhỏ xảy ra trong một khâu nào đấy của quy trình cũng có thể để lại hậu quả rất nghiêm trọng sau này, chính vì vậy ngân hàng cần có những biện pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của mình sao cho phù hợp với tiến trình phát triển của nền kinh tế.

• Về năng lực công tác: Yêu cầu mỗi cán bộ trong ngân hàng, đặc biệt là CBTD cần thường không ngừng rèn luyện và nâng cao năng lực chuyên môn cũng như kiến thức thực tế. Ngân hàng cần thường xuyên tổ chức tập huấn cho

1.2.2.2. Nhóm giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng

a. Chú trọng công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ

Các ngân hàng tiến hành kiểm tra việc tuân thủ các cơ chế, quy chế, quy trình nghiệp vụ và các quy định pháp luật trong hoạt động kinh doanh của các bộ phận chức năng chuyên môn, trong đó đặc biệt là hoạt động tín dụng nhằm phát hiện, ngăn ngừa và chấn chỉnh những sai sót trong quá trình thực hiện nghiệp vụ tín dụng, đồng thời phát hiện và ngăn chặn yếu kém trong quá trình hoạt động, cung cấp các sản phẩm tín dụng cũng như những sai phạm nghiêm trọng gây ra RRTD của CBTD để có những biện pháp kỷ luật thích đáng. Đồng thời, cán bộ cấp trên thường xuyên theo dõi, kiểm tra hoạt động của cán bộ cấp dưới nhằm phát hiện những sai sót cũng như những rủi ro có thể xảy ra để có những biện pháp xử lý kịp thời các rủi ro đó, góp phần giảm thiểu tổn thất do RRTD gây ra cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

b. Tăng cường giám sát tín dụng sau giải ngân

CBTD thực hiện theo dõi thường xuyên các khoản tín dụng của khách hàng bằng việc kiểm tra, kiểm soát hoạt động kinh doanh của khác hàng, khả năng tài chính cũng như khả năng trả nợ khách hàng để có thể hạn chế tới mức tối thiểu tổn thất do RRTD gây ra.

c. Thực hiện đảm bảo tín dụng

Đây là biện pháp các ngân hàng hiện nay thực hiện nhằm hạn chế rủi ro trong trường hợp khách hàng không thực hiện đầy đủ các cam kết trong hợp đồng vay vốn về việc thanh toán gốc và lãi khi đến hạn. Việc thực hiện tốt khâu đảm bảo tín dụng sẽ giúp ngân hàng hạn chế được tổn thất khi RRTD xảy ra bởi TSĐB là nguồn thu nợ thứ hai của các ngân hàng. Việc đánh giá chính xác cũng như quản lý tốt TSĐB sẽ góp phần giảm thiểu những mất mát khi khách hàng không trả được nợ cho ngân hàng.

• Đối với cho vay có đảm bảo tiền vay bằng tài sản: Các ngân hàng cần đánh giá chính xác quyền sở hữu tài sản, và tài sản có tranh chấp hay không, tính

khả mại, tính thanh khoản, khả năng giảm giá trong tương lai cũng như mức độ hao mòn của TSĐB.

• Đối với cho vay có bảo lãnh: Ngân hàng cần đánh giá năng lực pháp lý, năng lực tài chính và ý thức sẵn sàng trả nợ thay cho khách hàng của đối tượng thứ ba.

d. Sử dụng phái sinh tín dụng

Phái sinh tín dụng là công cụ cung cấp cho những nhà kinh doanh hoặc bảo hiểm RRTD bằng việc cô lập RRTD từ các giao dịch cơ bản. Ngân hàng sử dụng các công cụ phái sinh như nghiệp vụ hoán đổi tín dụng, quyền chọn tín dụng để điều chỉnh cơ cấu danh mục cho vay phù hợp với mục tiêu của chính sách tín dụng.

Ở mức độ vi mô, công cụ phái sinh có thể sử dụng để giảm thiểu rủi ro tập trung của danh mục hoặc đa dạng hóa danh mục bằng cách kết hợp chấp nhận rủi ro từ ngành nghề kinh doanh và địa bàn hoạt động với điều kiện ngành nghề kinh doanh và địa bàn hoạt động nằm dưới mức trọng số cho phép của danh mục.

Ở mức độ vĩ mô, công cụ phái sinh tín dụng được sử dụng để tạo ra một tổ hợp chứng khoán để cân bằng giữa rủi ro và lợi nhuận của một số lượng lớn các món cho vay cùng một lúc.

1.2.3. Nhân tố ảnh hưởng đến việc phòng ngừa và hạn chế rủi ro tíndụng dụng

của ngân hàng thương mại

1.2.3.1. Nhân tố chủ quan

Khi ngân hàng thực thi các biện pháp phòng ngừa và hạn chế RRTD thì cũng chính là lúc các nhân tố ảnh hưởng đến việc phòng ngừa và hạn chế RRTD nảy sinh. Các biện pháp đạt được kết quả tốt khi bộ phận đảm nhận nhiệm vụ quản trị rủi ro hoạt động hiệu quả, khi chính sách, quy trình tín dụng khoa học, rõ ràng, khi kỹ năng về nhận biết RRTD thành thạo, chính xác, khi các phương pháp đánh giá RRTD được chuẩn hoá, khi đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ cán bộ tốt. Ngược lại, những nhân tố trên không phù hợp sẽ tạo nhiều lỗ hổng cho

RRTD nảy sinh và tất nhiên khi đó các biện pháp phòng ngừa và hạn chế RRTD sẽ thất bại.

