HỌC
KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM
1.3.1. Kinh nghiệm phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng của một sốNHTM trong và ngoài nước NHTM trong và ngoài nước
1.3.1.1. Techcombank hợp tác với công ty nước ngoài để ứng dụng quy trình,
công nghệ hiện đại trong việc phòng ngừa và hạn chế RRTD
Như đã đề cập ở trên, RRTD đã để lại nhiều tổn thất cả về mặt kinh tế và phi kinh tế với các ngân hàng, việc quản trị RRTD được các NHTM coi là một trong những hoạt động quan trọng trong công tác phòng ngừa rủi ro là điều tất yếu. Chính vì vậy, các ngân hàng không ngần ngại sử dụng các dịch vụ của các công ty trên thế giới vào công tác phòng ngừa RRTD của mình.
Ngày 17/5/2011, Techcombank đã lựa chọn Công ty dịch vụ thông tin toàn cầu Experian là đối tác cung cấp dịch vụ quản trị và phân tích RRTD. Experian sẽ cung cấp cho Techcombank những công cụ tốt để góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ cho khách hàng và thiết lập nền tảng cơ sở dữ liệu vững chắc và tin cậy. Bên cạnh đó, việc khai thác công nghệ ứng dụng tiên tiến, khả năng tư vấn của Experian cho phép Techcombank nắm bắt tốt thông tin và hiểu rõ về khách hàng, hỗ trợ tích cực cho các quyết định kinh doanh trong các bước phân tích, đánh giá và phê duyệt tín dụng để xây dựng hệ thống công nghệ ứng dụng có tính linh hoạt, sáng tạo nhưng vẫn đảm bảo tuân thủ đúng các hướng dẫn về quản trị rủi ro do NHNN ban hành. Trước đây công đoạn này chủ yếu được làm bằng tay, khiến cho quy trình khó đảm bảo chính xác. Cách giải quyết có thể không nhất quán, cũng như tốc độ xử lý chậm. Hệ thống mới sẽ cho phép xử lý
trọng hơn, là ngân hàng có thể xây dựng những nguyên tắc để chấp nhận và phê duyệt tín dụng, cho phép quản lý rủi ro tốt hơn, không phải trên cơ sở từng khoản vay nữa mà quản lý trên cơ sở danh mục đầu tư. Danh mục đầu tư chấp nhận RRTD ở mức nào thì theo đó, sẽ xây dựng ra các tiêu chuẩn khách hàng, tiêu chuẩn khoản vay tương ứng bảo đảm sự đồng nhất và thống nhất hơn.
1.3.1.2. Kinh nghiệm của các ngân hàng thương mại Mỹ.
Đến thời điểm 22/12/2012 đã có tới 117 ngân hàng Mỹ thuộc diện “có vấn đề” (theo công bố của Federal Deposit Insurance Corporation - Công ty Bảo hiểm tiền gửi Liên bang Mỹ FDIC) và hơn 10 ngân hàng Mỹ bị phá sản. Nguyên nhân là do các ngân hàng mất khả năng thanh khoản do danh sách các khoản nợ khó thu hồi tăng cao, dùng huy động tiền gửi ngắn hạn để đầu tư vào những khoản dài hạn như cho vay BĐS nên không tránh khỏi rủi ro mất khả năng thanh toán và không thu hồi được nợ, các ngân hàng không thẩm định nguồn trả nợ, cho vay dưới tiêu chuẩn, đến khi giá BĐS tụt dốc không phanh, các khoản nợ không thu hồi được, ngân hàng mất khả năng chi trả các khoản tiết kiệm đến hạn, tình hình kinh tế khủng hoảng, các doanh nghiệp Mỹ rơi vào tình cảnh khó khăn phá sản, các khoản đầu tư của ngân hàng cũng từ đó thua lỗ. Đó cũng là bài học kinh nghiệm quý báu cho Việt Nam khi rơi vào tình trạng tương tự...
