Nâng cao năng lực tổ chức quản lý rủi ro tín dụng của Chi nhánh

Một phần của tài liệu 085 GIẢI PHÁP QUẢ lý rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH HOÀNG QUỐC VIỆT,LUẬN văn THẠC sỹ KINH tế (Trang 99 - 104)

3.2.1.1. Ban giám đốc

Ban giám đốc Chi nhánh có trách nhiệm đôn đốc, điều hành kiểm tra hoạt động kinh doanh của Chi nhánh nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng đồng thời chịu trách nhiệm trực tiếp trước Ban tổng giám đốc về hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng tại đơn vị mình quản lý. Năng lực tổ chức quản lý rủi ro của Ban giám đốc Chi nhánh như đưa ra các định hướng chung, các chỉ

86

đạo, đôn đốc theo dõi công tác dự phòng và xử lý rủi ro tín dụng là một trong các yếu tố quan trọng quyết định đến hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng. Từ khi thành lập Chi nhánh đến nay, Ban giám đốc Chi nhánh luôn nỗ lực hết mình trong công tác quản trị điều hành Chi nhánh, đồng thời đua ra các phuơng huớng, chỉ đạo kịp thời liên quan đến công tác tín dụng song vẫn còn nhiều hạn chế nhu thiếu tính quyết liệt trong công việc, việc phân công nhiệm vụ giữa các thành viên trong ban giám đốc chua đuợc rõ ràng dẫn đến tình trạng nhiều công việc tại Chi nhánh chua đuợc theo dõi sát sao. Để công tác quản lý rủi ro tại Chi nhánh đuợc thực hiện một cách triệt để và hiệu quả thì học viên đề xuất một số các giải pháp đối với công tác quản trị điều hành của Ban giám đốc nhu sau:

Thứ nhất, rà soát lại việc phân công nhiệm vụ trong ban giám đốc, mỗi thành viên ban giám đốc phải đuợc phân công theo khả năng và chịu trách nhiệm với nhiệm vụ đuợc giao. Để nâng cao tính chuyên môn hóa trong công việc nên có các phó giám đốc phụ trách và chịu trách nhiệm riêng từng mảng nghiệp vụ truớc giám đốc Chi nhánh. Riêng công tác tín dụng nên có một phó giám đốc chịu trách nhiệm phát triển mở rộng quy mô tín dụng Chi nhánh, một phó giám đốc chuyên phụ trách các vấn đề liên quan đến công tác kiểm tra kiểm soát, dự báo các hồ sơ cho vay có vấn đề, một phó giám đốc chuyên phụ trách công tác xử lý nợ. Ngoài ra, nên sắp xếp bố trí, bổ sung lại lao đồng ở các phòng ban sao cho hợp lý, tránh tình trạng phòng thì thừa nhân sự, phòng thì thiếu nhân sự gây lãng phí, và không hiệu quả.

Thứ hai, triển khai kịp thời các văn bản quy định của pháp luật về hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng, các văn bản chỉ đạo điều hành của Agribank liên quan đến hoạt động tín dụng, đảm bảo công tác quản trị điều hành phải tuân thủ pháp luật, đúng quy chế, quy trình nghiệp vụ, đúng chức năng và thẩm quyền của Chi nhánh.

87

Thứ ba, thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, tạo cho mỗi nhân viên đều đuợc tham gia giám sát khoản vay, tiếp tục thực hiện cơ chế khoán đến nhóm và nguời lao động liên quan đến hoạt động tín dụng, với phuơng châm nguời làm nhiều huởng nhiều và ngựơc lại, điều chỉnh mục tiêu khoán theo yêu cầu kinh doanh tại từng thời điểm.

Thứ tư, bổ sung, chỉnh sửa hệ thống văn bản quản trị điều hành nội bộ Chi nhánh; tiếp tục rà soát hoản chỉnh quy định khoán của Chi nhánh, cải tiến phân phối thu nhập theo huớng kích thích cá nhân, tập thể tạo ra nhiều lợi nhuận, hiệu quả công tác cao, có nhiều đóng góp cho Chi nhánh nói riêng và hệ thống Agribank nói chung.

