1.2.2.1. Nhóm giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng
a. Xây dựng chính sách tín dụng hợp lý
Chính sách tín dụng của ngân hàng phải thực hiện ba mục tiêu cơ bản là lợi nhuận, an toàn và lành mạnh. Một chính sách tín dụng hợp lý sẽ tạo điều kiện cho ngân hàng vừa tối đa hóa lợi ích, vừa giảm thiểu được rủi ro. Để đạt được mục tiêu đó thì chính sách tín dụng phải được xây dựng dựa trên các căn cứ:
• Nguồn vốn của ngân hàng bao gồm cả nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn vốn huy động được. Chính vì vậy cần dựa vào quy mô nguồn vốn để lựa chọn kỳ
hạn đầu tư, loại hình cho vay phù hợp.
• Thị trường mục tiêu của ngân hàng, nguồn lực vật chất và trình độ của đội ngũ cán bộ nhân viên là nhân tố quan trọng để xây dựng chính sách hợp lý.
• Căn cứ vào những dự báo về rủi ro trong hoạt động ngân hàng nói chung và rủi ro trong hoạt động tín dụng nói riêng. Đồng thời việc xây dựng chính
tín dụng còn phụ thuộc vào các chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước trong từng thời kỳ, bởi điều này ảnh hưởng tới nhu cầu tiêu dùng của thị trường.
b. Thắt chặt và thực hiện đúng quy trình tín dụng
Việc tuân thủ quy trình tín dụng trong hoạt động ngân hàng là rất quan trọng. Nếu CBTD thực hiện nghiêm chỉnh quy trình xét duyệt cho vay, kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay, tiến hành phân tích đánh giá khách hàng đúng theo các quy định của ngân hàng thì việc xác suất xảy ra RRTD sẽ được giảm thiểu. Tuy nhiên nếu CBTD không nghiêm túc tuân thủ quy trình, thực hiện không đúng ở bất kể một khâu nào đó trong quá trình cho vay khách hàng, thì khả năng xảy ra rủi ro là rất cao. Do vậy, ngân hàng cần xây dựng một quy trình cho vay rõ ràng, khoa học và yêu cầu mỗi CBTD cần nắm rõ quy trình đó, chủ động tìm ra những rủi ro có thể xảy ra trong từng khâu của quy trình để có thể phòng ngừa được RRTD.
c. Khai thác có hiệu quả thông tin trong hoạt động tín dụng
Một trong những nguyên nhân gây ra RRTD là thông tin bất cân xứng trong hoạt động ngân hàng. Chính vì vậy CBTD cần thu thập thông tin đầy đủ, chính xác và cập nhật thường xuyên về tình hình tài chính cũng như phi tài chính về khách hàng vay vốn cũng như những thông tin có ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng.
• Về phía khách hàng vay vốn: Ngoài những thông tin mà khách hàng cung cấp, CBTD cần thu thập thêm các thông tin từ bên ngoài, từ các đối tác có liên
quan đến khách hàng vay vốn đồng thời có chiến lược thu thập thông tin hiệu quả từ các nguồn khác nhau như: cơ quan báo chí, các tổ chức, ban ngành có liên
quan...
• Về phía thị trường: Khi khách hàng đặt quan hệ tín dụng với ngân hàng, bên cạnh việc khai thác thông tin về chính khách hàng đó, CBTD cần phải tìm
Thẩm định khách hàng vay vốn là một khâu rất quan trọng và ảnh hưởng đến tất cả các khâu trong quy trình tín dụng. Nếu quá trình thẩm định được tiến hành một cách khách quan, trung thực và chính xác sẽ đưa đến quyết định đúng đắn trong việc có nên cho khách hàng vay vốn hay không. Nhưng nếu có một sai sót xong quá trình thẩm định dẫn tới quyết định sai lầm thì RRTD xảy ra là không tránh khỏi. Vì vậy ngân hàng cần phải nâng cao hơn nữa chất lượng thẩm định khách hàng để phòng ngừa những tổn thất có thể xảy ra sau này.
Thẩm định khách hàng vay vốn không phải là một việc đơn giản, nó yêu cầu CBTD không những phải có trình độ chuyên môn tốt mà còn phải có các kỹ năng và kinh nghiệm thực tế trong lĩnh vực này. Để thẩm định khách hàng một cách chính xác trước khi cho vay cần:
• Đánh giá uy tín khách hàng vay vốn, tư cách đạo đức của cán bộ lãnh đạo, ban điều hành.
