Đối với cơ quan quản lý nhà nước

Một phần của tài liệu 085 GIẢI PHÁP QUẢ lý rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH HOÀNG QUỐC VIỆT,LUẬN văn THẠC sỹ KINH tế (Trang 116 - 118)

Quản lý rủi ro tín dụng là hoạt động mang yếu tố sống còn của các ngân hàng. Để tạo điều kiện cho các ngân hàng nâng cao chất lượng quản lý rủi ro tín dụng của mình thì:

Thứ nhất, xây dựng môi trường kinh tế vĩ mô ổn định. Hoạt động ngân hàng là khâu luân chuyển vốn trung gian giữa các chủ thể trong nền kinh tế. Nên khi môi trường kinh tế vĩ mô có biến động thì hoạt động ngân hàng chịu tác động rất lớn cả về phần nguồn vốn lẫn tài sản của ngân hàng. Một trong các yếu tố chịu ảnh hưởng lớn từ tác động của môi trường kinh tế là hoạt động tín dụng. Khi môi trường kinh tế vĩ mô biến động sẽ tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp, các rủi ro về cơ chế chính sách mà các doanh nghiệp và ngân hàng phải gánh chịu là rất lớn. Ngược lại, một môi trường kinh tế vĩ mô ổn định sẽ góp phần giúp các doanh nghiệp hạn chế được rủi ro chính sách, yên tâm hoạt động, nâng cao hiệu quả của việc sử dụng vốn vay, tạo khả năng trả nợ đầy đủ gốc lãi cho ngân hàng. Việt Nam đang trong quá trình hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới, từng bước cải cách hoàn thiện môi trường kinh tế, chính sách, thủ tục hành chính theo hướng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển hoạt động kinh doanh của mình. Đặc biệt nhà nước nên có các biện pháp thiết thực nhằm hạn chế và tháo gỡ những khó khăn cho doanh nghiệp trong quá trình thay đổi cơ chế chính sách của mình tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có thể thích ứng được với sự thay đổi này. Bên cạnh đó, trước sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các doanh nghiệp trong nước và quốc tế khi Việt Nam hội nhập sâu rộng với thế giới thì các cơ quan quản lý nên đưa ra cá c chính sách bảo hộ hàng hóa trong nước, nới lỏng dần theo lộ trình, ngăn chặn hàng

103

giả, hàng nhập lậu để các doanh nghiệp trong nước có thể điều chỉnh hoạt động của mình tăng sức cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài. Từ đó góp phần làm giảm rủi ro tín dụng cho các ngân hàng.

Thứ hai, cải cách thủ tục hành chính và tăng cường các biện pháp quản lý nhà nước đối với các DN theo hướng minh bạch hóa, cải cách thủ tục hành chính giúp các doanh nghiệp hạn chế được các rủi ro về chính sách, cắt giảm chi phí, thời gian, nhân lực về thủ tục hành chính nhất là đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Các cơ quan quản lý nhà nước cần tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra hoạt động của các doanh nghiệp, làm trong sạch hóa môi trường kinh doanh. Tránh tình trạng các doanh nghiệp thành lập để lừa đảo, mua bán hóa đơn, tình trạng trốn thuế, lập chứng từ khống, bán hàng giả, hàng kém chất lượng. Thành lập một tổ chức chuyên cập nhật, cung cấp các thông tin một cách có hệ thống về các sai phạm, các sai phạm đang trong quá trình điều tra của doanh nghiệp. Đây sẽ trở thành một kênh thông tin hữu ích để các ngân hàng thu thập thông tin về doanh nghiệp góp phần hạn chế rủi ro cho các ngân hàng trong quá trình cho vay.

Thứ ba, Ngân hàng nhà nước và các cơ quan quản lý cần nhanh chóng hoàn thiện khung pháp lý đầy đủ, rõ ràng hơn cho hoạt động các Ngân hàng Thương mại. Đặc biệt là các văn bản pháp lý liên quan đến hoạt động tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng như hệ thống chấm điểm và xếp hạng tín dụng, về xử lý tài sản bảo đảm:

- Về hệ thống chấm điểm và xếp hạng tín dụng: cần có các văn bản quy định cụ thể, đầy đủ thống nhất giữa các ngân hàng về việc xây dựng hệ thống chấm điểm và xếp hạng tín dụng nội bộ, đưa ra lộ trình thực hiện rõ ràng bắt buộc tất cả các ngân hàng phải áp dụng, thức đẩy các ngân hàng hoàn thiện hoạt động chấm điểm và xếp hạng tín dụng. Bên cạnh đó nhà nước cũng nên thành lập các cơ quan xếp hạng tín dụng độc lập làm cơ sở tham chiếu chung

104

cho tất cả các ngân hàng, để đảm bảo tính khách quan trong công tác chấm điểm và xếp hạng khách hàng.

- về tài sản đảm bảo: nhà nước cần có các quy định cụ thể, thống nhất về việc nhận thế chấp, phát mại tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh để các ngân hàng làm khung tham chiếu khi cho vay và xử lý tài sản bảo đảm. Đơn giản và minh bạch hóa các thủ tục hành chính theo hướng hỗ trợ các ngân hàng và khách hàng trong khâu thế chấp, đăng ký giao dịch bảo đảm và xử lý tài sản để ngân hàng và khách hàng giảm bớt các chi phí về tiền bạc, thời gian liên quan đến các hoạt động này.

Thứ tư, nâng cao chất lượng thông tin do CIC cung cấp. CIC là trung tâm cung cấp thông tin chính về lịch sử giao dịch tín dụng của các khách hàng và có thu phí, là đơn vị bắt buộc các ngân hàng phải cung cấp tình hình tín dụng, tài chính của khách hàng cho mình, hiện nay, hầu hết các ngân hàng đều quy định bắt

buộc phải tra cứu thông tin do CIC cung cấp để sử dụng làm cơ sở phân tích, thẩm

định đánh giá khách hàng. Nhưng các thông tin mà CIC cung cấp vẫn thiếu cập nhật, độ chính xác chưa cao. Để nâng cao chất lượng thông tin do CIC cung cấp Ngân hàng Nhà nước cần phân định rõ ràng trách nhiệm và các chế tài xử phạt nhằm đảm bảo các tổ chức liên quan thực hiện đúng trách nhiệm của mình.

Một phần của tài liệu 085 GIẢI PHÁP QUẢ lý rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH HOÀNG QUỐC VIỆT,LUẬN văn THẠC sỹ KINH tế (Trang 116 - 118)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(123 trang)
w