Thứ năm, xây dựng kế hoạch đào tạo cụ thể hàng năm, kết hợp giữa đào tạo tại truờng và đào tạo tại chỗ. Trên cơ sở bố trí hợp lý lao động giữa các phòng tiến hành đào tạo theo từng chuyên đề cụ thể về tín dụng nhu chuyên đề phát triển sản phẩm tín dụng, các chuyên đề về nâng cao nhận thức của cán bộ nhân viên về quản lý rủi ro tín dụng, chuyên đề về xử lý nợ xấu..., kiểm tra đánh giá nhận thức của từng cán bộ từ đó có phuơng án sử dụng hợp lý, phát huy đuợc khả năng của cán bộ nhân viên.

Thứ sáu, tăng cuờng công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ, phối kết hợp giữa phòng kiểm tra kiểm sóat nội bộ với các phòng về nghiệp vụ tín dụng để kiểm soát chặt chẽ hoạt động tín dụng của Chi nhánh. Cần phân công 01 Lãnh đạo theo dõi chỉnh sửa các tồn tại, sai sót theo kiến nghị của Thanh tra và kiểm tra kiểm soát, kiểm toán nội bộ về hoạt động tín dụng của Chi nhánh. Công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ phải đuợc thực hiện thuờng xuyên nhằm phát hiện và ngăn chặn kịp thời những rủi ro tín dụng có thể xảy ra đảm bảo hoạt động kinh doanh an toàn, hiệu quả.

Thứ bảy, thông qua các đoàn thể để tuyên truyền, giáo dục các cán bộ liên quan đến hoạt động tín dụng và phát động các phòng trào thi đua với từng

88

nội dung cụ thể như thi đua thu hồi nợ xấu, thi đua về phát triển dư nợ... Kịp thời động viên những tập thể, cá nhân có thành tích tốt, đồng thời xử lý nghiêm khắc với những tập thể, cá nhân có sai phạm.

Thứ tám, tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng nhằm thay đổi cơ bản nhận thức của cán bộ nhân viên trong hoạt động ngân hàng về hoạt động quản lý rủi ro tín dụng. Nâng cao ý thức tự giác, gương mẫu của đội ngũ cán bộ quản lý. Duy trì sinh hoạt chi bộ, họp giao ban hàng tháng để đánh giá đầy đủ khách quan kết quả đã làm được, những tồn tại thiếu sót cần phải khắc phục và đề ra các mục tiêu cụ thể của tháng quý tiếp theo.

3.2.1.2. Bộ phận kế hoạch kinh doanh

Bộ phận kế hoạch kinh doanh tại Chi nhánh là bộ phận thực hiện các nhiệm vụ về cho vay, thẩm định hồ sơ khách hàng, theo dõi tình hình sử dụng vốn của khách hàng, tổng hợp các số liệu hàng tháng về tình hình khách hàng. Đây là bộ phận quan trọng có ảnh hưởng rất lớn đến công tác phòng ngừa rủi ro tín dụng tại Chi nhánh. Một thực trạng tại Chi nhánh hiện nay là các cán bộ bộ phận này phải xử lý khối lượng công việc quá lớn trong khi số lượng nhân viên ít, một nhân viên phải kiêm nhiệm nhiều mảng từ phát triển khách hàng, thẩm định, kiểm tra kiểm soát sau đó là cho vay, làm các báo cáo, thậm chí cả thu hồi nợ trong khi đó năng lực trình độ chuyên môn, kinh nghiệm của các cán bộ còn nhiều hạn chế. Dẫn đến việc chất lượng xử lý công việc chưa cao. Vì vậy, Agribank Hoàng Quốc Việt nên bố trí cán bộ thẩm định sao cho hợp lý, tránh sự chồng chéo, đảm bảo sắp xếp cán bộ có đủ trình độ, năng lực, chuyên môn, trách nhiệm làm công tác này. Phân công cán bộ thẩm định cũng phải căn cứ vào trình độ, kinh nghiệm, thế mạnh của từng người. Đặc biệt nên phân theo ngành nghề, mỗi bộ phận cán bộ thẩm định phụ trách những ngành nghề khác nhau và cho cán bộ đi tìm hiểu các kiến thức về ngành nghề đó. Bên cạnh đó, cần tích cực tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo, đào tạo tại chỗ để