Tuy nhiên, nhìn dưới góc độ của các ngân hàng đã và đang hoạt động hiệu quả tại Mỹ, từ đó rút ra được những kinh nghiệm trong việc kiểm soát RRTD hiệu quả như sau:
Thứ nhất, các NHTM Mỹ thường nuôi dưỡng một mối quan hệ lâu dài và tổng hợp với khách hàng. Do vậy ngân hàng sẽ cập nhật thông tin đầy đủ hơn về tình hình tài chính của khách hàng, điều đó góp phần giúp ngân hàng xác định nợ xấu sớm và tăng cường các nỗ lực thu hồi nợ rất mạnh mẽ hơn. Ngân hàng sẽ luôn theo dõi để xác định sớm những dấu hiệu của khoản vay xấu trong tương lai mà không đợi đến khi khoản vay trở nên quá hạn. Sự tích cực xác định và tìm kiếm khả năng thu hồi các khoản nợ chỉ trong vài ngày kể từ khi khoản vay bị trễ có thể làm giảm thời gian cần có tiêu tốn vào các động tác thu hồi nợ và cho
phép các bên cho vay điều chỉnh thời hạn trả nợ hoặc giải quyết các vấn đề khác của bên vay sớm.
Thứ hai, các NHTM Mỹ nhấn mạnh việc thẩm định khoản vay hơn là việc kiểm soát khoản vay bởi họ cho rằng: “Việc cắt giảm hoặc làm tắt trong quá trình thẩm định sẽ dẫn đến khoản nợ xấu”. Theo họ, cho vay các khoản nợ có rủi ro sẽ tốn kém nhiều chi phí hơn phần lợi nhuận mà khoản vay đó đem lại do phải tính đến khối lượng công việc phải thực hiện để khoản vay không bị quá hạn.
Thứ ba, các ngân hàng yêu cầu bên vay phải chứng tỏ được kinh nghiệm của mình trong kinh doanh, yêu cầu bên vay cung cấp thế chấp cả tài sản cá nhân và tài sản doanh nghiệp cho dù là TSĐB có cần thiết hay không để tạo ra động lực về tâm lý cho bên vay đối với khoản vay.
Thứ tư, các ngân hàng Mỹ tập trung quyết định cho vay để bảo đảm tính thống nhất và kiểm soát. Mặc dù các bên cho vay nhỏ hoặc lớn có thể khác nhau về phương pháp xem xét khoản vay, cả 2 đều yêu cầu có ít nhất một cán bộ, không phải là cán bộ thẩm định khoản vay, để xem xét lại khoản vay và đưa ra quyết định phê duyệt cuối cùng. Kết cấu này loại bỏ việc ra quyết định phê duyệt cuối cùng từ nhiều cán bộ rải rác mà tập trung việc phê duyệt vào một cán bộ hoặc một nhóm để đảm bảo tính thống nhất, kiểm soát và hiệu quả trong thẩm định khoản vay.
Thứ năm, ngân hàng yêu cầu cán bộ cho vay phải có trách nhiệm với khoản vay họ cho vay. Quyết định tín dụng chỉ tốt khi thông tin trình bày, việc phân tích phải đầy đủ, đa số các đơn vị cho vay đều tin vào trách nhiệm của cán bộ cho vay. Mặc dù không có đơn vị nào nhấn mạnh về việc phạt các cán bộ khi có nợ khó đòi, trong đa số trường hợp các cán bộ cho vay phải hỗ trợ việc thu hồ i các khoản vay khó đòi.
Thứ sáu, ngân hàng áp dụng hệ số tín nhiệm cho các khoản vay mới và thẩm định lại hệ số này theo định kỳ trong suốt thời hạn của khoản vay. Ngân hàng cần có một hệ thống chấm hệ số tín nhiệm hoặc có kế hoạch để tạo ra một chương trình chấm điểm. Trong một chương trình điển hình, một khoản vay mới
sẽ được áp dụng một giá trị bằng số thể hiện mức rủi ro vào thời điểm thẩm định khoản vay. Trong suốt thời gian vay vốn, con số này có thể được duyệt lại căn cứ vào lịch sử trả nợ của bên vay và các yếu tố khác. Khi có trục trặc được tìm ra, càn có cách để nhận ra và theo dõi các khoản nợ xấu. Hệ thống này khác với chấm điểm tín dụng, được sử dụng trước đó để ra quyết định vay vốn.