Từ những kinh nghiệm trên về giải pháp nhằm phòng ngừa và hạn chế RRTD của các NHTM trong và ngoài nước, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm với Việt Nam như sau:
Thứ nhất, các NHTM nên áp dụng quản trị RRTD theo chuẩn mực quốc tế như quy tắc Basel một cách triệt để hơn nữa trong công tác phòng ngừa và hạn chế RRTD.
Thứ hai, các NHTM cần có mô hình tổ chức hoạt động tín dụng cụ thể, phân công rõ ràng chức năng nhiệm vụ của các bộ phận nhằm nâng cao tính trách nhiệm của cán bộ trong từng bước của quy trình tín dụng nhằm hạn chế rủi ro.
Thứ ba, các NHTM nên thực hiện việc ra phán quyết tín dụng tập trung để đề phòng việc thông đồng của CBTD với khách hàng và đảm bảo tính thống nhất trong khâu kiểm soát khoản vay.
Thứ tư, các NHTM cần xem xét tính xác thực của các thông tin tín dụng. Giám sát khoản vay bằng cách thu thập định kỳ thông tin khách hàng, đánh giá tình hình nợ thường xuyên, kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng vốn sau khi giải ngân, bảo đảm tiền vay được sử dụng đúng mục đích để phát hiện kịp thời các rủi ro có thể xảy ra để từ đó có biện pháp xử lý thích hợp. Đồng thời cần duy trì mối quan hệ tốt và thường xuyên với khách hàng.
Thứ năm, xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ hiệu quả để hỗ trợ công tác quản trị rủi ro.
Thứ sáu, các NHTM có thể hợp tác với các công ty cung cấp dịch vụ quản trị rủi ro có uy tín trên thế giới để góp phần nâng cao tính chuẩn xác và chuyên nghiệp trong việc hạn chế rủi ro của mình.
Thứ bảy, kiểm soát nguồn trả nợ thứ cấp cho ngân hàng một cách chắc chắn thông qua việc tăng cường công tác kiểm tra, giám sát TSĐB
•
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trong hoạt động của các NHTM thì nghiệp vụ tín dụng là một nghiệp vụ quan trọng nhưng lại tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Và RRTD để lại nhiều hậu quả xấu đối với các chủ thể trong nền kinh tế. Thông qua chương 1, chúng ta đã có cái nhìn tổng quan về RRTD trong hoạt động kinh doanh của NHTM. Tuy nhiên đó mới chỉ là nhìn nhận RRTD và việc phòng ngừa, hạn chế RRTD về mặt lý luận, còn thực trạng RRTD tại mỗi ngân hàng lại khác nhau và việc áp dụng các biện pháp cụ thể để phòng ngừa và hạn chế RRTD tại từng ngân hàng đó cũng khác nhau, nó phụ thuộc vào chính sách của từng ngân hàng trong từng thời kỳ. Tuy nhiên, chương 1 là cơ sở để khóa luận vận dụng đi vào phân tích thực trạng phòng ngừa và hạn chế RRTD tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng Chi nhánh Giảng Võ trong chương 2.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG
CHI NHÁNH GIẢNG VÕ
2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG - CHI NHÁNH GIẢNG VÕ
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (tên giao dịch là VPBank) tiền thân là Ngân hàng TMCP Các Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Việt Nam, được thành lập theo Giấy phép số 0042/NH-GD do NHNN cấp ngày 12/08/1993 và giấy phép số 1535/QĐ-UB do Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội cấp ngày 04/09/1993. Ngân hàng chính thức đi vào hoạt động kể từ ngày 10/09/1993. Trụ sở chính tại số 8 Lê Thái Tổ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Vốn điều lệ khi mới thành lập là 20 tỷ đồng, sau đó do nhu cầu phát triển, tính tới thời điểm 31/12/2013 VPBank đã nâng vốn điều lệ lên 5.770 tỷ đồng với cổ đông chiến lược là Ngân hàng OCCB, tỷ lệ nắm giữ 14,88% cổ phần.
Sự tăng trưởng vượt bậc của VPBank thể hiện ở mức độ mở rộng mạng lưới chi nhánh, điểm giao dịch trên toàn quốc cùng sự phát triển đa dạng của hệ thống bán hàng, kênh phân phối. Tính tới năm 2012, VPBank phát triển mạng lưới lên hơn 200 điểm giao dịch, với đội ngũ trên 4.000 cán bộ nhân viên.
Với những nỗ lực không ngừng, thương hiệu VPBank đang ngày càng trở nên vững mạnh và được khẳng định qua nhiều giải thưởng uy tín như: “Ngân hàng thanh toán xuất sắc nhất” do Citibank, Bank of New York trao tặng, “Giải thưởng ngân hàng có chất lượng dịch vụ hài lòng nhất”, “Thương hiệu Quốc gia 2012”...
VPBank Chi nhánh Giảng Võ là một Chi nhánh đặc thù trực thuộc Chi nhánh Kinh Đô, được thành lập từ năm 2005, địa chỉ tại số 209 - Giảng Võ - Cát Linh - Đống Đa - Hà Nội. Việc đặt trụ sở tại khu dân cư sầm uất, có nhiều doanh
Năm
2010 2011 2012 So sánh
2011/2010 2012/2011So sánh Tuyệt
đối Tươngđối (%)
Tuyệt
đối Tươngđối (%)
Tổng
459.709 605.351 719.564 145.642 31,68 114.213 18,87
nghiệp lớn và nhỏ là cơ hội cho Chi nhánh trong việc thu hút khách hàng, tuy nhiên cũng là thách thức khi có rất nhiều ngân hàng cạnh tranh trong cùng khu vực như ACB, Vietinbank...
Các chức năng hoạt động chủ yếu của Chi nhánh bao gồm: Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn; cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn; chiết khấu các giấy tờ có giá; thực hiện dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng; kinh doanh ngoại tệ,bảo lãnh và thanh toán quốc tế; hoạt động bao thanh toán.
Hiện nay, VPBank Chi nhánh Giảng Võ đã vượt qua những khó khăn bao đầu và khẳng định được vị trí, vai trò của mình trong nền kinh tế thị trường, đứng vững và phát triển trong cơ chế mới, chủ động mở rộng mạng lưới giao dịch, đa dạng hóa các dịch vụ kinh doanh tiền tệ.
2.1.2 Cơ cấu tổ chức và bộ máy hoạt động
VPBank Chi nhánh Giảng Võ gồm 2 phòng chức năng và 3 PGD trực thuộc là: PGD Cát Linh, PGD Hào Nam và PGD Thành Công.
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức của VPBank Chi nhánh Giảng Võ