89

bồi dưỡng năng lực, đạo đức của các cán bộ. Từng bước nâng cao chất lượng của bộ phận thẩm định và hạn chế tối đa rủi ro tín dụng của Chi nhánh.

3.2.1.3. Bộ phận kiểm tra kiểm soát nội bộ

Bộ phận kiểm tra kiểm soát nội bộ là bộ phận quan trọng trong khâu kiểm tra, giám sát, phát hiện các sai phạm trong quá trình cho vay, hồ sơ vay vốn, đồng thời dự báo các nguy cơ tiềm ẩn rủi ro tín dụng của các khách hàng vay vốn tại Chi nhánh. Tuy nhiên, bên cạnh việc kiểm tra giám sát đối với hoạt động cho vay thì chức năng nhiệm vụ của bộ phận này tại Agribank nói chung và Agribank Hoàng Quốc Việt nói riêng còn có các chức năng liên quan đến kiểm tra, giám sát hoạt động chung của toàn Chi nhánh. Vì vậy,tại Chi nhánh việc kiểm tra, kiểm soát đối với công tác tín dụng chưa thực sự được tiến hành một cách sát sao, khách quan, chưa thực sự trở thành một kênh dự báo các rủi ro tín dụng chính xác...Để nâng cao chất lượng đối với công tác quản lý rủi ro tín dụng tại Agribank Hoàng Quốc Việt thì bộ phận kiểm tra kiểm soát nội bộ cần: Bổ sung thêm nhân sự cho bộ phận kiểm tra kiểm soát nội bộ. Đồng thời nên có sự phân công công việc gắn trách nhiệm tới từng cán bộ theo hướng chuyên môn hóa, đối với các hoạt động kiểm tra kiểm soát các hoạt động chính của Chi nhánh nên chia rõ từng tổ phụ trách các mảng nghiệp vụ riêng như hoạt động tín dụng, hoạt động dịch vụ và huy động vố n, hoạt động kế toán phụ trách chi phí toàn chi nhánh.từ đó Agribank nói chung và Agribank Hoàng Quốc Việt sẽ có các phương án đào tạo nghiệp vụ theo từng nhóm đối tượng để đem lại hiệu quả cao nhất. Đồng thời các cán bộ trong bộ phận này cũng ý thức trách nhiệm và có các kế hoạch để theo dõi sát sao hơn đối với mảng nghiệp vụ mà mình phụ trách. Từ đó nâng cao được chất lượng công tác quản lý rủi ro hoạt động của toàn chi nhánh nói chung và công tác quản lý rủi ro tín dụng nói riêng.

90

hoạt động tín dụng, thì bộ phận kiểm tra kiểm soát nội bộ cần theo dõi, kiểm

tra, đôn đốc tình hình thực hiện các kiến nghị của thanh tra, kiểm tra kiểm soát nội bộ như: sau khi ra các báo cáo về công tác thanh tra, kiểm tra chuyển

cho Ban lãnh đạo Chi nhánh thì phòng cần theo dõi, đôn đốc tiến độ khắc phục các sai sót của Chi nhánh. Trên các báo cáo cần ghi rõ thời hạn khắc phục sai sót để tiện theo dõi tiến độ thực hiện của Chi nhánh.

Một phần của tài liệu 085 GIẢI PHÁP QUẢ lý rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH HOÀNG QUỐC VIỆT,LUẬN văn THẠC sỹ KINH tế (Trang 99 - 104)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(123 trang)
w