1.2.3.2. Nhân tố khách quan

a. Khách hàng vay vốn

Khách hàng là một nguyên nhân chính gây ra RRTD nhưng cũng đồng thời là nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến các biện pháp phòng ngừa và hạn chế RRTD. Việc ngân hàng tiến hành các biện pháp để phòng ngừa và hạn chế RRTD có liên quan mật thiết đến đạo đức khách hàng vay vốn cũng như khả năng kinh doanh, khả năng trả nợ của khách hàng đó.

Nếu khách hàng cố tình chiếm đoạt vốn của ngân hàng, chủ đích không thực hiện các nghĩa vụ nợ như cam kết trong hợp đồng thì dù ngân hàng có tiến hành các biện pháp phòng ngừa hay hạn chế đến đâu thì RRTD vẫn xảy ra và để lại hậu quả nghiêm trọng. Hơn nữa, cho dù các biện pháp ngân hàng đưa ra có hiệu quả đến mức nào cũng không thể tác động mạnh mẽ đến khả năng kinh doanh của khách hàng vay vốn (đối với khách hàng doanh nghiệp) hay những tai họa bất ngờ có thể xảy ra ( đối với khách hàng cá nhân).

b. Môi trường kinh doanh

Môi trường pháp lý có ảnh hưởng lớn đến việc phòng ngừa và hạn chế RRTD. Việc thay đổi các chính sách của nhà nước cũng ảnh hưởng rất nhiều đến các biện pháp mà ngân hàng tiến hành, do chính sách tín dụng, quy trình tín dụng của bất kỳ ngân hàng nào cũng phải dựa trên các quy phạm pháp luật mà nhà nước ban hành. Nếu môi trường pháp lý, chính trị ổn định sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các biện pháp phòng ngừa và hạn chế RRTD của ngân hàng phát huy tác dụng, còn nếu những yếu tố trên trở nên bất lợi thì việc áp dụng các biện pháp để phòng ngừa và hạn chế RRTD của ngân hàng gặp nhiều khó khăn.

Môi trường kinh tế, khoa học kỹ thuật phát triển sẽ tạo điều kiện cho ngân hàng tiến hành các biện pháp như đào tạo cán bộ nhân viên, ứng dụng khoa học công nghệ cũng như nâng cao khả năng thu thập thông tin trong công tác thẩm định, qua đó góp phần phòng ngừa và hạn chế RRTD và ngược lại.

Môi trường quốc tế phát triển cũng tạo điều kiện cho ngân hàng ứng dụng các phương pháp hiện đại, tối ưu trên thế giới vào công tác phòng ngừa, hạn chế RRTD của mình, thông qua việc liên kết hợp tác với các công ty cung cấp dịch vụ đánh giá khách hàng, tiến hành thu hồi nợ theo chuẩn mực quốc tế.

1.3. KINH NGHIỆM PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN

DỤNG CỦA MỘT SỐ NHTM TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC VÀ BÀI HỌC

KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM

1.3.1. Kinh nghiệm phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng của một sốNHTM trong và ngoài nước NHTM trong và ngoài nước

1.3.1.1. Techcombank hợp tác với công ty nước ngoài để ứng dụng quy trình,

công nghệ hiện đại trong việc phòng ngừa và hạn chế RRTD

Như đã đề cập ở trên, RRTD đã để lại nhiều tổn thất cả về mặt kinh tế và phi kinh tế với các ngân hàng, việc quản trị RRTD được các NHTM coi là một trong những hoạt động quan trọng trong công tác phòng ngừa rủi ro là điều tất yếu. Chính vì vậy, các ngân hàng không ngần ngại sử dụng các dịch vụ của các công ty trên thế giới vào công tác phòng ngừa RRTD của mình.

Ngày 17/5/2011, Techcombank đã lựa chọn Công ty dịch vụ thông tin toàn cầu Experian là đối tác cung cấp dịch vụ quản trị và phân tích RRTD. Experian sẽ cung cấp cho Techcombank những công cụ tốt để góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ cho khách hàng và thiết lập nền tảng cơ sở dữ liệu vững chắc và tin cậy. Bên cạnh đó, việc khai thác công nghệ ứng dụng tiên tiến, khả năng tư vấn của Experian cho phép Techcombank nắm bắt tốt thông tin và hiểu rõ về khách hàng, hỗ trợ tích cực cho các quyết định kinh doanh trong các bước phân tích, đánh giá và phê duyệt tín dụng để xây dựng hệ thống công nghệ ứng dụng có tính linh hoạt, sáng tạo nhưng vẫn đảm bảo tuân thủ đúng các hướng dẫn về

Một phần của tài liệu 075 GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA và hạn CHẾ rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG CHI NHÁNH GIẢNG VÕ,KHOÁ LUẬN tốt NGHIỆP (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(110 trang)
w