• Đánh giá năng lực pháp lý của khách hàng
• Đánh giá năng lực tài chính của khách hàng
• Đánh giá bảo đảm tiền vay
• Đánh giá môi trường kinh doanh, các yếu tố thị trường
• Bên cạnh việc đánh giá khách hàng, CBTD cần thường xuyên đánh giá từng khoản vay, khả năng thu hồi của khoản vay đó để từ đó đưa ra những nhận
xét chính xác nhất và là dấu hiệu để cảnh báo RRTD trong hoạt động ngân hàng
để có những biện pháp thích hợp đảm bảo cho ngân hàng chủ động phòng ngừa
RRTD.
e. Phân tán rủi ro tín dụng
Đây là một biện pháp mà ngân hàng cần chủ động tiến hành nhằm phòng ngừa RRTD thông qua các cách sau:
• Đa dạng hóa khách hàng vay vốn: để phân tán rủi ro và đạt được mục tiêu lợi nhuận, các ngân hàng có thể mở rộng cho vay các thành phần kinh tế khác nhau, các ngành kinh tế khác nhau, tránh tập trung tín dụng vào một đối tượng khách hàng quen thuộc.
• Đa dạng hóa lĩnh vực đầu tư: Như đã phân tích ở trên, RRTD còn bắt nguồn từ một nguyên nhân là mức độ tập trung tín dụng do vậy ngân hàng càng
đa dạng hóa được danh mục đầu tư của mình tức là ngân hàng đang thực hiện phòng ngừa RRTD. Chính vì vậy, ngân hàng cần phải tôn trọng các giới hạn trong cho vay, thực hiện đồng bộ với chỉ tiêu an toàn vốn tối thiểu trong hoạt động kinh doanh đồng thời không nên tập trung đầu tư quá nhiều vào một ngành,
lĩnh vực đối tượng nào đó nhằm phân tán rủi ro, tăng cường khả năng xử lý linh
hoạt các tình huống có thể xảy ra.
f. Nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng, có chế độ khen thưởng, kỷ luật rõ ràng.
Đây là một biện pháp chủ động trong công tác phòng ngừa RRTD của ngân hàng, có thể nói con người là yếu tố rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của bất kỳ ngân hàng nào, đặc biệt là hoạt động tín dụng. Cho dù một sai sót rất nhỏ xảy ra trong một khâu nào đấy của quy trình cũng có thể để lại hậu quả rất nghiêm trọng sau này, chính vì vậy ngân hàng cần có những biện pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của mình sao cho phù hợp với tiến trình phát triển của nền kinh tế.
• Về năng lực công tác: Yêu cầu mỗi cán bộ trong ngân hàng, đặc biệt là CBTD cần thường không ngừng rèn luyện và nâng cao năng lực chuyên môn cũng như kiến thức thực tế. Ngân hàng cần thường xuyên tổ chức tập huấn cho
1.2.2.2. Nhóm giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng
a. Chú trọng công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ
Các ngân hàng tiến hành kiểm tra việc tuân thủ các cơ chế, quy chế, quy trình nghiệp vụ và các quy định pháp luật trong hoạt động kinh doanh của các bộ phận chức năng chuyên môn, trong đó đặc biệt là hoạt động tín dụng nhằm phát hiện, ngăn ngừa và chấn chỉnh những sai sót trong quá trình thực hiện nghiệp vụ tín dụng, đồng thời phát hiện và ngăn chặn yếu kém trong quá trình hoạt động, cung cấp các sản phẩm tín dụng cũng như những sai phạm nghiêm trọng gây ra RRTD của CBTD để có những biện pháp kỷ luật thích đáng. Đồng thời, cán bộ cấp trên thường xuyên theo dõi, kiểm tra hoạt động của cán bộ cấp dưới nhằm phát hiện những sai sót cũng như những rủi ro có thể xảy ra để có những biện pháp xử lý kịp thời các rủi ro đó, góp phần giảm thiểu tổn thất do RRTD gây ra cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
b. Tăng cường giám sát tín dụng sau giải ngân
CBTD thực hiện theo dõi thường xuyên các khoản tín dụng của khách hàng bằng việc kiểm tra, kiểm soát hoạt động kinh doanh của khác hàng, khả năng tài chính cũng như khả năng trả nợ khách hàng để có thể hạn chế tới mức tối thiểu tổn thất do RRTD gây ra.
c. Thực hiện đảm bảo tín dụng
Đây là biện pháp các ngân hàng hiện nay thực hiện nhằm hạn chế rủi ro trong trường hợp khách hàng không thực hiện đầy đủ các cam kết trong hợp đồng vay vốn về việc thanh toán gốc và lãi khi đến hạn. Việc thực hiện tốt khâu đảm bảo tín dụng sẽ giúp ngân hàng hạn chế được tổn thất khi RRTD xảy ra bởi TSĐB là nguồn thu nợ thứ hai của các ngân hàng. Việc đánh giá chính xác cũng như quản lý tốt TSĐB sẽ góp phần giảm thiểu những mất mát khi khách hàng không trả được nợ cho ngân hàng.
• Đối với cho vay có đảm bảo tiền vay bằng tài sản: Các ngân hàng cần đánh giá chính xác quyền sở hữu tài sản, và tài sản có tranh chấp hay không, tính
khả mại, tính thanh khoản, khả năng giảm giá trong tương lai cũng như mức độ hao mòn của TSĐB.
• Đối với cho vay có bảo lãnh: Ngân hàng cần đánh giá năng lực pháp lý, năng lực tài chính và ý thức sẵn sàng trả nợ thay cho khách hàng của đối tượng thứ ba.